Giáo án Địa lý 9 - Chủ đề 14: Địa lí địa phương

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội.

- Nêu được giới hạn, diện tích.

- Trình bày được đặc điểm địa hình khí hậu, thủy văn, đất, thực vật khoáng sản của tỉnh. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày và giải thích được những đặc điểm KT của địa phương.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6665Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Chủ đề 14: Địa lí địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 14/4/2015 → 28/4/2015
CHỦ ĐỀ 14: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Số tiết: 3 tiết ( 52, 53, 54)
Tuần 33, 34, 35
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội. 
- Nêu được giới hạn, diện tích. 
- Trình bày được đặc điểm địa hình khí hậu, thủy văn, đất, thực vật khoáng sản của tỉnh. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 
- Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư. 
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động trong phát triển kinh tế - xã hội. 
- Trình bày và giải thích được những đặc điểm KT của địa phương.
2. Kĩ năng: 
- Xác định bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh, các đơn vị hành chánh của tỉnh Tiền Giang. 
- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh. 
- Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế.
- Phân tích số số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh. 
- Xác định trên bản đồ (lược đồ) sự phân bố của một số ngành KT quan trọng của tỉnh ( thành phố)
- Nhận biết được các dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh Tiền Giang.
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường
- Hiểu rõ thực tế địa phương, có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước.
- Có ý thức quan tâm đến bảo vệ môi trường của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Thiết bị dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Tiền Giang
- Bản đồ Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 1. Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo.
 2. Cho biết tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta?
2. Bài mới: 
Tiền Giang là một tỉnh đồng bằng, có vùng lúa cao sản ở Cai Lậy, vườn trái cây trĩu quả ở Cái Bè vùng biển giàu có với bờ biển dài 32 km ở Gò Công Vậy điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tiền Giang như thế nào ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
	Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
Tiết 52
- Hoạt động 1:
- Quan sát bản đồ tự nhiên Tiền Giang 
? Xác định vị trí địa lí và vị trí tiếp giáp của Tiền Giang ?
- Giáp biển Đông với đường bờ biển dài 32 km thuộc các Huyện GCĐ và Tân Phú Đông.
- Diện tích Tiền Giang?
- Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tiền Giang.
- Kể tên các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Tiền Giang hiện nay.
- Hoạt động 2: 
- Dựa vào bản đồ nhận xét về địa hình Tiền Giang 
- Độ cao, hướng nghiêng?
- Nguyên nhân dẫn đến hướng nghiêng của địa hình.
- Địa hình vùng Đồng Tháp Mười có đặc điểm gì?
- Đặc điểm khí hậu Tiền Giang ntn?
- Nhiệt độ trung bình?
- Nhiệt độ tháng cao nhất, thấp nhất?
- Số giờ nắng trong năm?
- Lượng mưa trung bình năm?
- Thời gian mùa mưa, mùa khô? Tổng lượng nước từng mùa? 
- Độ ẩm trung bình?
- Chế độ gió?
- Dựa vào đặc điểm khí hậu, nêu thuận lợi, khó khăn của nó đối với sản xuất, đời sống.
- Tiền Giang có các hệ thống sông lớn nào? Xác định?
- Hệ thống kênh rạch như thế nào?
- Giá trị kinh trế của sông ng̣òi?
- Gv:giới thiệu chiều dài các sông chính và các huyện có các sông lớn chảy qua.
- Tiền Giang có những loại thổ nhưỡng nào? Đặc điểm từng loại? Phân bố? giá trị kinh tế?
- Hiện trạng rừng ở Tiền Giang như thế nào? Biện pháp khắc phục?
- Liên hệ địa phương giáo dục ý thức bảo vệ rừng.
- Tiền Giang có những loại khoáng sản nào? Phân bố? Trữ lượng như thế nào?
Tiết 53
- Dân số Tiền Giang bao nhiêu? So sánh với cả nước? 
- Hoạt động nhóm 2 hs :
- Quan sát bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2007. Nhận xét và giải thích về sự gia tăng dân số tự nhiên của Tiền Giang.
- Quan sát bảng số liệu dân số phân theo giới tính. Nhận xét kết cấu dân số theo giới tính Tiền Giang qua các năm. 
- Dân số Tiền Giang thuộc loại nào? 
- GV cung cấp số liệu mật độ DS
- Nhận xét mật độ DS của tỉnh TG so với TB cả nước và TB của vùng ĐB sông Cửu long?
- Tình hình phân bố dân cư như thế nào?
- GV chuẩn xác, cung cấp thêm thông tin
? Tại sao DS lại tập trung đông ở TP. Mỹ Tho?
- Địa phương em có những hoạt động lễ hội nào được tổ chức hàng năm? 
- Hoạt động giáo dục ở Tiền Giang như thế nào? 
- Có những loại hình đào tạo nào?
- Bên cạnh những thành tựu trên ngành giáo dục Tiền Giang gặp phải những thách thức nào?
- Hoạt động y tế của Tiền Giang như thế nào?
- Số giường bệnh?Đội ngũ cán bộ y tế? Cơ sở vật chất
- Hướng phát triển của ngành?
Tiết 54
- Nêu đặc điểm chung nền kinh tế Tiền Giang. 
- Quan sát biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành giai đoạn 2000- 2007. Em có nhận xét gì? 
 (Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm nhẹ) 
- Vai trò công nghiệp trong nền kinh tế Tiền Giang.
- Cơ cấu công nghiệp gồm có những ngành nào? 
- Phân bố công nhiệp?
- Dự kiến đến năm 2010 công nghiệp Tiền Giang phát triển như thế nào? 
- Kể tên các khu công nghiệp Tiền Giang?
- Các sản phẩm công nghiệp chính của Tiền Giang.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khu vực nông, lâm,ngư nghiệp thời kì 1991- 2000 như thế nào? 
(6.7% - ở mức cao so với Đồng bằng sông Cửu Long) 
- Nông nghiệp giữ vai trò như thế nào trong nền kinh tế Tiền Giang?
- Trong cơ cấu nông nghiệp ngành nào giữ vai trò chủ đạo?
- Đọc bảng giá trị sản xuất nông nghiệp
- Quan sát biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành giai đoạn 1995- 2010. Em có nhận xét gì? 
 (Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ) 
- Hoạt động cặp. 
- Vai trò công nghiệp trong nền kinh tế Tiền Giang.
- Cơ cấu công nghiệp gồm có những ngành nào? 
- Phân bố công nhiệp?
- Dự kiến đến năm 2010 công nghiệp Tiền Giang phát triển như thế nào? 
- Kể tên các khu công nghiệp Tiền Giang?
- Các sản phẩm công nghiệp chính của Tiền Giang.
- Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của khu vực nông, lâm,ngư nghiệp thời kì 1991- 2000 như thế nào? 
(6.7% - ở mức cao so với Đồng bằng sông Cửu Long) 
- Nông nghiệp giữ vai trò như thế nào trong nền kinh tế Tiền Giang?
- Trong cơ cấu nông nghiệp ngành nào giữ vai trò chủ đạo?
- Đọc bảng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của TG.
- Đến năm 2010 cơ cấu nông nghiệp Tiền Giang như thế nào?
- Thảo luận 4 nhóm 3 phút 
+ Nhóm 1.2: 
- Tiền Giang có thể phát triển được những loại cây trồng nào, diện tích, phân bố, sản lượng như thế nào?
+ Nhóm 3.4: 
- Có những vật nuôi nào? Phân bố? Sản lượng.
- Hs trình bày – nhận xét. 
- Gv chuẩn xác.
- Liên hệ tình hình hiện nay trong chăn nuôi, giáo dục ý thức giữ vệ sinh trong chăn nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Sản phẩm nông nghiệp chính của Tiền Giang.
- Tiền Giang có tiềm năng dịch vụ như thế nào? Phát triển ra sao?
- Dịch vụ thương mại Tiền Giang phát triển như thế nào?
- Dịch vụ giao thông vận tải ở Tiền Giang như thế nào? 
- Hoạt động bưu chính, viễn thông của Tiền Giang như thế nào?
- Tiền Giang có tiềm năng du lịch như thế nào? Tình hình phát triển ra sao?
- Liên hệ địa phương giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
+ Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên và môi trường
- 15 phút
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên tỉnh Tiền Giang như thế nào? 
- Nguyên nhân nào làm cho tài nguyên bị suy giảm?
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh Tiền Giang như thế nào? 
- Hãy nêu hiện trạng về ô nhiễm môi trường ở địa phương em và thử đề xuất những biện pháp xử lí. 
 (Tích hợp giáo dục môi trường) 
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chánh
 1. Vị trí và lãnh thổ:
- Vị trí: từ VĐ 100 13’B → 100 35’B, KĐ 1050 49’Đ 106048’Đ.
+ Bắc và ĐB giáp Long An và TP HCM
+ Tây giáp Đồng Tháp 
+ Nam giáp Vĩnh Long, Bến Tre
+ Đông giáp biển Đông.
- DT 2508,3 km2 
- Ý nghĩa: 
+ thuận lợi cho việc phát triển KT-XH với ĐB.SCL, TP.HCM và các tỉnh ĐNB.
+ Là cửa ngõ trung chuyển nguyên liệu nông sản, thực phẩm cho TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
+ Cầu nối giữa vùng KTTĐ phía Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ
2. Sự phân chia hành chính: 
- Cho đến năm 2014 có 8 huyện , 1 thành phố, 1 thị xã.
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
1. Địa hình: 
- Tương đối bằng phẳng, bị cắt xẻ bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt
- Độ cao trung bình từ 0,8m đến 1,1m
2 Khí hậu: 
- Nhiệt đới ẩm gió mùa, Nhiệt độ trung bình năm 27,10 C (2010)
 - Lượng mưa trung bình: 1400mm- 1700mm, mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 12 – 4 
- Có 2 mùa gió: mùa gió ĐB và TN
* Khí hậu có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp.
3. Thủy văn: 
- Có mạng lưới sông ng̣òi, kênh rạch chằng chịt. 
- Có sông lớn là sông Tiền,Vàm Cỏ Tâyvà một số sông nhỏ
- Thuận lợi sản xuất nông nghiệp,giao thông. 
4. Thổ nhưỡng: 
- Đa dạng, gồm 4 nhóm chính: Đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất cát giồng.
5. Tài nguyên sinh vật: 
- Rừng ngập mặn với diện tích 2028 ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao.
- Động vật: trăn, rắn, rùa, ong mật, thủy hải sản.
6. Khoáng sản: 
- Nghèo khoáng sản đáng kể là đất sét, than bùn, cát sông.
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
- Số dân: 1,68 triệu người ( 2010)
- Tỉ lệ tăng dân số là 1,0% ( 2010 ) Ž khá cao nhưng đang có xu hướng giảm
- Nguyên nhân do tỉ lệ sinh giảm nhanh trong những năm qua
2.Kết cấu dân số: 
- Tiền Giang có cơ cấu dân số trẻ.
- Tỉ lệ nữ cao hơn nam, tỉ lệ nam là 49,22%, nữ là 50,78% (2010)
- Số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc.
- Đa số thuộc dân tộc kinh.
3. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số: 669 người/km2 (2010) cao gấp 2,54 lần so với MĐDS trung bình của cả nước
- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở TP. Mĩ Tho là 2635 người/km2, Huyện Châu Thành là 1023 người/km2.
Huyện Tân Phước (169 người/km2) và Tân Phú Đông (183 người/km2) có MĐDS thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị đạt 14,7%, nông thôn 85,3%
4. Tình hình phát triển văn hóa giáo dục và y tế: 
- Văn hóa: nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này thể hiện rõ qua các di tích lịch sử, văn hóa như Óc Eo – Gò Thành, Rạch Gầm – Xoài Mút, cùng hàng trăm lễ hội.
- Giáo dục: bao gồm đầy đủ các cấp, số lượng học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy ngày càng nhiều.
- Ytế: toàn tỉnh có 216 cơ sở y tế, trong đó có 12 bệnh viện, 18 phòng khám đa khoa khu vực. Có 159/169 trạm y tế có bác sĩ, 164 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ tỉnh đến cơ sở dược đầu tư và ngày càng chuẩn hóa.
IV. Kinh tế:
1.Đặc điểm chung: 
- Chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định.
- Tổng GDP đạt 35152,9 tỉ đồng 
( 2010) tăng 9,5 lần so với năm 1990.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỉ trọng khu vực I giảm, khu vực II tăng nhanh và khu vực III giảm nhẹ.
- Cơ cấu thành phần KT: tỉ trọng khu vực KT nhà nước giảm, ngoài nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP.
2. Các ngành kinh tế 
 a. Công nghiệp: 
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng nhanh
- Gồm các ngành thế mạnh: chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
- CN chế biến chiếm 95,2% giá trị sản xuất, chế biến thủy hải sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh và có tốc độ phát triển nhanh nhất.
b. Nông – lâm – ngư nghiệp: 
* Nông nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh nổi bật của Tiền Giang.
- Ngành trồng trọt chiếm 69,5 % gíá trị sản xuất nông nghiệp 
- Cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây lương thực, cây CN, cây ăn quả
* Chăn nuôi:
- Tỉ trọng ngày càng tăng từ 12,8% (1995) lên 23,3% (2010)
- Vật nuôi chủ yếu: lợn, dê, gà, vịt
* Lâm nghiệp: 
- Tổng diện tích rừng ngập mặn là 8,15 nghìn ha, trong đó có 7,85 nghìn ha rừng trồng và 0,3 nghìn ha rừng tự nhiên.
+ Thủy sản: 
- Có nhiều tiềm năng phát triển. 
- Là ngành kinh tế quan trọng. 
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn, lợ cũng rất phát triển 
3. Dịch vụ: 
- Thương mại ngày càng phát triển rộng khắp. 
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá nhanh.
- Giao thông vận tải: Quốc lộ 1 A, quốc lộ 50 .
- Bưu chính viễn thông chất lượng ngày càng được nâng cao. 
- Du lịch có nhiều khởi sắc. 
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường: 
1.Hiện trạng suy giảm tài nguyên môi trường: 
- Tài nguyên nước suy giảm về chất lượng và trữ lượng. 
- Tài nguyên đất bị khai thác quá mức. 
- Tài nguyên thủy sản suy giảm. 
2. Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường: 
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xă hội. 
- Lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường vào các trường học. 
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. 
- Khai thác, sử dụng, quản lí và bảo vệ tài nguyên phải tuân thủ theo quy hoạch và chú trọng hướng phát triển bền vững. 
IV. Tổng kết - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
Tổng kết: 
- Xác định nêu đặc điểm vị trí Tiền Giang?
- Đặc điểm tự nhiên của Tiền Giang đem lại những thuận lợi khó khăn gì trong sản xuất và đời sống? 
- Nêu đặc điểm dân cư Tiền Giang? 
- Tiền Giang có nguồn lao động như thế nào? Đặc điểm?
- Hoạt động giáo dục, y tế nước ta phát triển như thế nào?
- Tiền Giang có thuận lợi, khó khăn ǵ trong phát triển kinh tế? 
- Địa phương em có thể phát triển được các ngành kinh tế nào?
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Chuẩn bị bài 44:TH:phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương 
- Xem lại kiến thức đă học bài 41- 43. 
- Xem lại cơ cấu kinh tế của Tiền Giang,cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_41_Dia_li_tinh_thanh_pho.doc