Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Hồng Dương

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: hs cần

- Có những hiểu biết về dân số - tháp tuổi

- Dân số là nguồn lao động của 1 địa phương.

- Tình hình , nguyên nhân của sự gia tăng dân số

- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển

2. Kỹ năng:

-Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua các biểu đồ dân số.

- Đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

3. Thái độ:

- Hiểu và ý thức được vấn đề dân số ở VN hiện nay.

II. Đồ dùng:

- Biểu đồ gia tăng dân số thế giới từ đầu công nguyên -> 2050.

- Biểu đồ gia tăng dân số ở VN.

- Tranh vẽ 3 dạng tháp tuổi ( già, trẻ, trưởng thành).

 

doc 146 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Hồng Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lợi lớn cho nhiều nước : Ai-cập, An-giê-ri, Li-bi
IV) Đô thị hóa:
- Đô thị hóa nhanh nhưng không tương xứng với sự phát triển công nghiệp ở Châu Phi
- Dân số đô thị chiếm 33% dân số.
- Bùng nổ dân số, đô thị hóa nhanh => Làm nảy sinh nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội ở Châu Phi.
* Kết luận: sgk/99. 
4)Củng cố- Đánh giá: 
1) Hãy nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại của Châu Phi?
2) Khoanh tròn vào ý em cho là đúng: Mối tương quan giữa sự bùng nổ dân số đô thị và sự phát triển công nghiệp ở Châu Phi là:
a) Dân số đô thị tăng nhanh cùng sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp.
b) Dân số đô thị tăng nhanh trong khi công nghiệp còn kém phát triển.
5) HDVN
- Trả lời câu hỏi- bài tập sgk/99.
- HD trả lời câu hỏi khó: Vì sao Châu Phi chủ yếu xk sp cây CN nhiệt đới và khoáng sản thô còn nhập khẩu hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm và máy móc thiết bị?
+ Do CN chậm phát triển nên các sản phẩm nông sản khoáng sản xk chưa được chế biến. CN chỉ thiên về khai khoáng xk còn các ngành khác không được chú trọng bởi vậy phải nhập khẩu hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị.
+ Nông nghiệp chỉ chú trọng trồng cây CN nhiệt đới xk, việc trồng cây lương thực phục vụ cho đời sống còn chủ yếu tự cung , tự cấp , năng xuất thấp => không đủ lương thực phục vụ cho nhu cầu nên phải nhập khẩu lương thực.
Ngày soạn: 5/12/2011 
TIẾT 35 :	 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: HS cần nắm
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về thành phần nhân văn của môi trường
- Kiến thức cơ bản về các môi trường địa lí trên Trái Đất và các hoạt động kinh tế của con người ở các môi trường.
- Kiến thức về thiên nhiên và con người ở các châu lục: Châu Phi
2. Kỹ năng:
 - Phân tích các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, ảnh địa lí, các lược đồ sgk
II. Đồ dùng:
- Bản đồ dân cư thế giới
- Bản đồ các kiểu môi trường trên thế giới.
- Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Phi.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:	Giới thiệu ND ôn tập
3. Bài ôn tập:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Hoạt động cá nhân: Về nhà tự ôn tập lại các kiến thức cơ bản ở 2 bài ôn tập: Tiết 13 và tiết 27.
* HĐ2: Hoạt động nhóm
1) Dựa vào kiến thứ đã học chứng minh thế giới thật rộng lớn và đa dạng
2) Sự phân loại các quốc gia trên thế giới dựa vào cơ sở nào?
- Dựa vào 1 số chỉ tiêu:
+ Thu nhập bình quân / người / năm.
+ Tỉ lệ tử vong ở trẻ em.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI)
=> nhóm Nước phát triển và nhóm Nước đang phát triển.
- Dựa vào sự phát triển kinh tế mà phân ra nhóm Nước Công nghiệp và nhóm Nước Nông nghiệp
* HĐ3: Hoạt động cá nhân
1) HS xác định trên bản đồ vị trí địa lí của Châu Phi? Vị trí đó có đặc điểm gì nổi bật?
2) Xác định trên bản đồ các sơn nguyên, các bồn địa lớn? Vị trí các đồng bằng? Các dãy núi cao ở Châu Phi? => Nhận xét gì về đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Phi?
3) Tại sao Châu Phi lại được coi là Châu lục nóng? Tại sao khí hậu Châu Phi khô hình thành hoanh mạc lớn? Các hoang mạc lại lan sát bờ biển?
(- Do phần lớn diện tích nằm 2 bên đường chí tuyến nơi có khí áp cao -> Khó có điều kiện sinh mưa cho nên phần lớn Châu Phi có khí hậu khô. 
+ Đặc biệt Bắc Phi lại nằm gần lục địa A - Âu rộng lớn -> Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối không khí chí tuyến lục địa khô thổi tới làm cho khí hậu càng trở nên khô nòng => Hình thành hoang mạc lớn: hoang mạc Xahara.
+ ở phía tây cả khu vực Bắc và Nam phi đều có dòng biển lạnh chảy qua ven bờ nên làm cho khí hậu vùng ven biển trở nên khô hạn ít có điều kiện sinh mưa => Hoang mạc đã lan sát ven bờ biển: Hoang mạc Xahara (Bắc Phi), hoang mạc Na míp (Nam Phi) )
4) Với vị trí đia lí, địa hình, khí hậu như vậy đã ảnh hưởng đến các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên như thế nào?Các môi trường tự nhiên phân bố ra sao? Nêu tên và đặc điểm của từng kiểu môi trường?
* HĐ4: Hoạt động cá nhân
2) Dân cư hâu Phi phân bố như thế nào? Giải thích sự phân bố đó?
3) Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - Xã hội của Châu Phi?
A) Kiến thức cơ bản:
I) Thành phần nhân văn của môi trường : Xem lại bài ôn tập tiết 13.
II) Các kiểu môi trường địa lí: Xem lại bài ôn tập tiết 27.
III) Thiên nhiên và con người ở các châu lục:
1) Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng:
- Rộng lớn: Trên Trái Đất có 6 lục địa, 6 châu lục và 4 đại dương lớn. Con người sống ở hầu khắp các châu lục.
- Đa dạng:
+ Có nhiều kiểu môi trường khác nhau.
+ Có > 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có nhiều dân tộc với các ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa khác nhau, với các hoạt động kinh tế khác nhau.
2) Châu Phi
a) Thiên nhiên Châu Phi:
* Vị trí:
- Nằm giữa 2 chí tuyến có xích đạo chạy qua chính giữa => Nằm trong môi trường đới nóng.
- Đường bờ biển ít bị chia cắt => Biển ít ảnh hưởng vào sâu nội địa Châu Phi.
* Địa hình: Rất đơn giản
- Gần toàn bộ châu lục là 1 cao nguyên khổng lồ: Có các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi có ít núi cao và đồng bằng thấp. Đồng bằng phân bố ở rìa lục địa.
* Khí hậu:
- Gần toàn bộ châu lục nằm giữa 2 chí tuyến => nằm trong môi trường đới nóng nên Châu Phi là châu lục nóng.
* Các đặc điểm khác của môi trường:
- Các môi trường tự nhiên phân bố gần như đối xứng nhau qua xích đạo.
- Gồm có các môi trường:
+ Xích đạo ẩm (nằm 2 bên xích đạo)
+ 2 môi trường nhiệt đới
+ 2 môi trường hoang mạc (2 bên chí tuyến)
+ 2 môi trường Địa Trung Hải (2 vùng cực Bắc và Nam Châu Phi)
b) Dân cư - Xã hội Châu Phi:
- Dân cư phân bố không đều
+ Nơi tập trung đông dân
+ Nơi thưa dân
+ Các đô thị lớn thường tập trung ở ven biển.
+ Dân cư đa số sống ở nông thôn.
- Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội : 
+ Bùng nổ dân số
+ Xung đột tộc người
+ Đại dịch ASDI 
+ Sự can thiệp của nước ngoài
4.Củng cố- Đánh giá:
- Nhận xét ý thức thái độ chuẩn bị cho bài ôn tập của HS
- Đánh giá kết quả sự hoạt động thảo luận của các nhóm
5. HDVN
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản trong học kỳ I.
- Rèn luyện các kỹ năng đã học
- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 36:KIỂM TRA HỌC KỲ I
I.Mục tiêu:
	-Kiểm tra kiến thức cơ bản của các em đã học trong bài thành phần,nguyên nhân của môi trường và môi trường đới lạnh.
	-Kiểm tra kỹ năng phân tích lược đồ rút ra nhận xét.
II.Nội dung kiểm tra:
	-Ma trận
Các chủ đề nội dung
Các mức độ tư duy
Tổng số điểm
Nhậ biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đặc điểm môi trường đới lạnh
C2:0,5đ
C6:0,5đ
1đ
Đặc điểm môi trường đới ôn hoà
C1:0,5đ
C9: 2đ
2,5đ
Đặc điểm môi trường đới hoang mạc
C5:0,5đ
0,5đ
Đặc điểm môi trường vùng núi
C4:0,5đ
0,5đ
Đặc điểm Châu Phi
C3:0,5đ
C8: 3đ
C7:2đ
5,5đ
	I.Trắc nghiệm:
	1.Đặc điểm môi trường đới ôn hoà:
	a.Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
	b.Thời tiết biến đổi thất thường.
	c.Chia làm 4 mùa rõ rệt.	d.Cả 3 đều đúng
	.2.Đặc điểm môi trường đới lạnh là:
	a.Rất lạnh và mưa ít.	b.Rất lạnh và mưa nhiều.
c.Ấm và mưa nhiều.	d.Cả 3 đều đúng
	.3.Sự ô nhiễm của nước dẫn đến hậu quả:
	a.Thuỷ triều đen.	b. Gây mưa axit.
c. Thuỷ triều đỏ	.d.Cả a và c đều đúng.
	4.Đặc điểm môi trường vùng núi:
	a.Khô khan,khắc nghiệt.	b.Thực vật phong phú.
c.Khí hậu và thực vật thay đổi theo chiều cao.d.Cả 3 đều đúng.
5.Sự thích nghi của thực vật với môi trường hoang mạc là:
	a.Tăng cường khả năng dự trữ nước	.b.Lá to xoè rộng.
c.Lá nhỏ,rễ dài.	d.Cả a và c đều đúng.
	6.Sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh là:
	a.Lớp mỡ dày,lông dày.	b.Ngủ đông.
c.Sống thành bầy đàn để sưởi ấm cho nhau.d.Tất cả các ý trên.
	II.Tự luận:
	Câu 7:Những vấn đề xã hội nảy sinh ra trong khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết.
	Câu 8:Nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi?Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng nền công nghiệp chậm phát triển?
	Câu 9:Theo thống kê của các nhà khoa học tại hội nghị về môi trường của Halay(Hà Lan) vào cuối năm 2000 thì các nước sau đây có lượng khí thải độc hại bình quân đầu người cao nhất thế giới:
	Hoa Kỳ:20 tấn/người/năm.
	Pháp:6 tấn/người/năm.
	Hãy thể hiện các số liệu trên bằng biểu đồ hình cột.Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên năm 2000,cho biết số dân của các nước như sau:
	Hoa Kỳ:281421000 người.
	Pháp:59330000 người.
	III.Đáp án-biểu điểm:
	A.Trắc nghiệm:mỗi ý đúng 0,5đ:
Câu
1
2
3
4
5
6
Ý đúng
D
A
D
E
D
D
	B.Tự luận 7 điểm:
	Câu 7: 2 điểm:
	-Sự phát triển quá nhanh của các đô thị làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội như:
	+Ô nhiễm môi trường.
	+Ùn tắc giao thông vào.
	+Tình trạng thiếu chỗ ở và thiếu công trình công cộng.
	-Giải pháp:
	+Quy mô lại đô thị theo hướng “phi tập trung”.
	+Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
	+Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp,dịch vụ đến các vùng mới.
	+Đẩy mạnh đô thị hoá ở nông thôn giảm áp lực.
	Câu 8:3 điểm.
	-Sự bùng nổ dân số,xung đột tộc người,đại dịch AIDS và sự can thiệp của nước ngoài là nguyên nhân chủ yếu để kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của Châu Phi.(1,5đ).
	-Tuy có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng phần lớn các quốc gia Châu Phi có nền kinh tế lạc hậu do:
	+Thiếu lao động kỹ thuật chuyên môn.
	+Trình độ dân trí thấp.
	+Thiếu vốn nghiêm trọng.
* Hoạt động 4:
4.Cuối giờ thu bài:
	-Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
	-Có phê bình và tuyên dương.
* Hoạt động 5:
5.Hướng dẫn: 
 -Đọc trước bài mới.
Ngày : 19/12/2011 
Tiết 37 - Bài 32
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I) Mục tiêu: HS cần nắm:
1) Kiến thức:
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Châu Phi không đều thể hiẹn sự phân chia ở 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi.
- Nắm được các đặc điểm tự nhiên - kinh tế của khu vực Bắc và Trung Phi.
2) Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ Tự nhiên - Kinh tế Châu Phi =>Nắm được những kiến thức về Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội Châu Phi.
II) Đồ dùng:
- Bản đồ kinh tế Châu Phi.
- Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở các khu vực của Châu Phi.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức: 
2) Kiểm tra: 
3) Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân/nhóm
 Dựa vào H32.1 hãy xác định vị trí giới hạn khu vực Bắc Phi? Gồm mấy quốc gia ? Đó là những quốc gia nào?
- Nhóm lẻ: Đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi) của phía Bắc khu vực.
- Nhóm chẵn: Đặc điểm tự nhiên (địa hình , khí hậu, sông ngòi) của phía Nam khu vực.
? Khí hậu và cảnh quan khu vực Bắc Phi đã thay đổi theo hướng nào? Tại sao?
- Hướng Bắc - Nam.
- Tại vì do sự chi phối của địa hình
+ Phía Bắc dẫy Atlat là sườn đón gió tây ôn đới từ biển thổi vào.
+ Phía Nam là sườn khuất gió => ảnh hưởng của biển giảm dần.
* HĐ2: Nhóm .
Dựa vào thông tin sgk + H32.3 hãy xác định các đặc điểm dân cư - kinh tế của khu vực Bắc Phi?
- GV: Các nước ven ĐTH có nền văn minh cổ đại rực rỡ. Nền văn minh Ai-cập
? Cho biết giá trị của con sông Nin?
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, cho trồng trọt, cung cấp phù sa tạo nên ĐB châu thổ sông Nin phì nhiêu, màu mỡ.
* HĐ3: Nhóm
Dựa vào thông tin sgk + H32.1 + h26.1 hãy nêu các đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Phi?
- Nhóm lẻ phía tây Trung Phi
- Nhóm chẵn phía đông Trung Phi 
? Đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung Phi thay đổi theo hướng nào? Tại sao?
- Hướng Tây - Đông.
- Do lịch sử địa chất phía đông được nâng cao hơn => đã chi phối sự phân hóa của tự nhiên
* HĐ4: Nhóm.
1)Dựa H32.1 hãy xác định các quốc gia Trung Phi. 
2) Dựa thông tin sgk + H32.3 Cho biết đặc điểm dân cư - kinh tế các nước Trung Phi?
? Tại sao các nước khu vực Trung Phi lại thường xuyên bị rơi vào khủng hoảng kinh tế?
- Do giá nông sản xuất khẩu bị rớt giá trên thị trường xuất khẩu. Nạn châu chấu phá hoại, đất đai bị khai thác thoái hóa xói mòn nhanh chóng.
I) Khu vực Bắc Phi:
(gồm 11 quốc gia)
1) Khái quát tự nhiên:
Phía Bắc
Phía Nam
- ĐH: phía TB là dãy núi trẻ Atlat. Các ĐB ven biển ĐTH nhỏ hẹp.
- KH- TV: ĐB và sườn núi đón gió có mưa nhiều => Rừng sồi dẻ rậm rạp. Sâu trong nội địa lượng mưa giảm dần => Xa van và cây bụi phát triển.
- ĐH: Hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn khắp nơi là các bãi cát, núi đá khô khốc trơ trụi.
- KH- TV: Khí hậu khô và nóng nhất thế giới => Thực vật nghèo nàn thưa thớt chủ yếu: bụi cây cỏ gai cằn cỗi. Trong các ốc đảo có cây chà là.
2) Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư: Chủ yếu là người A-rập, Bec-be thuộc chủng tộc ơrôpêôit, theo đạo Hồi
- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản để xuất khẩu : Dầu mỏ, khí đốt, phôt phát và Phát triển du lịch.
+ Các nước ven ĐTH trồng lúa mì, nho, ô liu, các cây ăn quả cận nhiệt
+ Các nước phía nam Xa-ha-ra trồng 1 số cây nhiệt đới : lạc, bông, ngô
II) Khu vực Trung Phi:
1) Khái quát tự nhiên:
Phía tây
Phía đông
- ĐH: Chủ yếu là các bồn địa
- KH - TV: 
+ Môi trường xich đạo ẩm: Nóng ẩm mưa nhiều quanh năm => Rừng rậm xích đạo xanh quanh năm.
+ Môi trường nhiệt đới: Có lượng mưa giảm dần khi đi về 2 chí tuyến, chia 2 mùa mưa và khô rõ rệt => Rừng thưa - xa van.
- ĐH: Chủ yếu là các sơn nguyên ba dan rộng lớn. Trên các sơn nguyên có các đỉnh núi cao và nhiều hồ kiến tạo.
- KH- TV:
+ KH: gió mùa xích đạo. Trên các SN quanh năm mát dịu => Hình thành Xa-van công viên độc đáo. Trên các sườn núi đón gió có rừng rậm bao phủ
- Đông Phi có nhiều khoáng sản. 
2) Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư: 
+ Đông dân nhất Châu Phi
+ Dân cư chủ yếu là người Ban-tu thuộc chủng tộc Nê-grô-it, tín ngưỡng rất đa dạng.
+ Dân cư tập trung đông ven các hồ lớn.
- Kinh tế:
+ Các quốc gia Trung Phi phần lớn là nghèo
+ Nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu
+ Nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào khủng hoảng kinh tế. 
* Kết luận: sgk/104.
4)Củng cố- Đánh giá: 
1) So sánh sự phân hóa về tự nhiên giữa 2 khu vực Bắc Phi với khu vực Trung Phi?
- Bắc Phi phân hóa theo hướng Bắc - Nam.
- Trung Phi phân hóa theo hướng Tây - Đông.
2) Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa 2 khu vực?
- Bắc Phi có kinh tế phát triển hơn đặc biệt các nước ven ĐTH.
- Nam Phi có kinh tế kém phát triển hơn : Chủ yếu là những nước nghèo. Kinh tế chủ yếu trồng cây công nghiệp, khai thác lâm sản, khoáng sản để phục vụ xuất khẩu.
5) HDVN
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/104
- Làm bài tập 32 bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu tiếp bài 33.
Ngµy so¹n: 19 /12/2011 
Tiết 38 - Bài 33
CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (tiếp)
I) Mục tiêu: HS cần nắm:
1) Kiến thức:
- Những nét đặc trưng về tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Nam Phi.
- Phân biệt những nét khác nhau về tự nhiên - kinh tế - xã hội giữa các khu vực Châu Phi
- Cộng hòa Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Phi.
2) Kỹ năng: 
- Phân tích lược đồ Tự nhiên và kinh tế Châu Phi => Nắm được đặc điểm tự nhiên - kinh tế khu vực Nam Phi và so sánh giữa 3 khu vực Châu Phi.
II) Đồ dùng: 
- Bản đồ tự nhiên, dân cư Châu Phi.
- Bản đồ kinh tế Châu Phi.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra: Câu hỏi sgk/104.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Nhóm.
1) Dựa vào thông tin sgk + H26.1 hãy nêu các đăc điểm địa hình khu vực Nam Phi?
2) Với đặc điểm của địa hình như vậy đã ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu của khu vực?
3) Thực vật Nam Phi phân hóa như thế nào ? Tại sao?
- HS báo cáo - Nhận xét - bổ xung
- GV chuẩn kiến thức.
? Tại sao cùng nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu Nam Phi lại dịu và ẩm hơn so với Bắc Phi?
- Do Nam Phi có diện tích nhỏ hẹp hơn, có 3 mặt giáp biển và đaị dương nên ảnh hưởng của biển vào sâu nội địa hơn.
- Ven biển phía đông của Nam Phi lại có dòng biển nóng Mô-dăm-bích chảy qua và có gió đông nam từ biển thổi vào được tăng cường hơi ẩm => Nam Phi có khí hậu dịu và ẩm hơn so với Bắc Phi.
* HĐ2: Nhóm .
Dựa vào thông tin + H32.1 
1) Kể tên các nước Nam Phi.
2) Thành phần chủng tộc Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào?
3) Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính của khu vực Nam Phi?
4)Nêu 1 số đặc điểm của công nghiệp và nông nghiệp của CH Nam Phi?
- Công nghiệp phát triển mạnh về CN khai thác khoáng sản quý để xuất khẩu như vàng , kim cương
=> Rút nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của các nước Nam Phi?
- GV: Nam Phi là nước xuất klhẩu nhiều vàng và kim cương nhất thế giới. Nông sản chiếm 1/3 sản phẩm xuất khẩu của CH Nam Phi.
- HS đọc kết luận sgk/106.
III) Khu vực Nam Phi
1) Khái quát tự nhiên:
- Địa hình:
+ Là 1 cao nguyên khổng lồ với độ cao TB > 1000m
+ Trung tâm lõm xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri
+ Phía đông nam được nâng cao tạo thành dẫy Đre-ken-xbec. Cao TB > 3000m lan ra sát bờ biển.
- Khí hậu: 
+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng lại dịu và ẩm hơn so với Bắc Phi.
+ Cực Nam có khí hậu ĐTH
- Thực vật:
+ Trên ĐB duyên hải và sườn núi đón gió có mưa nhiều => Rừng rậm nhiệt đới phát triển
+ Sâu trong nội địa mưa giảm => Rừng thưa - xa van chiếm diện tích rộng lớn: Giới động vật phong phú.
2) Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư:
+ Chủng tộc đa dạng: gồm cả 3 chủng tộc lớn trên thế giới + Các dạng người lai.
+ Tôn giáo: Phần lớn theo đạo thiên chúa.
+ Trước kia CH Nam Phi là quốc gia có sự phân biệt chủng tộc nặng nề nhất => Nay đã bị bãi bỏ.
- Kinh tế:
+ Các nước Nam Phi có trình đọ phát triển kinh tế rất chênh lệch.
+ CH Nam Phi là nước có kinh tế phát triển nhất, là nước công nghiệp phát triển
+ 1 số quốc gia khác lại là những nước nông nghiệp lạc hậu: Mô-dăm-bích, Ma-la-uy
* Kết luận: sgk/106.
3) Đánh giá: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1) Về mặt xã hội CH Nam Phi là nước đã từng nổi tiếng về:
a) Chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất thế giới.
b) Có nhiều dân tộc và tôn giáo nhất.
c) Phong trào đấu tranh chống thực dân cao nhất.
d) Chính sách dân tộc bình đẳng nhất
2) Khí hậu khu vực Nam Phi dịu và ẩm hơn Bắc Phi vì:
a) Diện tích nhỏ hơn Bắc Phi, có 3 mặt giáp biển và đại dương.
b) Có các dòng biển nóng chảy qua ven bờ phía đông nam và nam
c) Cả 2 nguyên nhân trên.
4) Hoạt động nối tiếp
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/106
- HD trả lời câu hỏi khó: BT3 tính mức thu nhập BQ/người = GDP/ người.
- Nghiên cứu , chuẩn bị trước bài thực hành.
Ngày: 2/1/2012 
 Tiết 39
Bài 34: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ BA KHU VỰC CHÂU PHI
I) Mục tiêu:
1) Kiế thức: HS cần nắm
- Củng cố kiến thức cơ bản về 3 khu vực của Châu Phi
- Sự phát triển trình độ kinh tế không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc giaở Châu Phi.
- Nắm vững sự khác biệt trong kinh tế 3 khu vực.
2) Kỹ năng:
- Đọc , phân tích lược đồ.
- Lập bảng so sánh kinh tế 3 khu vực Châu Phi.
II) Đồ dùng:
- Bản đồ kinh tế chung Châu Phi
- Lược đồ hình 34.1
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra:
3) Bài thực hành: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Nhóm
Dựa vào H34.1 cho biết: Mức thu nhập bình quân và sự phân bố của các quốc gia ở Châu Phi.
- Nhóm lẻ: Các quốc gia có thu nhập >2500 và từ 1001 à 2500USD/năm
- Nhóm chẵn: Các quốc gia có thu nhập từ 200 à 1001 và <200USD/năm.
- HS báo cáo kết quả điền vào bảng
1) Phân tích bản đồ thu nhập bình quân trên người
Thu nhập BQ
(USD /người)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
>2500
Li-Bi
Ga-Bông
CHNam-Phi, 
Bôt-xoa-na
1001à2500
Ma-Rôc, An-giê-ri
Tuy-ni-di,Ai-cập
Man-mi-bi-a, 
Xoa-di-len
200 à 1000
Xa-ra-uy,Mô-ri-ta-ni, Ma-li, Xu-đăng
Nhiều quốc gia
 (> 10 quốc gia)
5quốc gia
<200
Ni-giê, Sát
Nhiều quốc gia
(>6 quốc gia)
Ma-la-uy
Nhận xét sự phân hóa thu nhập
Kinh tế tương đối phát triển
Nhiều nước nghèo.
Kinh tế phát triển khá chênh lệch
* HĐ2: Nhóm. Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình .
Thảo luận nhóm điền kiến thức vào bảng sau:
2) Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi
Khu vực
Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi
Kinh tế dựa chủ yếu vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phôt phat và phát triển du lịch. Các nước ven Địa Trung Hải có kinh tế khá phát triển: Li-bi, Ai-cập, An-giê-ri.
Trung Phi
Phần lớn là những nước nghèo. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
Nam Phi
Trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch. Bên cạnh nước có kinh tế phát triển (CH Nam Phi) thì lại có những nước nông nghiệp lạc hậu (Mô-dăm-bich, Ma-la-uy).
* HĐ3: Cá nhân
Dựa vào kết quả 2 bài tập trên .Hãy rút ra đặc điểm kinh tế chung của Châu Phi?
- HS báo cáo - nhận xét
- GV chuẩn kiến thức
* Kết luận:
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia và các khu vực Châu Phi rất chênh lệch.
- Kinh tế phát triển phiến diện: Chủ yếu các nước dựa vào khai thác khoáng sản, lâm sản trồng cây công nghiệp để xuất khẩu => Phải nhập khẩu lương thực, hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị
4) Củng cố-Đánh giá: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng
1) Xếp thứ tự theo mức thu nhập từ thấp đến cao ở các khu vực ở Châu Phi:
a) Nam Phi, Trung Phi, Bắc Phi b) Trung Phi, Bắc Phi, Nam Phi.
c) Trung Phi, Nam Phi, Bắc Phi
2) Khu vực có kinh tế phát triển rất chênh lệch là:
a) Bắc Phi b) Trung Phi c) Nam Phi.
5) HDVN- Trả lời các câu hỏi, bài tập sgk/108.
- Làm bài tập 34 bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu bài 35.
Ngày: 2/1/2012 
 Tiết 40	Chương VII: CHÂU MĨ
Bài 35 : 	KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS cần nắm
- Vị trí giới hạn, kích thước của Châu Mĩ để hiểu rõ đây là châu lục nằm tách biệt ở nửa cầu Tây, có diện tích rộng lớn đứng thứ 2 trên thế giới.
- Châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư, có thành phần chủng tộc đa dạng, văn hóa độc đáo.
2) Kỹ năng:
- Đọc , phân tích lược đồ tự nhiên và các luồng dân nhập cư vào Châu Mĩ, để rút ra kiến thức về quy mô lãnh thổ và sự hình thành dân cư châu Mĩ.
II) Đồ dùng:
- Bản đồ tự nhiên thế giới, tự nhiên châu Mĩ.
- Lược đồ các luồng dân nhập cư vào Châu Mĩ.
- Bảng số liệu diện tích các châu lục.
III) Hoạt động trên lớp:
1) Tổ chức:
2) Kiểm tra:
3) Bài mới: * Khởi động: giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
*HĐ1: Cá nhân. Quan sát bản đồ thế giới. Hãy:
1) Xác định vị trí của Châu Mĩ? Châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào? Xác định các điểm cực (B,N,Đ,T) của châu Mĩ =>Rút ra nhận x

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_7ca_nam.doc