Giáo án môn Địa lí 6 - Lớp vỏ khí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.

- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển và đặc điểm chính của mỗi tầng.

- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.

2. Kĩ năng

- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí, biểu đồ các thành phần không khí.

3. Thái độ

- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

4. Năng lực: Nhận biết các tầng của lớp võ khí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích lược đồ, quan sát tranh ảnh, đọc bảng số liệu, thu thập thông tin,

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí. Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Học sinh: SGK. Tập bản đồ địa lí 6.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: Khai thác tri thức từ thông tin SGK, tranh ảnh, đàm thoại,

- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp, .

 

docx 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 - Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:
TIẾT:
LỚP VỎ KHÍ
S :
G:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí; biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí, biểu đồ các thành phần không khí.
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. 
4. Năng lực: Nhận biết các tầng của lớp võ khí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, phân tích lược đồ, quan sát tranh ảnh, đọc bảng số liệu, thu thập thông tin,
II. CHUẨN BỊ:	
- Giáo viên: Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí. Bản đồ tự nhiên thế giới.
- Học sinh: SGK. Tập bản đồ địa lí 6. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Khai thác tri thức từ thông tin SGK, tranh ảnh, đàm thoại,
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp,.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: ( 1 phút) 
	2. Bài cũ: ( 4 phút) .
a) Kiểm tra bài thực hành của học sinh.
3. Bài mới: Chúng ta đang sống trong không khí, mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí. Nếu thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái đất. Chính vì vậy,chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào, cấu tạo của nó ra sao?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HĐ1: (10 phút)Thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần-Vai trò của hơi nước. KN:Q/s, nhận xét sơ đồ.
KN: Đọc biểu đồ
NL: Quan sát, giao tiếp
HS: Q/s hình 45.Sgk: Các thành phần của không khí? Tỉ lệ các thành phần?
CH: Trong không khí, có các hiện tượng khí tượng gì xảy ra? Thành phần nào của không khí sinh ra các hiện tượng đó?
GV: Thành phần của không khí: N2, O2, H2O.. có tỉ lệ khác nhau nhưng đều liên quan đến mọi h/động của con người.
HĐ 2: (15 phút) Các tầng của lớp vỏ khí. 
KN: Q/s hình vẽ các tầng của lớp vỏ khí.
NL: Quan sát, phân tích vai trò của lớp vỏ khí
GV: Trái đất được bao bọc bởi 1 lớp không khí dày hàng chục nghìn km. Đó là lớp vỏ khí hay khí quyển.
HS : Q/s hình 46.Sgk: Lớp vỏ khí được cấu tạo ntn? Độ dày của các tầng?
HS: TLN:
+ N1,2,3: Vị trí, đặc điểm tầng đối lưu.
+ N4,5: Vị trí, đặc điểm của tầng bình lưu.
+ N 6-8: Vị trí. đặc điểm các tầng cao của khí quyển.
GV: Giảng về sự tập trung không khí ở tầng đối lưu.
CH: Vì sao ở vùng núi khí hậu mát mẻ hơn ở vùng thấp?
GV: ở 0m: 250C -> 4000m -> ?0C => 6000m: khó thở.
CH: Tầng bình lưu có đặc điểm gì?
pHS: Nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi, tầng ôzôn hấp thụ những tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn không cho các tia này xuống mặt đất.
GV: Giảng về hiện tượng thủng tầng ôzôn.
CH: Con người cần làm gì để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ôzôn?
CH: Lớp vỏ khí có vai trò gì đ/v sự sống trên Trái đất?
GV: Nói về vai trò của lớp vỏ khí đ/v các thiên thạch.
HĐ 3: ( 10 phút) Đặc điểm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
KN: Nắm được đặc điểm các khối khí.
NL: Giải thích khối khí bị biến tính.
GV: Sự di chuyển của các bộ phận không khí ở tầng đối lưu-> hình thành khối khí riêng biệt, có những đặc tính riêng về nhiệt độ, độ ẩm...
CH: Dựa vào đâu để chia ra các khối khí khác nhau?
CH: Kh/khí nóng, lạnh h/thành ở đâu? Có t/chất gì?
GV: Giảng về vĩ độ cao, vĩ độ thấp.
CH: Kh/khí đại dương, lục địa h/thành ở đâu? Có t/chất gì
CH: Do đâu sinh ra các khối khí có t/chất khác nhau đó?
HS: Do vị trí hình thành và bề mặt tiếp của từng bộ phận không khí mà sinh ra các khối khí khác nhau.
GV: Nói về gió mùa ĐB, gió mùa TN; tính chất 2 loại gió màu này và sự biến chất của gió mùa TN (gió lào)?
CH: Đặc điểm chung của các khối khí?
HS: Di chuyển và bị biến tính=> minh họa cụ thể.
GV: Các khối khí luôn di chuyển và làm biến đổi thời tiết nơi chúng đi qua.
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thành phần của không khí: bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Ôxi (chiếm 21%), hơi nước và các khia khác (chiếm 1%).
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí:
a) Tầng đối lưu:
- Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90% không khí.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (TB cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C).
- Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
b) Tầng bình lưu:
- Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km.
- Có lớp ôzôn, lớp này có t/dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho SV và con người.
c) Các tầng cao: Nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng.
3. Các khối khí
- Các khối khí nóng h/thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Các khối khí lạnh h/thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Các khối khí lục địa h/thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
4. Củng cố: ( 4 phút)
- Lớp vỏ khí được chia ra thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?
- Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
- Khi nào khối khí bị biến tính?
5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút)
- Học bài theo nội dung Sgk.
- Làm BT tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài mới: Ghi lại 1 bản tin về dự báo thời tiết.
Bổ sung ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop vo khi_12244678.docx