Giáo án Địa lý 9 - Địa lí dân cư

I . Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức :

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Kĩ năng :

 - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số dân cả nước.

- Thu thập thông tin về một dân tộc ( số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu, )

 3. Thái độ:

 - Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.

4. Năng lực:

 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê, sử dụng átlát Địa lí.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2338Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Địa lí dân cư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM ( Tiếp theo)
 ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Ngày soạn: 13/ 8 /2015
TIẾT 1- Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I . Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : 
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng :
 - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau. Dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số dân cả nước.
- Thu thập thông tin về một dân tộc ( số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu,)
 3. Thái độ:
 - Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.
4. Năng lực:
 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê, sử dụng átlát Địa lí.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên : 
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam 
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
2. Học sinh : Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2.Khởi động: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung Địa lí Việt Nam lớp 8. Sau đó Gv khái quát hóa chương trình Địa lí 9. 
3. Bài mới :
 Vào bài: Nuớc ta có bao nhiêu dân tộc? Đặc điểm các dân tộc ra sao ? Sự phân bố các dân tộc như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay . Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
+ Hoạt động 1 : Cá nhân: I. Các dân tộc ở nước ta 
Mục tiều: HS nắm được Việt Nam có 54 dân tộc an hem cùng chung sống, mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán, ngoài ra còn có bộ phận người Việt định cư ở nước ngoài.
Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề.
Phương tiện: bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam, bộ tranh ảnh các dân tộc.
Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
 Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
. 
- Quan sát bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Nêu vài nét khái quát về dân tộc Việt và các dân tộc ít người .
- Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ? 
- Quan sát hình1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc. Nhận xét?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phân bố chủ yếu ở đâu? Làm nghề gì?
- Các dân tộc ít người phân bố ở đâu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của dân tộc ít người mà em biết? 
- Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không? 
? Người Việt định cư ở nước ngoài có phải là bộ phận của DT VN không?
- Chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước.
- Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?
 - Nước ta có 54 dân tộc, người Việt( Kinh) chiếm đa số. Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
- Dân tộc Việt( Kinh) có số dân đông nhất 86% dân số cả nước. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo . Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Hoạt động 2: II. II. Sự phân bố các dân tộc : Nhóm
 - Mục tiếu: HS nắm được dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước nhưng chủ yếu ở đống bằng và ven biển, các dân tộc ít người phân bố ở Trung du và miền núi, trong phân bố dân cư hiện nay có nhiều sự thay đổi.
- Phương pháp: Nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện: Bản đồ phân bố các dân tộc.
- Năng lực: tự học, tự quản lí, giao tiếp, ngôn ngữ, tính toán, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Nhóm 1,2 tìm hiểu về dân tộc Việt.
- Nhóm 3,4 tìm hiểu về các dân tộc ít người.
+ Quan sát lược đồ phân bố các dân tộcViệt Nam hình 1.3 cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? 
+ Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi? 
+ Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào?
( Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê, Gia rai, Mnông.
- Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa, )
- Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào?
- Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? 
1. Dân tộc Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp nước song chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2. Các dân tộc ít người 
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du . 
* Sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía Bắc.
+ Trường Sơn- Tây Nguyên.
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
4. Tổng kết: 
- GV gọi HS tổng kết nội dung bài học bằng cách trả lời các câu hỏi :
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 + Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.
 + Phân bố các dân tộc.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài và làm bài tập 1,2,3 SGK.
- Chuẩn bị bài 2: Dân số và gia tăng dân số 
 + Quan sát hình 2.1 .Nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta qua các thời kì ?
 + Nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số ? Cơ cấu dân số nước ta như thế nào ?
Ngày soạn: 15/8/2015
TIẾT - Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I . Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức : 
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.
- Hiểu dân số đông , gia tăng nhanh đã gây sức ép đối với tài nguyên, môi trường , thấy được sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo sự cân bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền vững. 
- Tư duy: thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, các bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về đặc điểm dân số Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số và cơ cấu dân sô với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng :
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số , bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới nước ta trong giai đoạn 1989-1999.
- Phân tích biểu đồ bảng số liệu về dân số và dân số với môi trường.
3. Thái độ:
- Có ý thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường . Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách về dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng .
4. Năng lực: 
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sáng tạo, làm chủ bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê, sử dụng átlát Địa lí, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ địa lí, mối quan hệ nhân quả địa lí, phân tích biểu đồ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
 1. Giáo viên:
- Biểu đồ dân số Việt Nam .
- Tháp dân số Việt Nam năm 1989, 1999.
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường , chất lượng cuộc sống .
2. Học sinh : Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Khởi động: GV kiểm tra bài cũ
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? 
- Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó? 
3. Bài mới:
 Vào bài: Dân số nước ta như thế nào? Sự gia tăng dân số ra sao? Nước ta có cơ cấu dân số như thế nào ? 
+ Hoạt động 1: I. Số dân : cả lớp
Mục tiêu: HS nắm được số dân của Việt Nam năm 2003 và hiện nay, nhận định được Việt Nam là quốc gia đông dân, từ đó đánh giá được nguyên nhân, hậu quả, giải pháp giải quyết vấn đề dân số.
Phương pháp: nêu vấn đề.
Phương tiện: biểu đồ dân số hoặc Atlat Địa lí.
Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, tính toán, tư duy tổng hợp, sử dụng biểu đồ, tranh ảnh, phân tích mối quan hệ nhân quả Địa lí.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
- Số dân Việt Nam năm 2003 là bao nhiêu?
- Em biết gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta .
( Diện tích đứng thứ 58 trên thế giới, dân số đứng thứ 14 trên thế giới . Đứng thứ 3 ở Đông Nam Á. Việt Nam là nuớc đông dân ).
 - Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người
- Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới 
+ Hoạt động 2: II. Gia tăng dân số: cặp đôi.
- Mục tiêu: HS nắm được Việt Nam có tỷ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các thời kỳ, hiện nay bằng mức trung bình của thế giới là 1,4%. HS nêu được các nguyên nhân của việc gia tăng dân sô, hậu quả và biện pháp giải quyết vấn đề dân số hiện nay.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện: Biểu đồ dân số, tranh ảnh.
- Năng lực: phân tích biểu đồ, tính toán, tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tư duy tổng hợp.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Quan sát biểu đồ (hình 2.1
- Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta?
Cho HS thảo luận: Cho biết vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ?
- HS trình bày . 
- Gv chuẩn xác:
- Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên, gia tăng dân số và giải thích?:
- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? 
( tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, nguồn năng lượng bị khai thác quá mức)
Liên hệ giáo dục HS bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng)
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta? 
- Hiện nay tỉ lệ sinh, tử của nước ta như thế nào? Tại sao? 
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? 
- Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước. 
Giải thích.(cao nhất Tây Nguyên, Tây Bắc vì đây là vùng núi và cao nguyên)
- Dân số nước ta tăng nhanh liên tục, tăng cao trung bình 1 triệu người / năm 
- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.
Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép lớn đối với tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế - xã hôi.
+ Hoạt động 3: III. Cơ cấu dân số : Cá nhân
- Mục tiêu: HS nắm được cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Việt Nam thuộc loại trẻ nhưng đang có xu hướng già đi, cơ cấu dân số theo giới tính đang dần tiến tới cân bằng.
- Phương pháp: đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương tiện: bảng số liệu SGK, hoặc tháp dân số Việt Nam.
- Năng lực: tự học, làm chủ bản thân, phân tích tháp dân số, bảng số liệu, tính toán, phân tích mối quan hệ nhân quả địa lí. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- Căn cứ số liệu ở bảng 2.2 Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999 đặc biệt là nhóm 0-14 tuổi.
- Nêu dẫn chứng và những vấn đề đặt ra về giáo dục, y tế, việc làm đối với các công dân tương lai?
- Nhận xét tỉ lệ nam nữ ở nước ta? 
- Căn cứ số liệu ở bảng 2.2, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999
-Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng như thế nào ? Giải thích
+ Theo độ tuổi :
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ trẻ em đông .
- Cơ cấu dân có xu hướng già đi, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên .
+ Theo giới tính :
- Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam có sự khác nhau giữa các vùng .
- Tỉ lệ giới tính đang ngày càng cân bằng .
4. Tổng kết: GV cho HS tổng kết nội dung bài học bằng cách trả lời các câu hỏi: 
-Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài và hoàn thành vở bài tập .
- Chuẩn bị bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
 + Quan sát hình 3.1 và bảng 3.1 Sự phân bố dân cư ở nước ta như thế nào ?
 + Nước ta có các loại hình quần cư nào ? Đặc điểm ?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_hoc_theo_nang_luc_tuan_1_mon_Dia_li_9_nam_hoc_20152016.doc