Giáo án Địa lý 8 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Á trên bản đồ.

- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.

- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.

2. Kỹ năng:

- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày vị trí địa lí, giới hạn, kích thước lãnh thổ và nêu được đặc điểm địa hình châu Á.

3. Thái độ: Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.

 * Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
Chủ đề 1: CHÂU Á
Tên bài: BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
	Tiết PPCT: 01, Tuần 01
Ngày dạy, lớp:	
---xxx---
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Biết được vị trí địa lí và giới hạn của châu Á trên bản đồ.
Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kỹ năng: 
- Đọc các bản đồ, lược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày vị trí địa lí, giới hạn, kích thước lãnh thổ và nêu được đặc điểm địa hình châu Á.
3. Thái độ: Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.
 * Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Á.
2. Học sinh: phải có sách giáo khoa, tư liệu theo chủ đề châu Á.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
* Ổn định: 	
1. Kiểm tra kiến thức cũ: 
GV giới thiệu khái quát mục tiêu và yêu cầu của chương trình địa lí 8.
2. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí châu Á (15 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á trên bản đồ
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, kích thước lãnh thổ Châu Á.
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Á.
GV: Yêu cầu HS quan sát bản đồ thế giới.
- Chỉ vị trí Châu Á. So sánh diện tích Châu Á với các Châu lục khác.
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền Châu Á nằm trên những vĩ độ nào?
- Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?
- Chiều dài Bắc – Nam và chiều rộng Đông – Tây lãnh thổ rộng bao nhiêu ki-lô-mét?
HS: Quan sát H1.1 sau đó trình bày trên bản đồ tự nhiên Châu Á.
GV: nhận xét, chỉ bản đồ treo tường, chuẩn xác kiến thức.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
- Nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.
- Trải rộng từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
- Có diện tích lớn nhất thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình và khoáng sản châu Á. (20 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á.
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Á.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để đạt được mục tiêu hoạt động:
GV: Dựa vào lược đồ tự nhiên Châu Á:
- Xác định các dãy núi chính và hướng núi.
- Các đồng bằng rộng.
- Địa hình Châu Á có những đặc điểm gì?
GV yêu cầu HS trình bày trên lược đồ đặc điểm địa hình Châu Á.
GV: Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên Châu Á:
- Xác định Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Dầu mỏ, khí đốt có nhiều ở đâu?
HS: Trả lời và xác định trên lược đồ.
GV: Củng cố, chốt kiến thức.
II. Địa hình, khoáng sản: 
- Địa hình:
+ Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây và bắc – nam.
+ Sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm.
+ Có nhiều đồng bằng rộng.
+ Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.
- Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu
3. Củng cố bài giảng: GV đặt ra các câu hỏi lần lượt cho HS trả lời.
Câu 1: Nêu vị trí địa lí và kích thước châu Á.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: GV yêu cầu HS về học bài, trả lời câu hỏi bài tập SGK, xem trước nội dung bài học tiết sau.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA TTCM
Tên bài: BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á.	Tiết PPCT: 02, Tuần 02
Ngày dạy, lớp:	
---xxx---
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á
2. Kỹ năng: 
- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm ở Châu Á.
3. Thái độ:
Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.
 * Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên và khí hậu châu Á.
2. Học sinh: phải có sách giáo khoa, tư liệu theo chủ đề Châu Á.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
* Ổn định: 	
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
Câu 1: Nêu vị trí địa lí và kích thước châu Á.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.
2. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát đặc điểm khí hậu châu Á. (15 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á. 
- Đọc và phân tích lược đồ khí hậu Châu Á.
- Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, tự nhận thức.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để đạt được mục tiêu hoạt động:
GV: Dựa thông tin các tư liệu và lược đồ:
- Hãy xác định vị trí đọc tên các đới khí hậu ở Châu Á từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo 800Đ.
- Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại chia thành nhiều đới khí hậu như vậy?
- Xác định các kiểu khí hậu ở dọc vĩ tuyến 400B ?
- Giải thích tại sao trong mỗi đới khí hậu lại chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy?
HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức.
I. Khái quát:
- Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
- Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, rất rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao bao chắn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội đia và do sự phân hóa theo độ cao địa hình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu gió mùa và lục địa ở châu Á. (20 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: thảo luận nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở Châu Á.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để đạt được mục tiêu hoạt động:
GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong 5 phút các vấn đề: 
- Nhóm lẻ: 1,3,5
 + Xác định nơi phân bố kiểu khí hậu gió mùa.
 + Nêu đặc điểm chung kiểu khí hậu gió mùa.
- Nhóm chẵn: 2,4,6
 + Xác định nơi phân bố kiểu khí hậu lục địa.
 + Nêu đặc điểm chung của khí hậu lục địa.
HS tiến hành thảo luận dưới sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên.
Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV thu nhận ý kiến, hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
II. Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa:
 a. Khí hậu gió mùa:
- Phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á.
- Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. 
- Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.
 b. Khí hậu lục địa:
- Phổ biến ở trung tâm lục địa và Tây Nam Á.
- Khô lạnh về mùa đông, khô nóng về mùa hạ. Cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
- Lượng mưa từ 200 – 500 mm, độ bốc hơi rất lớn, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
3. Củng cố bài giảng: GV đặt ra các câu hỏi lần lượt cho HS trả lời.
Câu 1: Nêu các biểu hiện chứng tỏ khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng.
Câu 2: Phân biệt kiểu khí hậu gió mùa với kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: GV yêu cầu HS về học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài và xem trước nội dung bài học tiết sau.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA TTCM
Tên bài: BÀI 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á.
	Tiết PPCT: 03, Tuần 03
Ngày dạy, lớp:	
---xxx---
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan.
2. Kỹ năng: 
- Quan sát phân tích lược đồ tự nhiên Châu á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở Châu á.
3. Thái độ:
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có ý thức bảo vệ môi trường qua việc sử dụng năng lượng tiết kiệm.
 * Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên châu Á. Quan cảnh tự nhiên châu Á.
2. Học sinh: phải có sách giáo khoa, tư liệu theo chủ đề Châu Á.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
* Ổn định: 	
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
Câu 1: Nêu các biểu hiện chứng tỏ khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng.
Câu 2: Phân biệt kiểu khí hậu gió mùa với kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.
2. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á. (20 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân và thảo luận nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên châu Á để nắm được các đặc điểm sông ngòi.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để đạt được mục tiêu hoạt động:
GV: Yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á:
- Nhận xét chung về mạng lưới và sự phân bố sông châu Á.
- Dựa H 1.2 cho biết:
 + Các sông lớn của Bắc Á, Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ ra các đại dương nào?
 + Sông Mê kông bắt nguồn từ đâu.
HS: Trả lời câu hỏi, xác định trên bản đồ.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
Nhóm 1: Nhận xét về mật độ, chế độ nước các sông ở Bắc á.Nguyên nhân?
Nhóm 2: Nhận xét về mật độ, chế độ nước các sông ở Đông Nam á.Nguyên nhân?
Nhóm 3: Nhận xét về mật độ, chế độ nước các sông ở Trung và Tây Nam Á. Nguyên nhân?
Nhóm 4: Nêu giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
HS: Thảo luận, đại diện trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, dùng bản đồ chuẩn xác lại kiến thức.
I. Sông ngòi:
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
 + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
 + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
 + Tây và Trung Á: ít sông nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên châu Á. (15 phút)
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, thuyết trình, trực quan.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đề ra mục tiêu cần đạt được của hoạt động: 
- Trình bày đặc điểm các cảnh quan tự nhiên Châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan: rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở Châu Á.
GV hướng dẫn HS thực hiện các bước để đạt được mục tiêu hoạt động:
GV: Yêu cầu HS quan sát H 3.1 SGK.
- Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào?
- Đọc tên các đới cảnh quan từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 800 Đ
- Theo vĩ tuyến 400 B từ tây sang đông có những đới cảnh quan nào?
- Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa khô hạn.
- Nhận xét chung về cảnh quan tự nhiên ở Châu Á và sự phân bố của chúng.
- Nguyên nhân của sự phân bố các đới cảnh quan tự nhiên?
HS quan sát, phân tích và trả lời lần lượt từng vấn đề GV đặt ra.
GV quan sát, hướng dẫn và giúp HS chuẩn hóa các kiến thứ cần thiết.
HS quan sát, lắng nghe và ghi nhận.
II. Các đới cảnh quan tự nhiên:
 - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại:
 + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
 + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. 
 + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu
3. Củng cố bài giảng: GV đặt ra các câu hỏi lần lượt cho HS trả lời.
Câu 1: Trình bày đặc điểm sông ngòi của châu Á.
Câu 2: Trình bày các đới cảnh quan tự nhiên của châu Á. Nêu biểu hiện chứng tỏ cảnh quan tự nhiên của châu Á.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: GV yêu cầu HS về học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài và xem trước nội dung bài học tiết sau.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA BGH
Ngày.. thángnăm.
KÝ DUYỆT CỦA TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Vi_tri_dia_li_dia_hinh_va_khoang_san.doc