Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:

1.Kiến thức:

- Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên dối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

- Biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng

- Biết được những biểu hiện của BĐKH và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra

2. Kĩ năng :

 - Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở môi trường đới nóng, giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng.

 - Quan sát, nhận xét ảnh địa lí .

3. Thái độ:

 - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

− Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1182Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 7 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 20 /09/2015
Tiết 9 Ngày dạy: 23 /09/2015 
Bài 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được: 
1.Kiến thức: 
- Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên dối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
- Biết một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng
- Biết được những biểu hiện của BĐKH và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra
2. Kĩ năng :
 - Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở môi trường đới nóng, giữa hoạt động kinh tế của con người và môi trường ở đới nóng.
 - Quan sát, nhận xét ảnh địa lí .
3. Thái độ:	
 - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
− Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Hình ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Sgk, tài liệu sưu tầm
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định (1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 7A1............................., 7A2.............................................. 7A3......................................................, 7A4..............................................7A5............................................. 
2.Kiểm tra bài cũ (4 phút): 
 Trình bày đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa?
3.Tiến trình bài học:
 	Khởi động: Các em đã được tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên cơ bản ở đới nóng, các đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở đới nóng, các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng (25 phút) 
 * Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân;nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận, tự học, pp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, 
Bước 1:
- HS nhắc lại những đặc điểm chung của khí hậu ở đới nóng.
Bước 2:
GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo phiếu học tập ( phụ lục)
 - Nhóm 1+2: Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Giải pháp khắc phục?
- Nhóm 3+4: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp? Giải pháp khắc phục?
- Các nhóm làm việc theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức, nhấn mạnh để học sinh hiểu mối quan hệ giữa môi trường đến sản xuất nông nghiệp ( đất, nước, khí hậu, bảo vệ rừng,...)
 Bước 3:
 - HS quan sát hình 9.1 và hình 9.2 sgk/ Tr.30, nêu nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm?
- Tìm ví dụ để thấy ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa đến sản xuất nông nghiệp ?
 Liên hệ Việt Nam.
-Học sinh trả lời, gv chuẩn kiến thức: 
+ Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ngày càng trở nên khó khăn khi thời tiết và khí hậu ngày càng thất thường (gia tăng lũ lụt, hạn hán).
+ Cần có biện pháp canh tác hợp lí và ứng phó với những thiên tai để mang lại hiệu quả trong sản xuất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở đới nóng (10 phút) 
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, vấn đáp,diễn giảng, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1: Tìm hiểu về cây lương thực
- Kể tên các cây lương thực chủ yếu ở đới nóng? Liên hệ Việt Nam
- Tại sao các vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những vùng đông dân bậc nhất của thế giới ?
- GV giới thiệu về cây cao lương (lúa mì, hạt bo bo) trồng nhiều ở châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ..
Bước 2:Tìm hiểu về cây công nghiệp
 - Nêu tên các cây công nghiệp được trồng nhiều ở nước ta? Ở địa phương em có những cây trồng nào?
 - HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh đó cũng là cây công nghiệp trồng phổ biến ở đới nóng có giá trị xuất khẩu cao.
 - Trình bày những vùng tập trung của các cây công nghiệp ở đới nóng?
Bước 3: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi ở đới nóng có đặc điểm gì ? 
- HS trả lời, GV hướng dẫn HS giải thích mối quan hệ giữa đặc điểm sinh lí của vật nuôi với khí hậu và nguồn thức ăn
- Địa phương em thích hợp với nuôi con gì?
1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ.
- Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ
2.Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
- Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang
- Cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú, có giá trị kinh tế cao cà phê, cao su , dừa, bông ,mía,
- Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn,
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
 1. Tổng kết (4 phút)
 - Nêu những thuận lợi và khó khăn của sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?
 - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sgk.
2 . Hướng dẫn học tập (1 phút)
 - HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk / tr.32
 - Tìm hiểu tại sao đới nóng là môi trường rất thuận lợi cho nông nghiệp phát triển mà nhiều quốc gia ở đới nóng còn nghèo, còn thiếu lương thực?
V. PHỤ LỤC:
Kiểu môi trường
Môi trường xích đạo ẩm
Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa
Thuận lợi
Khó khăn
Biện pháp khắc phục
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_7_tuan_5_tiet_9.doc