Giáo án Địa lý 7 - Chuyên đề: Dân số thế giới

1. Tên chuyên đề: Dân số thế giới

 Căn cứ :

- Nội dung chương trình.

 - Bài 1, 2, 3,4 trong SGK và thực tiễn.

2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực học sinh

a. Kiến thức:

- Hiểu được dân số và tháp tuổi.

- Trình bày được tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh trên Thế Giới.

- Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và với môi trường, cách giải quyết.

- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2198Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Chuyên đề: Dân số thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1. Tên chuyên đề: Dân số thế giới
 Căn cứ :
- Nội dung chương trình.
 - Bài 1, 2, 3,4 trong SGK và thực tiễn.
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực học sinh
a. Kiến thức:
- Hiểu được dân số và tháp tuổi.
- Trình bày được tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh trên Thế Giới.
- Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và với môi trường, cách giải quyết.
- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- Hiểu và so sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược về quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới. Biết được quá trình phát triển của các siêu đô thị và đô thị mới ( đặc biệt ở các nước đang phát triển ) đã gây những hậu quả xấu cho môi trường.
- Nhận biết quần cư nông thôn, đô thị qua hình, đọc lược đồ.
- Đọc bản đồ, lược đồ sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.
- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đô thị.
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường.
b.Kĩ năng:
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
- Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường	.	
Đọc bản đồ phân bố dân cư.
c.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường: 
- Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.
- Giáo dục lòng yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
- Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
d. Năng lực hướng tới
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê
3. Xây dựng nội dung chuyên đề.
 3.1. Dân số 
 3.2. Sự phân bố dân cư và Các chủng tộc trên thế giới.
 3.3.Quần cư và đô thị hóa.
4. Bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Dân số 
-Biết thế nào là dân cư, thế nào là dân số.
-Nhìn tháp tuổi chúng ta biết được những thông tin gì.
-Trình bày được khái niệm gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ giới.
-Trình bày khái niệm “bùng nổ dân số”? Biết được bùng nổ dân số xảy ra khi nào.
-Biết được tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của các nhóm nước trên thế giới.
-Biết bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các châu lục nào.
-Phân biệt dân cư và dân số.
-So sánh hình dạng của hai tháp tuổi.
-Sự khác nhau giữa gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới.
-Phân tích biểu đồ để nhận xét tình hình gia tăng dân số thế giới từ đầu TK XIX đến cuối TK XX.
-Hiểu được Tỉ lệ gia tăng dân số của các nước phát triển và các nước đang phát triển.
- Phân tích tháp tuổi để biết dân số của một địa phương, dân số nam và dân số nữ, dân số trẻ, dân số già.
- Giải thích được nguyên nhân dân số tăng nhanh.
- Phân tích hậu quả của dân số tăng nhanh và biện pháp khắc phục bùng nổ dân số.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn khi dân số tăng nhanh.
- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường tự nhiên.
-Đánh giá nguồn lao động trong tương lai từ tháp tuổi.
- Liên hệ đến Việt Nam? (Thuộc nhóm nước nào? Bùng nổ dân số xảy ra như thế nào?)
sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên TG
-Trình bày khái niệm mật độ dân số.
-Biết được các chủng tộc và sự phân bố các chủng tộc trên thế giới.
-Trình bày được thuật ngữ quần cư.
- Hiểu được sự phân chia các chủng tộc trên thế giới.
- Từ khái niệm, lập công thức tính mật độ dân số.
- Phân tích lược đồ phân bố dân cư trên thế giới để biết khu vực nào đông dân, khu vực nào thưa dân.
- Giải thích tại sao lại có khu vực dân cư đông đúc, khu vực thưa dân.
- Làm được các bài tập tính MĐDS
- Liên hệ về sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
Quần cư. Đô thị hóa
- Biết được các kiểu quần cư.
- Trình bày khái niệm đô thị hóa.
- Biết được thời gian xuất hiện đô thị hóa.
- Phân tích hình ảnh để biết quần cư nào thu hút số dân đến sinh sống ngày càng đông.
- Phân tích bảng thống kê để nhận xét sự thay đổi sổ dân và thay đổi ngôi thứ của 10 siêu đô thị lớn nhất trên thế giới từ 1950 – 2000.
- Phân tích lược đồ để biết được các siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.
- Phân tích tháp tuổi để nhận xét hình dạng và nhóm tuổi.
- Nơi em sống thuộc quần cư nào?sự thay đổi của nó ra sao? 
5. Xây dựng câu hỏi và bài tập( cho nội dung phân bố dân cư thế giới.)
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1. Trình bày khái niệm mật độ dân số? Đơn vị tính mật độ dân số?
Câu 2: quan sát lược đồ phân bố dân cư thế giới, mật độ các chấm đỏ cho chung ta biết điều gì?
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1. Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới?
Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1. Tại sao dân cư trên thế giới lại phân bố không đều?
Câu hỏi vận dụng cao:
Câu 1. Liên hệ về sự phân bố dân cư ở VN?
Câu 2. Ngày nay con người đã có thể sống mọi nơi trên Trái Đất chưa ? Tại sao ? 
Nhóm 3. chuyên đề địa lí 7
( THCS Phượng Lâu, Tân Đức )
CHUYÊN ĐỀ 1: DÂN SỐ THẾ GIỚI
Thời lượng: 4 tiết
Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được dân số và tháp tuổi.
- Trình bày được tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số nhanh trên Thế Giới.
- Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và với môi trường, cách giải quyết.
- Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số nhanh với môi trường.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
- Hiểu và so sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược về quá trình đô thị hoá và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
- Biết một số siêu đô thị trên thế giới. Biết được quá trình phát triển của các siêu đô thị và đô thị mới ( đặc biệt ở các nước đang phát triển ) đã gây những hậu quả xấu cho môi trường.
- Nhận biết quần cư nông thôn, đô thị qua hình, đọc lược đồ.
- Đọc bản đồ, lược đồ sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.
- Xác định trên bản đồ, lược đồ “ Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đô thị.
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường.
2.Kĩ năng:
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới.
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
- Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với môi trường	.	
Đọc bản đồ phân bố dân cư.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường: Mục 2, mục 3.
- Ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỉ lệ gia tăng dân số hợp lí.
- Giáo dục lòng yêu thương, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
- Nhận thức đúng đắn về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
4. Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê
- Phẩm chất: thực hiện tốt nghĩa vụ của HS
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật.
1. Hình thức: tổ chức dạy học tại lớp
2. Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
3. Kỹ thuật: nêu câu hỏi, dạy học hợp tác
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV.
- SGK
- Máy chiếu.
- Tranh ảnh về các chủng tộc , tháp tuổi, một số siêu đô thị trên TG.
- BĐ phân bố dân cư TG.
2. Chuẩn bị của HS.
- Số liệu về dân số thế giới.
- Các chính sách về dân số ở 1 số nước.
IV. Tiến trình bài mới.
lớp
tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
7A
1
2
3
4
7B
1. Khởi động.
 Gv chiếu hình ảnh về khẩu hiệu : Mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt .
Gv đặt câu hỏi : Tại sao Nhà nước lại đề ra khấu hiệu đó ? 
 Hs trả lời. GV dẫn dắt từ tình hình dân số của địa phương ,Việt Nam để tìm hiểu về vấn đề Dân số thế giới .
2. Hình thành kiến thức mới
2.1.HĐ 1: Dân số 
2.2. HĐ 2: Phân bố dân cư
Hoạt động dạy học của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2. Sự phân bố dân cư.
*HTTC: Cá nhân/Cả lớp
*Thời gian: 20 phút
*Các bước tiến hành:
GV giải thích, phân biệt cho HS hiểu 2 thuật ngữ “dân số” và “dân cư” :
Dân số là tổng số người ở trong một lãnh thổ được xácđịnh tại một thời điểm nhất định
Dân cư là tất cả những người sống trên một lãnh thổ.
Dân cư được các nhà dân số học định lượng bằng MDDS
GV gọi HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số” SGK/ Tr.187
Yêu cầu cả lớp làm bài tập 2/9 sgk. Từ đó hãy khái quát công thức tính mật độ dân số.
HS tính và báo cáo kết quả :
Mật độ dân số (người/ km2) = Dân số (người)/ Diện tích (km2) VD: Trung Quốc:133 người/km2 ; Việt Nam:238 người/km2; Inđônêxia:107 người/km2
CH: Căn cứ vào mật độ dân số cho ta biết điều gì?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 SGK/ Tr.7, cho biết:
CH: Một chấm đỏ tương ứng với bao nhiêu người ? Nơi chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa, nơi không có chấm đỏ nói lên điều gì 
HS : 1 chấm đỏ tương đương 500 000 người
 Nơi nào nhiều chấm đỏ là nơi đông dân và ngược lại.
CH : Như vậy mật độ chấm đỏ thể hiện điều gì ?
HS : Mật độ chấm đỏ thể hiện sự phân bố dân sư.
CH : Xác định trên bản đồ những khu vực tập trung đông dân và 2 khu vực có mật độ dân số cao nhất ?
CH : Dựa vào kiến thức lịch sử, hãy cho biết tại sao vùng Đông Á, Nam Á, và Trung Đông là những nơi đông dân?
HS : Vì những nơi này có nền văn minh cổ đại rực rỡ lâu đời, quê hương của nền sản xuất NN đầu tiên của loài người.
CH: Tại sao dân cư lại có những khu vục tập trung đông ở những khu vực thưa dân ?
HS : - Dân cư tập trung đông ở những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận lợi :
+ Dân cư tập trung đông ở những thung lũng và đồng bằng của các con sông lớn: sông Hoàng Hà, sông Ấn , sông Nin.
+ Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các châu lục: Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì , Đông Nam Braxin, Tây phi.
- Những khu vực thưa dân là : các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng núi cao, vùng nằm sâu trong lục địa
CH: Vậy em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư trên thế giới? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều ?
CH : Ngày nay con người đã có thể sống mọi nơi trên Trái Đất chưa ? Tại sao ? 
HS : Phương tiện đi lại và kĩ thuật hiện đại
2. Sự phân bố dân cư.
- Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước.
- Những nơi điều kiện sống và giao thông thuận 
tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc.. khí hậu khắc nghiệt dân cư thưa thớt.
- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
3. Luyện tập:
- Em hãy nhận xét về sự phân bố dân cư trên thế giới và giải thích về sự phân bố đó?
- Quan sát H4.4 nhận xét sự phân bố dân cư châu Á?
4. Vận dụng.
- Liên hệ thực tiễn về sự phân bố dân cư ở Việt Nam?
V. Củng cố và dặn dò
- GV hệ thống lại kiến thức của bài học.
- Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị cho bài học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docdan_so_TG_dia_7_VT.doc