Giáo án Địa lý 8 - Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

 2. Kĩ năng: Đọc lược đồ kinh tế khu vực để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Quan sát tranh ảnh và nhận xét về 1 số hoạt động kinh tế của khu vực

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, yêu lao động sản xuất. Có ý thức BVMT để ứng phó với BĐKH.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Thầy:, SGK, SGV; Lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á; Các sơ đồ, biÓu đồ SGK.

 

docx 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11877Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/05/2015
 Ngày dạy:
Tiết 21. bµi 16. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế của khu vực Đông Nam Á. 
 2. Kĩ năng: Đọc lược đồ kinh tế khu vực để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Quan sát tranh ảnh và nhận xét về 1 số hoạt động kinh tế của khu vực
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, yêu lao động sản xuất. Có ý thức BVMT để ứng phó với BĐKH.
II. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy:, SGK, SGV; Lược đồ kinh tế các nước Đông Nam Á; Các sơ đồ, biÓu đồ SGK.
 2. Trò: Nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
* Câu hỏi: Nêu những nét tương đồng và riêng biệt trong sản xuất và sinh hoạt của người dân các nước khu vực Đông Nam Á?
3. Bài mới (35’)
 a. Giới thiệu bài mới: Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những lỗ lực lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay, Đông Nam Á được thế giới biết đến như một khu vực có những thay đổi đáng kể trong kinh tế xã hội. Vậy những thay đổi đó như thế nào, các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 b. Dạy nội 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGk 4 dòng đầu.
Nêu đặc điểm kinh tế – xã hội các nước khu vực Đông Nam Á nửa đầu thế kỉ XX?
 - HS trả lời
 - GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
Trước kia và hiện nay ngành gì vẫn chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á ?
Sản xuất lương thực
Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế?
Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 16.1 SGk trang 54 thực hiện lệnh.
H : Cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn 1990 – 1996; 1998, 1999 – 2000?
 Gợi ý:
 - Những nước tăng trưởng đều, không đều, tăng trưởng chậm hơn năm trước, giảm nhưng không lớn?
 - Nước nào đạt mức tăng trưởng trên, dưới 6 %/ năm? 
 - HS thảo luận cặp, trả lời
 - GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.
Kết luận gì về tình hình tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 55.
Tại sao mức tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á giảm vào năm 1997- 1998 ?
Nguyªn nh©n khủng hoảng tiền tệ, nợ nước ngoài qu¸ lớn.
Bổ sung: Như Việt Nam do nền kinh tế chưa cã quan hệ rộng với nước ngoài nhưng Ýt nhiều còng ảnh hưởng.
Qua đây em rút ra kết luận gì về tình hình phát triển kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á?
Yêu cầu HS qua các ảnh trên, hãy cho biết.
Việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực như thế nào?
Chưa tốt.
* Tích hợp giáo dục BVMT và ưng phó với biến đổi khí hậu: 
Việc phát triển các ngành kinh tế đã gây những hậu quả gì cho môi trường ở khu vực Đông Nam Á ?
Em hãy cho biết về sự ô nhiÔm môi trường ở địa phương em, Việt Nam?
Ph¸ rừng, khai thác bừa bãi, cháy rừng, ô nhiÔm nguồn nước...
Mở rộng: Nền kinh tế được đánh giá là phát triển vững chắc, ổn định, phải đi đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường trong sạch để tiếp tục củng cố các điều kiện sống cho thế hệ sau...
Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức.
Đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc địa?
Phụ thuộc vào mẫu quốc
Hậu quả của nó với kinh tế các nước thuộc địa?
Kinh tế lạc hậu.
Để khắc phục hậu quả của chế độ thực dân các nước Đông Nam Á đã tiến hành công nghiệp hóa như thế nào?
Dựa vào bảng 16.2 cho biết tỷ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Tỷ trọng ngành
Quốc gia
Cam-pu-chia
Lào
Phi-líp-pin
Thái Lan
Nông nghiệp
Giảm 18,5%
Giảm 8,3%
Giảm 9,1%
Giảm 12,7%
Công nghiệp
Tăng 9,3%
Tăng 8,3%
Giảm 7,7%
Tăng 11,3%
Dịch vụ
Tăng 9,2%
Không tăng, giảm
Giảm 16,8%
Tăng 1,4%
Qua đây em có kết luận gì về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia trên?
Yêu cầu HS quan sát H16.1, kiến thức thảo luận nhóm hoàn thành bảng phiếu học tập.
Thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK trang 56 hoàn thành bảng.
Quan sát, hướng dẫn.
Báo cáo kết quả, nhận xét.
Chuẩn kiến thức, kết luận.
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc (18’):
- Đông Nam Á là khu vực có điều kiên tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
- Trong thời gian qua các nước Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, điển hình như: Xin-ga-po, Malai... song ch­a v÷ng ch¾c.
- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động từ bên ngoài.
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi (18’):
- Các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
- Giảm tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của CN và dịch vụ. 
Ngành
Phân bố
Điều kiện phát triển
Nông nghiệp
- Cây lương thực: Lúa gạo tập trung ở đồng bằng châu thổ, ven biển.
- Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, mía tập trung trên các cao nguyên.
- Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước tưới tiêu chủ động.
- Đất đai kỹ thuật canh tác lâu đời, khí hậu nóng khô hơn.
Công nghiệp
- Luyện kim: Việt Nam, Mianma, Thái lan, Philippin, In-đô-nê-xia, xây dựng gần biển
- Tập trung các mỏ kim loại.
- Gần biển thuận tiện cho xuất, nhập nguyên liệu.
- Chế tạo máy: Có ở hầu hết các nước chủ yếu tập trung công nghiệp gần biển
- Gần hải cảng thuận tiện cho xuất, nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm.
- Hoá chất: Lọc dầu tập trung ở đồng bằng Mã lai, In đô nê xia, Bru nây.
- Nơi có nhiều mỏ dầu.
- Khai thác vận chuyển xuất khẩu thuận tiện.
Qua bảng trên nhận xét gì về sự phân bố nông – công nghiệp khu vực Đông Nam Á?
Mới phát triển ở các vùng ven biển, đồng bằng châu thổ....
Một số nước hiện nay có kế hoạch thăm dò, điều tra, đánh giá đầu tư khai thác phát triển.
Gọi học sinh đọc kết luận SGK
 4. Củng cố (3’)
 - GV chốt lại nội dung kiến thức bài học.
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 - Học bài, nghiên cứu bài mới.
 	----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 05/ 01/ 2015
Ngày dạy:.....................
Tiết 22. bµi 17. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Tr×nh bµy ®­îc 1 sè ®Æc ®iÓm næi bËt vÒ HiÖp héi c¸c n­íc §«ng Nam ¸.
 2. Kỹ năng: - Củng cố và phát triển kỹ năng phân tích số liệu, tư liệu.
 - Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu nhập thông tin.
 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu lao động sản xuất.
II. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy: SGV, SGK; Bản đồ các nước Đông Nam Á; Lược đồ (SGK)
 2. Trò: Nghiên cứu bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’) 
* Câu hỏi: Nêu những đặc điểm chứng tỏ kinh tế khu vực Đông Nam Á đang có sự thay đổi?
3. Bài mới (35’)
a. Giới thiệu bài mới: Biểu tượng mang hình ảnh “bó lúa với 10 rễ lúa” của Hiệp hội các nước §«ng Nam ¸, có ý nghĩa thật gần gũi mà sâu sắc với cư dân ở khu vực cã chung nền văn minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa...
 b. Nội dung
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
GV nêu hoàn cảnh dẫn đến sự gia đời của Hiệp hội các nước ĐNA
Yêu cầu HS quan sát H17.1, nghiên cứu SGK.
Thời gian thành lập của hiệp hội các nước §«ng Nam ¸?
Kể tên 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội?
Th¸i Lan, Ma- lai- xi- a, Xin- ga- po, Phi- líp- pin, In-đô-nê-xia.
Những nước nào tham gia sau Việt Nam?
Nước nào chưa tham gia?
Đ«ng ti mo.
Mục tiêu lúc đầu của hiệp hội là gì? trong hoàn cảnh lịch sử khu vực như thế nào? Mục tiêu hiện nay là gì?
Nêu hoàn cảnh lịch sử của việc thay đổi mục tiêu của ASEAN?
- Năm 70 – 80: Chiến tranh kết thúc ở Đông Dương ; 1990:...
Hiện nay ASEAN có bao nhiêu nước thành viên?
Các nước ASEAN hợp tác với nhau theo nguyên tắc nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm.
?1. Các nước §«ng Nam ¸ có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
?2. Sự hợp tác kinh tế – xã hội đem lại lợi ích gì cho các nước trong khối ASEAN?
Thảo luận nhóm, báo cao, nhận xét.
Chuẩn kiến thức, và kết luận.
Nội dung H17.2?
Sau 10 năm đã có nhiều nước tham gia
Sự hợp tác để phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN biểu hiện qua những yếu tố nào?
Nêu những khó khăn mà các nước ASEAN vẫn còn gặp phải?
Trả lời qua thông tin SGK
Mở rộng: Thực tế hiện nay có 4 khu vực hợp tác kinh tế ASEAN: Khu vực bắc, Tứ giác tăng trưởng Đông ASEAN, Các tiểu vùng lưu vực sông Mê Công, r Xigiôri.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN là gì?
Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?
Chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
Lấy thêm ví dụ về sự hợp tác kinh tế xã hội trong ASEAN?
Thể thao: Seagame 22 ở Việt Nam.
Gọi học sinh đọc kết luận cuối bài.
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (14’):
- Hiệp hội thành lập ngày 08/08/1967.
- Mục tiêu ho¹t ®éng: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển đồng đều.
- Đến 1999 ASEAN có 10 nước thành viên.
- Nguyên tắc hợp tác: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau, ngày càng hợp tác toàn diện.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế – xã hội (12’):
- Các nước §«ng Nam ¸ có nhiều điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế.
+ Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi.
+ Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.
+ Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
- Sự hợp tác đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa xã hội mỗi nước, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
- Sự hợp tác để phát triển kinh tế biểu hiện qua : 
 + Nước phát triển hơn giúp đỡ cho các nước chậm phát triển
 + Tăng cường trao đổi hàng hoá
 + Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ nối liền một số nước trong khu vực
 + Phôi hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
3. Việt Nam trong ASEAN (10’)
- Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Việt Nam còn nhiều thách thức cần vượt qua trong hợp tác kinh tế xã hội.
 3. Củng cố (3’):
 - GV khái quát nội dung chính của bài học
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
- Học bài và làm bài tập.
- Ôn tập các bài “§«ng Nam ¸” chuẩn bị bài 18 - Thực hành
 KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_16_Dac_diem_kinh_te_cac_nuoc_Dong_Nam_A.docx