Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

I.MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn

 - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan

- Biết được hậu quả của BĐKH

- Biết được một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra.

2. Kỹ năng:

- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên Châu Á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu Á.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở Châu Á.

3.Thái độ:

- HS biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

- Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH.

- Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của BĐKH.

 

docx 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7389Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 8 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn:04/09/2015
Tiết 3 Ngày dạy:07/09/2015
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I.MỤC TIÊU : Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn
 - Trình bày được các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích được sự phân bố của một số cảnh quan
- Biết được hậu quả của BĐKH 
- Biết được một số giải pháp và cách ứng phó, thích ứng với BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra. 
2. Kỹ năng:
- Quan sát phân tích bản đồ tự nhiên Châu Á để nắm được các đặc điểm của sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên ở Châu Á.
3.Thái độ: 
- HS biết yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH.
- Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của BĐKH. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,  
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên, sông ngòi Châu Á.
- Tranh ảnh về sông ngòi, cảnh quan Châu Á.
2.Chuẩn bị của học sinh :
- Sgk, sưu tầm cảnh quan Châu Á.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
1.Ổn định (1 phút): 
Kiểm tra vệ sinh lớp, sĩ số 8A5..., 8A6...
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Vì sao nói khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng và phức tạp?
- Trình bày đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở Châu Á?
3. Tiến trình bài học: 
Khởi động: Chúng ta đã biết địa hình và khí hậu Châu Á rất phức tạp và đa dạng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sông ngòi và cảnh quan Châu Á. Vậy chúng ảnh hưởng như thế nào tới sông ngòi, cảnh quan Châu Á? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi châu Á (15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác 
Bước 1:
- Xác định một số sông lớn trên bản đồ tự nhiên Châu Á? Các sông lớn bắt nguồn từ đâu, đổ ra những đại dương nào?
- Nhận xét đặc điểm chung của sông ngòi Châu Á?
*Bước 2:
- Gv phân lớp theo nhóm thảo luận : Mỗi nhóm nêu đặc điểm của một khu vực sông 
- N1+2: Bắc Á
- N3 + 4: Đông Á, ĐNÁ, Nam Á
- N5 + 6: Tây Á, Trung Á
- HS báo cáo kết quả.Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức.
Dựa hình 1.2 và H2.1 hãy cho biết:
 - Sông Ô-Bi bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào? Qua các đới khí hậu nào? Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu của sông lại có lũ băng lớn? 
- Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ cao nguyên nào? Chảy qua mấy quốc gia ?
* Bước 3: 
- Sông ngòi Châu Á mang lại giá trị gì?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên ở Châu Á ( 15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm 
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT hợp tác 
 Bước 1:
- HS thực hiện theo nhóm:
+ N1 + 2: Hãy cho biết dọc theo kinh tuyến 800 Đ Châu Á có những đới cảnh quan tự nhiên nào? 
+ N3 + 4: Xác định kể tên các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các đới cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa?
+ N5 + 6: Những đới cảnh quan nào chiếm diện tích lớn? Nêu đặc điểm các đới đó và tình hình phân bố, sử dụng chúng?
 Bước 2:
- HS đại diện một nhóm báo cáo
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3:Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á (7 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; cặp
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, 
Bước 1:
- Dựa vào SGK và hiểu biết của mình em hãy nêu những mặt thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên Châu Á?
 Bước 2:
- HS trả lời,HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức, tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Châu Á có nguồn tài nguyên năng lượng vô tận dồi dào (gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt...). Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này sẽ góp phần hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, hạn chế khí thải vào khí quyển.
+Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thường xảy ra bão lụt với số lượng ngày càng tăng và thất thường, gây thiệt hại ngày càng lớn, đây là hậu quả của sự biến đổi khí hậu vì vậy các em cần có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu BĐKH và tác động của BĐKH và tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của BĐKH.
1. Đặc điểm sông ngòi:
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê-Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: mạng lưới sông dày , mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan.
+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ Tây và Trung Á: ít sông nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết, băng tan.
- Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
2. Các đới cảnh quan tự nhiên:
- Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại:
 + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.
 + Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. 
 + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- Nguyên nhân: do sự phân hoá đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu Á:
- Thuận lợi: Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Đất, nước, khí hậu, động thực vật, rừng, năng lượng 
- Khó khăn:
+ Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn.
+Thiên tai thường xuyên xảy ra: Động đất, núi lửa, bão lụt
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết : (2 phút)
- GV khái quát nội dung bài học
- Gv hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK.
2. Hướng dẫn học tập (1 phút)
 - Học bài,trả lời câu hỏi, bài tập sgk/13
 - Tìm hiểu các hướng gió chính ở Châu Á.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
........

Tài liệu đính kèm:

  • docxDia_8_tuan_03_tiet_03.docx