Giáo án Địa lý 7 - Bài 13: Môi trường đới ôn hoà

I/ Mục Tiêu :

 1/Kiến thức: - HS biết được vị trí của đới ôn hoà trên bản đồ thế giới.

 -HS trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 2 Đ2TN cơ bản của MT đới ôn hoà.

 2/Kỹ năng: -Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hoà, các kiểu môi trường ở đới ôn hoà; Củng cố các KN đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lý. Bồi dưỡng KN nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua bản đồ, tranh, ảnh .

 3//Thái độ: Yêu thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa vào khoa học.

 4/Định hướng phát triển năng lưc: Tính toán, Sử dụng CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo

II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân.

III/Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, sinh học, văn học

IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, dựa trên giải quyết vấn đề,

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3134Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Bài 13: Môi trường đới ôn hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 14
Nội dung 2:
Chương II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ - HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ
NS : 28/09/15
NG: 02/10/15
Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I/ Mục Tiêu :
 1/Kiến thức: - HS biết được vị trí của đới ôn hoà trên bản đồ thế giới.
 -HS trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản 2 Đ2TN cơ bản của MT đới ôn hoà.
 2/Kỹ năng: -Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hoà, các kiểu môi trường ở đới ôn hoà; Củng cố các KN đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lý. Bồi dưỡng KN nhận biết các kiểu khí hậu ôn hòa qua bản đồ, tranh, ảnh .
 3//Thái độ: Yêu thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên dựa vào khoa học.
 4/Định hướng phát triển năng lưc: Tính toán, Sử dụng CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, sinh học, văn học 
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, dựa trên giải quyết vấn đề, tích hợp kiến thức liên môn.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: - SGK, tập BĐ ; Bản đồ TN thế giới; Bảng phụ: Thời gian 4 mùa, thời tiết 4 mùa, Sự biến đổi tự nhiên; Ảnh : 4 mùa ở đới ôn hoà H13.3(SGK trang 59,60)
2/HS chuẩn bị: SGK, tập BĐ; Sưu tầm tranh ảnh mô tả 4 mùa X, H, T, Đ ở đới ôn hoà, các câu thơ, ca dao, kiến thức liên quan từ các môn toán, sinh học đồng thời tìm hiểu kỹ bài mới .
VI/Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định lớp: (30 giây)
 2/Trả và sửa bài kiểm tra một tiết: (2 phút)
 3/Giới thiệu bài mới: (30 giây)
Hoạt động của Thầy và Trò :
HĐ1: Vị trí (5phút)
 *Phương pháp: Đàm thoại, sử dụng bản đồ, lược đồ
 *Định hướng phát triển năng lực: Sử dụng bản đồ, lược đồ, xử lý thông tin...
-GV treo bản đồ các MT địa lý lên bảng, giới thiệu sơ lược bản đồ cho HS rõ.
 -HS quan sát H13.1(SGK), xác định vị trí đới ôn hoà? So sánh diện tích phần đất liền đới ôn hoà ở cả hai nửa cầu?
-HS lên bảng, xác định vị trí đới ôn hoà trên bản đồ?
HĐ2 : Đặc điểm khí hậu(14phút)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn
*Định hướng phát triển năng lực: Hợp tác, sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ khí hậu, liên hệ thực tế, xử lý thông tin...
-Khí hậu đới ôn hoà có đặc điểm gì? Nguyên nhân vì sao?
-HS phân tích số liệu bảng kê SGK trang 42 để thấy rõ tích chất
trung gian của đới ôn hoà? (Về vị trí, nhiệt độ và lượng mưa)=>GVkết luận và ghi bảng:
Ghi bảng :
1/Vị trí :
 -Từ Chí Tuyến đến Vòng Cực ở cả hai bán cầu
 -Phần lớn diện tích đất nổi đới ôn hoà nằm ở nửa cầu Bắc .
2/Khí hậu :
-Mang tính chất trung gian giữa KH đới nóng và KH đới lạnh (nguyên nhân là do nằm giữa đới nóng và đới lạnh).
- HS tiếp tục quan sát H13.1SGK cho biết các ký hiệu mũi tên
biểu hiện yếu tố gì trong lược đồ?
- Các yếu tố trên có ảnh hưởng tới thời tiết của đới ôn hoà như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ở đới ôn hoà ra sao? Phân tích ?
- Với vị trí và đặc điểm KH trên thiên nhiên môi trường đới ôn hoà phân hoá như thế nào? Các em tìm hiểu sang phần 2: “Sự phân hoá MT”
HĐ3(18 phút) Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
 *Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn
*Định hướng phát triển năng lực: Hợp tác, sáng tạo, liên hệ thực tế, sử dụng CNTT và truyền thông , xử lý thông tin...
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức ảnh về bốn mùa: Mùa Đ: H13; Các mùa Xuân, Hạ, Thu ở bài thực hành trang 59.
- Em hãy nhận xét sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên của bốn mùa trong năm qua 4 ảnh trên ?
- Sự biến đổi đó khác với thời tiết Việt Nam như thế nào ?GV treo bảng phụ có ghi nội dung sau lên bảng :
Thể hiện: Không nóng mưa nhiều như đới nóng và không lạnh, ít mưa như đới lạnh .
-Thời tiết có nhiều biến động thất thường.
3/Sự phân hoá của môi trường :
-Thiên nhiên ở MT ôn đới phân hoá theo thời gian và không gian:
 *Phân hoá theo thời gian: một năm có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt .
Tháng
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Mùa
 Xuân
Hạ
 Thu
 Đông
Thời tiết
Nắng ấm ,
tuyết tan
Nắng nóng mưa nhiều
Trời mát ,
lạnh và khô
Trời lạnh ,tuyết rơi
Thảm thực vật 
Cây nẩy lộc
 ra hoa
Qủa chín
Lá khô vàng
 và rơi rụng
Cây tăng trưởng chậm, trơ cành (Trừ cây lá kim)
-Qua bảng trên em hãy cho biết các mùa trong năm thể hiện ở những tháng nào ? Thời tiết trong từng mùa có đặc điểm gì ?
-Sự phân hoá của MT thể hiện ở thảm thực vật như thế nào?
-GV yêu cầu HS tích hợp kiến thức sinh học để giải thích.
*Liên hệ thực tế miền Bắc Việt Nam, GV tích hợp kiến thức văn học đọc cho các em nghe bài thơ “Bốn mùa ở quê em” để thấy sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua bốn mùa ở Miền Bắc nước ta.
Bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Theo nhau lần lượt một vòng hết năm
Mùa Xuân cây cối nảy mầm
Cỏ hoa đua nở muôn phần sắc hương
Mùa Hè trời nắng chang chang
Lá xanh giàn lý, lúa vàng ruộng chiêm
Mùa Thu thời tiết êm đềm
Trăng thanh gió mát, khắp miền thảnh thơi
Mùa Đông tháng giá đến nơi
Mưa dầm, giá rét, cảnh trời tiêu sơ
Gốc Đào năm ngoái, năm xưa
Mấy bông hàm tiếu, đợi chờ xuân sang!
-HS quan sát H13.1, nêu tên các kiểu MT ở đơí ôn hoà? Vị trí của các kiểu?
- Các dòng biển nóng chảy qua những khu vực nào của KH? Cùng với gió Tây ôn đới, nó ảnh hưởng tới kiểu MT mà chúng chảy qua như thế nào ?
 GV: Các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới mang không khí ẩm, ấm vào môi trường ven bờ nên có khí hậu ôn đới hải dương: ấm về mùa đông, mát về mùa hè, ẩm ướt quanh năm. Xa biển tính chất lục địa rõ hơn, lượng mưa giảm, mùa Đông dài hơn và lạnh. Thực vật thay đổi từ Tây sang Đông: Từ rừng lá rộng đến rừng lá kim.
- Sự thay đổi KH theo vĩ độ làm cảnh quan thay đổi theo. HS thảo luận nhóm phân tích KH của từng kiểu MT trong đới ôn hoà qua các biểu đồ và ảnh kèm theo trang 44:
 +Các nhóm 1,3,5: Phân tích biểu đồ T0C, Rmm và ảnh 13.2
 +Các nhóm 2,4,6: Phân tích biểu đồ T0C, Rmm và ảnh 13.3
 +Các nhóm 7,8: Phân tích biểu đồ T0C, Rmm và ảnh 13.4
 Sau 5phút thảo luận đại diện nhóm đứng lên trình bày nội dung, các nhóm khác theo dõi, bổ sung GV chốt lại kiến thức và ghi vào bảng sau:
*Phân hoá theo không gian:
 Thiên nhiên thay đổi theo chiều: 
 +Từ B-N; từ Đ-T do ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới, 
 +Từ thấp lên cao do ảnh hưởng của địa hình
Biểu đồ khí hậu
Nhiệt độ (00)
Lượng mưa (mm)
Kết luận chung
T1
T7
TBn
T1
T7
TBn
Ô.đới hải dương (Bret)
6
16
10,8
133
62
1126
H mát ,Đ ấm ,mưa quanh năm, nhiều nhất vào mùa Thu–Đông, có nhiều loại thời tiết. 
Ô.đới lục địa
(Matxcơva)
10
19
4
31
71
560
Mùa Đ rét, mùa H mát , mưa nhiều .
ĐiạTrungHải 
(Aten 410B)
10
28
17,3
69
9
402
Mùa Hè : nóng , mưa ít .
Mùa Đông : mát mưa nhiều .
 -Thời tiết và khí hậu MT đới ôn hoà gây tác động tới SX và sinh hoạt của ND như thế nào ?
 3/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: ( 3 phút)- Tính chất trung gian của đới ôn hoà thể hiện như thế nào ? 
GV treo bảng phụ, HS lên điền vào bảng thể hiện minh họa cho đặc điểm phân hoá của MT ở đới ôn hoà :
Địa điểm
Nhiệt độ (0C)
Lượng mưa (mm)
Thảm thực vật
Vùng ven biển bờ Tây
 lục địa
Ấm áp 10,80C
Nhiều : 1126mm
Rừng lá rộng –
Rừng hỗn hợp
Vùng xa biển bờ Đông lục địa
Thấp 40C
Giảm dần 560mm
Rừng lá kim
Vùng vĩ độ cao
Rất thấp
Ít mưa, tuyết rơi
Rêu - cây lá kim
Vùng gần chí tuyến
Nóng, khô 17,30C
402mm vào Thu - Đông
Thảo nguyên – cây bụi gai
 c/Dặn dò: (30giây) Về nhà học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong tập bản đồ đồng thời soạn trả lời các câu hỏi 1,2 SGK trang 49 để tìm hiểu bài mới “Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa”.
 -Sưu tầm các bài thơ về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta và nhân dân thế giới.
Tuần : 8
Tiết : 15
Bài 14: HO ẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Ở ĐỚI ÔN HOÀ
NS : 02/10/15
NG : 05/10/15
I/Mục Tiêu :
 1/Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế SXN2ở đới ôn hoà.
 2/Kỹ năng: Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày đặc điểm của sản SXN2 qua ảnh.
Củng cố kỹ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lý và rèn luyện tư duy tổng hợp địa lý cho HS. 
 3/Thái độ: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
 4/Định hướng phát triển năng lưc: Tính toán, Sử dụng CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Công nghệ, lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: Bản đồ nông nghiệp Hoa Kỳ, Bản đồ nông nhiệp thế giới.
 - Các tranh về sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà.
 2/HS chuẩn bị: Sách giáo khoa + tập bản đồ; Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sản xuất nông nghiệp của các quốc gia ở đới ôn hoà và tìm hiểu kỹ bài mới .
VI/iến trình lên lớp:
 1/ Ổn định lớp: (30 giây)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Nêu đặc điểm khí hậu của các môi trường ôn đới lục địa, ôn đới hải dương và ĐTH?
- Em hãy cho biết những bất lợi của thời tiết và khí hậu ở đới ôn hoà gây tác động cho vật nuôi, cây trồng của môi trường ?
 3/Bài mới: (30 giây) Ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng KH-KT cách đây 300 năm mà nền nông nghiệp đới ôn hoà đã sớm được cải tạo và ngày càng phát triển, khắc phục những bất lợi của thời tiết và khí hậu, nâng cao hiện đại hóa trong sản xuất nông sản hàng hóa, chất lượng sản phẩm tăng cao, năng suất tăng.Vậy những yếu tố nào đã làm cho nông nghiệp đới ôn hoà có điều kiện phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả nhất? Sự phân bố SX nông nghiệp như thế nào? Để biết được điều này hôm nay các em tìm hiểu bài mới : “Hoạt động SXN2 ở đới ôn hoà”.
Hoạt động của thầy và trò:
HĐ1 : (Nền nông nghiệp tiên tiến (21phút)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn
*Định hướng phát triển năng lực: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế, xử lý thông tin...
- HS tiếp cận SGK cho biết: Hình thức SXN2 phổ biến là gì? Giữa các hình thức có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
- HS quan sát H14.1 và H14.2 cho biết hình thức canh tác theo hộ gia đình bố trí diện tích trồng trọt và nhà cửa khác trang trại như thế nào?
- So sánh trình độ có giới hoá trong nông nghiệp thể hiện ở 2 ảnh?(ở trang trại cao hơn ở hộ gia đình trong T2 và chăn nuôi)
Ghi bảng :
1/Nền nông nghiệp tiên tiến 
- Hai hình thức SXN2
 chính: Hộ gia đình và trang trại.
-Trình độ kỹ thuật tiên tiến.
- Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ôn hoà, con người phải khắc phục những điều kiện do thời tiết và khí hậu gây ra?
- HS quan sát các H14.3 ,14.4 và 14.5 SGK trang 47 nêu một số biện pháp KH-KT áp dụng để khắc phục những bất lợi trên?
- HS tiếp cận SGK cho biết: Cách khắc phục những bất lợi do thời tiết thất thường như: Sương muối, sương giá, mưa đá, đợt khí nóng, đợt khí lạnh,..?(Che nhựa trong, trồng cây trong nhà kính, trồng hàng rào cây, tưới phun sương, lai tạo giống cây con thích nghi,)
-Những biện pháp áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà để có nông sản chất lượng cao, sản lượng lớn?
-Trong SXN2, nhân dân ta coi trọng nhất là yếu tố nào thể hiện qua câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”?
HĐ : (Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (17phút)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn
*Định hướng phát triển năng lực: Hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế, xử lý thông tin...
-HS nhắc lại đặc điểm khí hậu của các kiểu MT ở đới ôn hoà? Mỗi kiểu phù hợp với những loại cây trồng gì? -Như vậy các sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà là gì? GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm :
-Nội dung: các kiểu MT, đặc điểm khí hậu, sản phẩm nông nghiệp chính
+Nhóm 1,6: MT cận nhiệt đới gió mùa
+Nhóm 2 : MT Địa Trung Hải
+Nhóm 3 : MT ôn đới hải dương
+Nhóm 4 : MT ôn đới lục địa 
+Nhóm 5 : MT ôn đới lạnh + hoang mạc
Trong khi HS thảo luận, GV kẻ bảng sau lên phần bảng phụ của bảng, sau 5 phút thảo luận, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày nội dung, các nhóm khác theo dõi bổ sung cho hoàn chỉnh - GV chuẩn xác lại như sau:
 -Ứng dụng rộng rãi những thành tựu KH - KT cao trong quá trình sản xuất.
 -Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo qui mô lớn kiểu công nghiệp. 
 -Chuyên môn hoá sản xuất từng nông sản.
-Coi trọng biện pháp tuyển chọn giống cây trồng và con vật nuôi.
2/Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu : 
 Thay đổi theo kiểu môi trường như sau: 
Kiểu MT
Đặc điểm khí hậu 
Nông sản chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa
Mùa Đ : ấm, khô
Mùa H : Nóng ẩm 
-Lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả vùng nhiệt đới 
Địa Trung Hải 
Nóng quanh năm : Mùa H khô nóng , mùa T và Đ có mưa ít 
-Nho, rượu vang nổi tiếng thế giới 
-Cam chanh, nho, ô liu
Ôn đới lục địa
Mùa Đ lạnh, mùa H nóng có mưa ít 
Lúa mì, lúa mạch, ngô, khoai tây, chăn nuôi gia súc 
Ôn đới lạnh 
Mùa Đ lạnh, rét, mùa H mát có mưa 
Lúa mạch đen, khoai tây, chăn nuôi hưu Bắc cực
Hoang mạc ôn đới 
Rất khô và nóng, khí hậu khắc nghiệt 
Chăn nuôi cừu 
-Từ bảng trên em có nhận xét gì về số lượng sản phẩm, cách khai thác, sử dụng MT trong sản xuất nông nghiệp ?
-GV hướng dẫn HS đọc, khai thác tìm hiểu H 14.6
*Kết luận: Sản phẩm nông nghiệp đới ôn hoà đa dạng. Các sản phẩm được sản xuất phù hợp với đất đai, đặc điểm khí hậu của từng kiểu môi trường .
 3/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (2 phút) Nêu các biện pháp chính mà đới ôn hoà áp dụng để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn có giá trị cao? Vẽ sơ đồ?
 c/Dặn dò: (30giây) Về nhà học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong tập bản đồ đồng thời soạn trả lời các câu hỏi in nghiêng và các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 52 để tìm hiểu bài mới “Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa”.
Tuần : 8
Tiết : 16
Bài 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP 
Ở ĐỚI ÔN HOÀ
NS : 6/10/15
NG : 8/10/15
I/Mục Tiêu :
 1/Kiến thức: HS hiểu và trình bày được đặc điểm cơ bản của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn hoà. Hiểu được nền công nghiệp hiện đại cùng với các cảnh quan công nghiệp hóa có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp.
 2/Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục của một ảnh địa lý, quan sát ảnh, nhận xét, trình bày một số đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp qua ảnh.
 3/Thái độ: Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường.
 4/Định hướng phát triển năng lưc: Sử dung CNTT và truyền thông, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo
II/Các KNS cơ bản được giáo dục: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức, làm chủ bản thân. 
III/Tích hợp kiến thức liên môn: Công nghệ, vật lý, lịch sử, sinh học.
IV/Phương pháp giảng dạy: Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.
V/Phương tiện dạy học:
 1/GV chuẩn bị: Bản đồ công nghiệp thế giới; Lược đồ H15.3(SGK) phóng to trên giấy rôki; Tranh vẽ cảnh quan công nghiệp ở các nước phát triển đới ôn hoà.
 2/HS chuẩn bị: Sách giáo khoa, tập bản đồ; Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà.
VI/Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định lớp: (30 giây)
 2/Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút)Nêu những biện pháp chính áp dụng cho SXN2 ở đới ôn hoà
 3/Bài mới: (30 giây)Công nghiệp là nền kinh tế quan trọng nhất ở đới ôn hoà, chiếm ¾ tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Nền công nghiệp này xuất hiện cách đây 300 năm, trưởng thành theo thời gian đến bây giờ rất hiện đại. Để tìm hiểu hoạt động CN ở đới ôn hoà có cơ cấu và đặc điểm ra sao? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài mới: “Hoạt động CN ở đới ôn hoà”
Hoạt động của thầy và trò
 HĐ 1: Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng (20phút)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử
*Định hướng phát triển năng lực: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế, xử lý thông tin...
 -Bằng những kiến thức đã học từ môn vật lý và lịch sử, em hãy cho biết các nước ở đới ôn hòa bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp từ thời gian nào?(từ năm 1769 khi Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước chạy bằng than đá)
-Từ đó đến ngày nay ngành công nghiệp phát triển ra sao?
-Trong công nghiệp, quan trọng nhất là những ngành nào? (công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác)
-HS tiếp cận SGK cho biết ngành công nghiệp khai thác phát triển mạnh ở những nơi nào?
-GV treo bản đồ CN thế giới lên bảng, giới thiệu sơ lược bản đồ cho HS rõ; HS lên bảng xác định các khu tập trung tài nguyên khoáng sản trên bản đồ công nghiệp thế giới ?
Ghi bảng 
 1/Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng:
 -Nền công nghiệp phát triến sớm (có bề dày lịch sử ), hiện đại, được trang bị nhiều máy móc thiết bị tiên tiến. 
-Ngành công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước và rất đa dạng từ các ngành truyền thống đến các ngành công nghệ cao.
-Tài sao nói ngành công nghịêp chế biến ở đới ôn hoà là thế mạnh?
 +Thế mạnh: Có các ngành công nghiệp truyền thống phát triển từ rất lâu đời, chất lượng cao như : luyện kim, cơ khí, hoá chất 
 +Đa dạng: Sản xuất nhiên liệu đến các sản phẩm dùng hằng ngày; Máy móc từ đơn giản đến tinh vi, tự động hoá, đòi hỏi trí tuệ cao; hàng không, vũ trụ, điên tử -Đặc điểm CN chế biến ở đới ôn hoà như thế nào? (phần lớn nhiên liệu, nguyên liệu đều nhập từ đới nóng, phân bố sản xuất chủ yếu ở ven sông, cảng biển hoặc đô thị)
-Vai trò của CN ở đới ôn hoà đối với thế giới như thế nào? Kể tên những ngành CN hàng đầu thế giới ở đới ôn hoà mà em biết?
HĐ 2 - Cảnh quan công nghiệp hoá:(17 phút)
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử
*Định hướng phát triển năng lực: Sử dụng bản đồ, tranh ảnh liên hệ thực tế, xử lý thông tin...
*Chuyển ý: Công nghiệp đới ôn hoà phát triển mạnh hình thành cảnh quan công nghiệp hoá? Các em tìm hiểu sang phần 2:
- HS đọc thuật ngữ “Cảnh quan CN hoá” SGK trang 186.
-HS quan sát 2 ảnh cảnh quan công nghiệp (SGK) trang 51thảo luận theo nhóm:
 +Nhóm 1: Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hoà phát triển như thế nào? Biểu hiện ra sao? Khu công nghiệp hình thành như thế nào? Lợi ích kinh tế của việc thành lập khu công nghiệp?
 +Nhóm 2: Vùng công nghiệp được hình thành như thế nào? Qui mô? Những vùng công nghiệp lớn nổi tiếng?
 +Nhóm 3: Quan sát H15.3 nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hoà ?
 + Nhóm 4: Trung tâm công nghiệp được hình thành như thế nào? Các trung tâm công nghiệp có đặc điểm gì?
 +Nhóm 5,6: Cho biết 2 khu công nghiệp trong ảnh 15.1và 15.2 khu nào có khả năng gây ô nhiễm môi trường? Ô nhiễm nhiều cho không khí? Cho nguồn nước? Tại sao?
 -Sau 5phút thảo luận đại diện từng nhóm đứng lên trình bày nội dung, các nhóm khác theo dõi ,bổ sung ,GV chuẩn xác lại kiến thức và bổ sung: Xu thế của thế giới ngày nay là xây dựng các khu công nghiệp xanh kiểu mới thay thế cho các khu công nghiệp cũ.
-Chiếm ¾ tổng sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
2/Cảnh quan công nghiệp hoá:
-Cảnh quan CN phổ biến khắp nơi trong đới ôn hoà được biểu hiện ở các khu CN, trung tâm CN và vùng công nghiệp
-Cảnh quan CN là niềm tự hào của các quốc gia trong đới ôn hoà nhưng các chất thải lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn. 
 3/Hoạt động nối tiếp: 
 a/Tổng kết bài học: -HS đọc phần ghi nhớ SGK (30 giây)
 -GV tổng kết ( 1 phút)
 b/Củng cố: (3 phút)
 *Tại sao phần lớn các ngành công nghiệp khai khoáng đều nằm ở các nước đang phát triển ?
 *Giải bài tập 3(sgk) trang 52:
 -Nội dung của ảnh H15.4 SGK:
+Bên phải góc dưới ảnh là bờ sông, dòng sông.
+Phía trên bức ảnh: đồng ruộng, dân cư.
+Nội dung chính giữa: Toàn cảnh cảng sông Đuy-xbua có các kho bãi, kho hàng, khu công nghiệp
-Tính hợp lý(giáo dục môi trường cho học sinh)
-Hướng gió, hướng dòng chảy so với khu dân cư: tránh xa khu dân cư. Khu dân cư cần bố trí tại vị trí đó nhằm tránh hướng gió đưa khí thải vào, nước sông qua khu dân cư không bị ô nhiễm do cảng đem lại
c/Dặn dò: (30giây) Về nhà học kỹ bài cũ, làm các bài tập trong tập bản đồ đồng thời soạn trả lời các câu hỏi in nghiêng và các câu hỏi 1,2 SGK trang 55 để tìm hiểu bài mới “Đô thị hoá ở đới ôn hoà” 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_30_Kinh_te_chau_Phi.doc