Giáo án Địa lý 8 - Chủ đề: Các miền địa lí tự nhiên Việt Nam

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của các tự nhiên trên bản đồ.

- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của các miền tự nhiên nước ta:

+ Địa hình , khí hậu, sông ngòi, các loại tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

2. Kĩ năng:

- Phân tích so sánh với 3 miền địa lí đã học.

- Phân tích bản đồ, biểu đồ, các mối liên hệ địa lí.

- Phân tích bản đồ, lát cắt địa lí, bảng số liệu thống kê.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 9708Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Chủ đề: Các miền địa lí tự nhiên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/04/2015
Ngày giảng: 8A: 8B:
CHỦ ĐỀ: CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊNVIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của các tự nhiên trên bản đồ.
- Nắm được các đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của các miền tự nhiên nước ta:
+ Địa hình , khí hậu, sông ngòi, các loại tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
2. Kĩ năng:
- Phân tích so sánh với 3 miền địa lí đã học.
- Phân tích bản đồ, biểu đồ, các mối liên hệ địa lí.
- Phân tích bản đồ, lát cắt địa lí, bảng số liệu thống kê.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên ở địa phương nơi mình sinh sống...
4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực được hình thành theo chủ đề chương trình giáo dục phổ thông.
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các miền tự nhiên Việt Nam
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của các mỗi miền tự nhiên Việt Nam.
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của các miền.
- Hiểu được mối quan hệ qua giữa vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan với nhau, ảnh hưởng qua lại của chúng với nhau.
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của mỗi miền.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên các miền hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của mỗi miền.
- So sánh sự giống và khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các miền tự nhiên.
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số địa điểm trong mỗi miền.
- Giải thích được nguyên nhân sự khác biệt giữa các miền tự nhiên.
Định hướng năng lực được hình thành
(1) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán
(2) Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (mức 1,4,5), sử dụng bản đồ (mức 1,4), sử dụng số liệu thống kê (mức 1), sử dụng hình ảnh, biểu đồ (mức 1).
5. Câu hỏi và bài tập: 
Câu hỏi:
a) Câu hỏi nhận biết:
 Câu 1: Nêu tên các tỉnh ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đường biên giưới với Trung Quốc?	
 Câu 2: Hãy nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
 Câu 3: Trình bày những tài nguyên chính của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
b) Câu hỏi thông hiểu:
 Câu 4: Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bộ lại có mùa đông lạnh hơn so với các miền khác của nước ta?
 Câu 5: Miền TB & BTB có khí hậu biểu hiện như thế nào?
 Câu 6: Những đặc trưng của khí hậu miền NTB & NM được biểu hiện như thế nào? 
c) Câu hỏi vận dụng thấp:
 Câu 7: Khí hậu lạnh giá về mùa đông của miền Bắc & ĐBBB ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nao?
d) Câu hỏi vận dụng cao:
 Câu 8: Hãy lập bảng so sánh ba miền tự nhiên Việt Nam?
Đáp án:
 Câu 1: Các tỉnh ổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có chung biên giới với Trung Quốc là : Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng	Ninh.
 Câu 2: 
- Nhiều dải núi cao đồ sộ, sông sâu lắm thác ghềnh.
- Khí hậu nhiệt ddi gió mùa biến tính mạnh do độ cao.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng khai thác còn chậm.
- Nhiều thiên tai như bẵo, lù lụt, hạn hán.
 Câu 3: 
+ Tài nguyên đất : Diện tích lón, màu mổ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tây Nguyên có đất đỏ badan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ; Châu thổ sông cửu Long nhiều phù sa mổi là vựa lúa lón nhất nưdc ta.
+ Tải nguyên rừiìg : Rất phong phú vđi nhiều kiểu, loại sinh thái.
Diện tích rừng chiếm 60 % diện tích cả nưóc. Trong rừng còn có nhiều sinh vật quý hiếm.
+ Tài nguyên biển : Rất đa dạng và có giá trị lớn về cá tôm và hải sản khác như tổ yến, san hô... Bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều vùng nước sâu, kín đáo để lập hải cảng.
+ Tài nguyên khoáng sản : Thềm lục địa phía Nam có mỏ dầu khí trữ lượng rấtlớ. Cao nguyên Nam Trung Bộ có nhiều bôxít.
Câu 4: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tiểp liền khu vực chí tuyến, nển có khí hậu á nhiệt đỏi như Hoa Nam. Vị trí miền này nằm gẩn liền vổi lục dịa ; núi thấp, hướng vòng cung mỏ rộng về phía Bắc và Dông Bắc, nên chịu ảnh hưổng trực tiếp gió mùa cực đới lạnh giá về mùa đông, trong khi các miền khác thì gió lạnh cực dới này hoặc phải vượt qua núi cao hay qua biển mói đến được nên bót lạnh hơn.
Câu 5: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu đặc biệt do tác dộng của địa hình:
-	Về mùa đông, các đợi gió mùa Đông Bắc lạnh khô bị chặn lại bổi dải Hoàng Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía Nam. Do đó mua đông ỏ dây dén chậm và két thúc sổm.
- Về mùa hạ, các đợt gió mùa Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, phải vượt qua dãy Trưòng Sơn, trỏ nên khô nóng, ít mưa đặc biệt là ỏ vùng ven biển Bắc Trung Bộ (gọi là "Gió
 Câu 6: 
+ Nhiệt độ : Nhiệt độ Irung binh năm tăng cao từ Bắc (Dà Nẳng) vào Nam, vượt 25°c ở đồng bằng và trên 21°c ở vùng núi. Biên dộ nhiệt năm 2 lần rõ rệt từ 3°c đến 7°c.
+ Gió : Gió mùa Đông Bắc (lạnh) giảm sút mạnh. Gió tín phong Đông Bắc (khô nóng) và gió mùa Tây Nam (nóng ẩm) chiếm ưu thế.
+ Mưa : Chế dộ mưa không đồng nhất.
- Khu vực duyên hải Trung Bộ có mùa khô hạn kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt ; mùa mưa dển chậm và tập trung trong một thòi gian ngắn (các tháng 10, 11).
- Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa dài 6 tháng (tháng 5-10) chiếm 80 % lượng mưa cả năm ; mùa khô thưòng thiếu nước nghiêm trọng.
 Câu 7: Miền này về mùa đông cổ mưa phùn gió bấc, mùa đông lạnh giá đến sớm và kết thức chậm nên thưởng thiếu nước canh tác và giá lạnh tai hại cho cẩy trồng nhiệt đới. Nay nhà thuỷ lợi với hệ thống kênh mương nội đồng đầy đủ nên mùa đông vẫn đủ nưóc canh tác, cái lạnh giá giúp dân ta trồng được các ioại rau ôn dới, khoai tây, ngô đông, ngô đông xuân.
 Câu 8: 
Miền
Yếu tố
Miền:
Bắc và DBBB
Miền:
TB và BTB
Miền:
NTBvàNBB
Địa chất
Địa hình
-	 Nển cổ 
- Núi thấp, hướng vòng cung là chủ yếu.
- Địa máng 
-	Núi cao, hướng Tây Bắc- Đông Nam là chủ yếu
-	 Nền cổ 1 
-	 Núi cao hinh khối, nhiều hướng khác nhau.
Khí hậu
Sông ngòi
-	Lạnh nhất cả nuớc, mùa đông dài.
-	Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng..Mùa lù từ tháng
6- 10
-	Mùa dông lạnh, do núi cao và gió mùa Đông Bắc.
-	Sông Dà, sông Mà, sông Cả... Mùa lũ (BTB) từ tháng 9-12
Nóng quanh năm, lạnh ổ vùng núi cao.
- Sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Vàm cỏ. Lủ từ tháng 7-11; nhiều kênh rạch. 
Đất
Sinh vật
-	Dất Feralit đỏ vàng, đất đá vôi -	Rừng nhiệt dồi và á nhiệt đới.
-	Nhiều vành đai thổ nhưỏng.
-	Sinh vật từ nhiệt đới đến ôn đới núi cao. .
-	Nhiều đất đổ vả phù sa.
-	Sinh vật nhiệt đới phương nam.. Rừng ngâp mặn.
Bảo vệ
môi trường
Chống hạn, bão, xói mòn đất ; Chống cháy
rửng.
Chóng bão lũ, hạn hán, xói mòn đất; Chống gió
tây khô nóng, cháy rừng.
Chống bão lu, hạn hán, cháy rừng Chống mặn, phèn. ,
6. Tổ chức dạy học:
Mức độ nhận thức
Kiến thức, kĩ năng
PP/KT dạy học
Hình thức dạy học
Nhận biết
- Biết được vị trí và phạm vi lãnh thổ của các mỗi miền tự nhiên Việt Nam.
- Biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của các miền
- Sử dụng phương tiện trực quan (lược đồ, bản đồ)
- Phát vấn( đàm thoại)
Cá nhân
Thông hiểu
- Hiểu được mối quan hệ qua giữa vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan với nhau, ảnh hưởng qua lại của chúng với nhau.
- Nêu và giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của mỗi miền
- Sử dụng tranh ảnh 
- Xác lập mối quan hệ nhân quả giữa khí hậu với sinh vật 
Nhóm cặp
Vận dụng thấp
- Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên các miền hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của mỗi miền.
- So sánh sự giống và khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các miền tự nhiên.
- Sử dụng biểu đồ, bản đồ 
- Nhóm, cá nhân 
Vận dụng cao
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số địa điểm trong mỗi miền.
- Giải thích được nguyên nhân sự khác biệt giữa các miền tự nhiên.
- Sử dụng bản đồ 
- Xác lập mối quan hệ nhân quả 
Nhóm cặp 
II.Phương tiện dạy hoc:
 - Bản đồ tự nhiên VN.
 - Bản đồ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
 - Bản đồ miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
 - Bản đồ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 
III. Tiến trình bài giảng:
 1.Tổ chức:
 8A: 8B:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài thực hành của học sinh
3.Bài mới: 
VN được chia làm 3 miền địa lí tự nhiên. Mỗi miền có những nét nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Dựa H41.1+ thông tin sgk mục 1 hãy :
Hãy xác định vị trí của miền trên bản đồ tự nhiên VN?Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền?
Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ? Tính chất đó có thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
Xác định chỉ ra tren bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long?
Quan sát H41.2 hãy nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình?
Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình như thế nào?
 (Đắp đê chống lũ lụt => Tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,các ô trũng thấp không được phù sa bồi đắp thường xuyên nằm sâu trong đê )
Chứng minh rằng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú đa dạng? 
Nêu một số biện pháp cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch và phát triển kinh tế bền vững của miền?
Dựa vào H42.1 hãy xác định trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng?
Dựa thông tin sgk + thực tế + H42.1 + H42.2 hãy: Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất VN? 
Xác định các CN lớn, các dãy núi cao và hướng của chúng?
Đặc điểm đia hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật?
Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu?Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
Qua H42.2 em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi?
Chứng minh tài nguyên trong miền rất phong phú, đa dạng?
Xác định vị trí các nhà máy thủy điện lớn trong vùng trên bản đồ? Nêu giá trị của hồ thủy điện Hòa Bình?
Hồ thủy điện vừa có giá trị cung cấp nguồn thủy năng, điều tiết nước cho nông nghiệp, vừa có giá trị để nuôi trồng thủy sản, vừa làm thay đổi tự nhiên tạo ra cảnh quan có sức hấp dẫn đối với du lịch.
Nêu những khó khăn do thiên nhiên mang tới cho vùng? Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai của vùng như thế nào?
Dựa hình 43.2 + Bản đồ tự nhiên VN, hãy: Xác định vị trí giới hạn của miền trên bản đồ TNVN? 
So sánh diện tích lãnh thổ của miền với 2 miền đã học?Vị trí đó ảnh hưởng gì tới khí hậu của miền?
Hoạt động nhóm:
Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học hãy:Chứng minh miền NTB và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có 1 mùa khô sâu sắc? Giải thích tại sao?
Nhóm khác nhận xét, bổ xung, GV chuẩn kiến thức:
+ Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc
+ Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ.
+ Duyên hải NTB: Mùa mưa ngắn, mưa đến muộn (tháng 10,11). Mùa khô do mưa ít nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi lớn vượt xa lượng mưa nên độ ẩm cực nhỏ => Là nơi khô hạn nhất nước ta.
+ Tây Nguyên Nam Bộ: Mùa mưa dài 6 tháng (tháng 5->10) chiếm 80% lượng mưa cả năm => Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
Dựa H43.1 + bản đồ TNVN, thông tin sgk cho biết:
Miền NTB và Nam Bộ có những khu vực địa hình nào?
Xác định đọc tên các đỉnh núi cao > 2000m và các cao nguyên badan. Nơi phân bố? Nguyên nhân hình thành khu vực núi và cao nguyên trên?
Đồng bằng Nam Bộ Có đặc điểm gì khác với đồng bằng sông Hồng? Nguyên nhân hình thành do đâu?
Hoạt động theo nhóm:
 Dựa thông tin sgk + Kiến thức đã học cho biết:Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào?
Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì?
- Nhóm lẻ: Tài nguyên Khí hậu - Đất.
- Nhóm chẵn: Tài nguyên Rừng, Biển, Khoáng sản.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức.
MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Bao gồm : Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Tiếp giáp với khu vực ngoại vi chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam (TQ)
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới lạnh giá.
2.Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- Nét nổi bật: Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn
- Mùa hạ nóng ẩm, nưa nhiều. Đặc biệt có mưa ngâu vào giữa mùa hạ mang lại lượng mưa lớn cho đồng bằng sông Hồng.
3.Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình đồi núi thấp nhưng cũng khá đa dạng, đặc biệt là dạng địa hình Catxtơ độc đáo và 4 cánh cung lớn.
- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang
- Cao nhất là khu vực nền cổ ở thượng nguồn sông Chảy: Có nhiều ngọn núi cao > 2000m tạo thành những sơn nguyên: Đồng Văn (Hà Giang)
- Sông ngòi phát triển, tỏa rộng khắp miền. Các sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, chia 2 mùa rõ rệt.
4.Tài nguyên phon phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng:
- Là miền giàu khoáng sản nhất nước ta: Than đá (Quảng Ninh), Apatit(Lào Cai), Sắt (Thái Nguyên), ..
- Nguồn năng lượng: Thủy điện, khí đốt, tha bùn đang được khai thác.
- Có nhiều cảnh quan đẹp, nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, núi Mẫu Sơn, VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà
MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ
1.Vị trí, phạm vi lãnh thổ
- Nằm ở hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu à Thừa Thiên Huế.
2.Địa hình cao nhất Việt Nam:
- Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
+ Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc à Đông Nam, so le nhau, xen giữa là các CN đá vôi đồ sộ.
+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao và đồ sộ nhất VN, đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất 3414m.
+ Duyên hải Bắc Trung Bộ các dãy núi lan sát biển, xen với đb chân núi và các cồn cát trắng => Tạo các cảnh quan đẹp và đa dạng.
- Sông ngòi ngắn, dốc, lắm thác ghềnh.
- Khí hậu - sinh vật: Phân hóa theo độ cao.Có đủ các vành đai từ nhiệt đới chân núi -> ôn đới trên núi cao.
3.Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.
+ Miền núi thường chỉ kéo dài trong 3 tháng (tháng 12,1,2). 
+ Nhiệt độ cũng thường cao hơn so những nơi có cùng độ cao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2à30C.
- Mùa hạ có gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng (gió Lào)
=> Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc à Bắc Trung Bộ.
4.Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác:
- Sông ngòi có giá trị lớn về thủy điện.
- Khoáng sản: Có hàng trăm mỏ và điểm quặng: Đất hiếm, Crômit, Thiếc, sắt,Ti tan, đá quý, đá vôi.
- Tài nguyên rừng: Với nhiều vành đai thực vật khác nhau, một số nơi còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.
- Tài nguyên biển: Thật to lớn và đa dạng: Hải sản, các danh lam thắng cảnh đẹp, các bãi tắm nổi tiếng.
5.Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai:
- Việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng là khâu then chốt.
- Bảo vệ, nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá, cửa sông.
- Luôn sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai.
MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
1.vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:
- Gồm toàn bộ phần phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
- Chiếm tới 1/2 diện tích lãnh thổ
2.Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc:
a) Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào:
- T0 TB năm cao: >250C. Biên độ nhiệt giảm rõ rệt, dao động 3 -> 70C.
b) Chế độ mưa không đồng nhất:
- Khu vực duyên hải NT Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10,11)
- Khu vực Nam Bộ và Tây nguyên: Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5-> 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.
3.Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng nam bộ rộng lớn:
a) Trường Sơn nam: 
- Hình thành trên một miền bằng cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ.
- Là khu vực núi cao và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
- Cảnh quan nhiệt đới trở nên đa dạng, nhưng có phần mát mẻ, lạnh giá của khí hậu miền núi và cao nguyên.
b) Đồng bằng Nam Bộ:
- Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng lớn được phù sa của các sông bồi dắp nên.
- Là vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm >1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.
4.Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác:
a) Khí hậu -Đất đai:
- Khí hậu: Có mùa khô gay gắt nhưng nhìn chung khí hậu - đất đai thuận lợi cho sx nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.
b) Tài nguyên rừng: 
- Phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển.
- Diện tích rừng chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước: Có nhiều sinh vật quý hiếm.
c) Tài nguyên biển:
- Đa dạng và có giá trị lớn.
- Bờ biển NTBộ có nhiều vịnh nước sâu, kín để xây dựng các hải cảng
- Thềm lục địa phía nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
- Trên vùng biển còn có nhiều đảo yến giàu có, những đảo san hô, những ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận,
4. Củng cố- đánh giá:
 - Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật về địa hình, khí hậu, sinh vật của miền Tây Bắc
 và Bắc Trung Bộ?
 - Vì sao bảo vệ và phát triển rừng lại là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền 
 vững của vùng?
Đánh dấu x vào ô trống trong bài tập sau sao cho phù hợp với các đặc điểm của 2 đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
Đặc điểm địa hình
ĐB sông Hồng
ĐB sông Cửu Long
1. Có hệ thống đê điều, ô trũng, bề mặt không đồng nhất.
2. Thấp, rộng lớn, tương đối đồng nhất, không có đê.
3. Có một mùa đông lạnh nhất cả nước.
4. Có bão, lũ, lụt hàng năm.
5. Nóng quanh năm, mùa khô sâu sắc.
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài học trong SGK
- Cho học sinh đọc phần kết luận trong SGK
5. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 41 bản đồ thực hành.
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/151
- Chuẩn bị bài thực hành 44 sgk/153: HS các nhóm tự tìm hiểu và chuẩn bị trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac_mien_tu_nhien_Viet_Nam.doc