A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết đư¬ợc nư¬ớc ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn kí năng sử dụng bản đồ.
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố của các dân tộc chính ở nước ta.
4. Nội dung tích hợp:
1. Giáo viên - Phiếu học tập. - Bảng phụ : Biểu đồ miền, biểu đồ 3 đường biểu diễn. 2. Học sinh - SGK, dụng cụ học tập - Bài mới C. TIẾN TRÌNH D-H : I. Tổ chức: 9a: 9b: 9c: 9d: 9e: II. Kiểm tra: - Kết hợp phần ôn tập. III. Bài mới 1. Khám phá Trong những tiết học trước chúng ta đã được học về phần địa lí dân cư và phần địa lí KT chung. Để cho giờ KT 1 tiết đạt hiệu quả cao, hôm nay chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại những kiến thức trọng tâm trong hai phần địa lí đã học. 2. Kết nối Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt ->Trước tiên chúng ta sẽ ôn tập lại phần lí thuyết. * VN là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình XD và bảo vệ TQ. - GV chia lớp làm 4 nhóm (hoặc 8 nhóm, tùy theo số bàn học trong lớp -> để mỗi bàn là một nhóm) -> GV phát phiếu học tập cho HS (hs thảo luận trong 4 phút) 1. Phiếu học tập số 1: (?) Đánh dấu x vào 5 câu trả lời đúng? Việt Nam có: (?) Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả đối với những vấn đề gì? -> DS tăng nhanh gây hậu quả đối với: + Kinh tế: lao động và việc làm, tốc độ tăng trưởng KT, tiêu dùng và tích lũy. + Xã hội: GD, y tế, thu nhập và mức sống + Môi trường: Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của MT. - Yêu cầu HS đọc phiếu học tập. GV hướng dẫn hs vận dụng kiến thức đã học để trả lời. -> Gọi đại diện nhóm trình bày KQ. Nhóm khác NX, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức lên bảng. (?) Trong cộng đồng các dân tộc VN, dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? - GV lưu ý: Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư chú chính của các dân tộc ít người. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục, tập quán - VN là nước đông dân thứ 14 trên TG và đứng thứ 3 trong KV Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a; Phi-líp-pin. Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối của TK XX. -> Hiện nay DS VN đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp 1.43%. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác DS, KHHGĐ ở nước ta. Tuy vậy mỗi năm DS nước ta vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. (?) Hiện nay, cơ cấu DS theo độ tuổi của nước ta có sự thay đổi ntn? * GV yêu cầu hs về nhà xem lại : phần phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống. -> Nền KT nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và nhiều khó khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới. * GV phát phiếu học tập cho hs (hs làm việc cá nhân). Yêu cầu hs đọc phiếu học tập. GV dành 7 phút cho hs làm bài. 2. Phiếu học tập số 2: * Hãy khoanh tròn và đánh dấu (x) vào ô trống câu trả lời đúng. (?) Hiện tại nền KT nước ta chuyển dịch theo hướng nào? (?) Cơ cấu GDP phân theo thành phần KT nước ta, thành phần KT nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? - Thành phần KT nhà nước chiếm tỉ trọng lớn: 38.4% trong cơ cấu GDP (2002) (?) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nông nghiệp ở nước ta? -> Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Lúa là cây lương thực chính. (?) Trình bày các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta? -> Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên ưu thế về tài nguyên thiên nhiên hoặc dựa trên thế mạnh về lao động. -> Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và ĐB Sông Hồng vì có ưu thế về: + Vị trí địa lí và tài nguyên. + Lao động và thị trường. + Cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh. + Tất cả các ưu thế trên. (?) Đặc điểm của ngành GTVT là? - Vận tải đường bộ có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. - Có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa (67.68%), giá thành rẻ, vận chuyển được nhiều loại hàng hóa cồng kềnh đến nơi yêu cầu nhanh. - GV yêu cầu HS trình bày KQ. Gọi hs khác NX. - GV chuẩn xác kiến thức. * GV yêu cầu hs về nhà xem lại: + B9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. + B13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của DV. + B15: Thương mại và DL. * GV nhắc lại các bước vẽ biểu đồ hình tròn. + B1: Lập bảng số liệu đã xử lí. Làm tròn số sao cho tổng các thành phần bằng 100%. + B2: Vẽ biểu đồ theo qui tắc vẽ từ “tia 12 giờ” -> Vẽ theo chiều kim đồng hồ. + B3: Vẽ các hình quạt với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng. -> GV treo bài vẽ mẫu để hs quan sát, Nx. * GV nhắc lại cách vẽ biểu đồ 3, 4 đường biểu diễn. + Vẽ trên một hệ trục tọa độ: - Trục tung biểu diễn số liệu (%, nghìn, triệu) - Trục hoành biểu diễn các năm. - Gốc tọa độ = 0 hoặc trùng với năm gốc. - Khoảng cách giữa các năm tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài. - Ghi tên biểu đồ. Lập bảng chú giải. - Nhận xét. -> GV treo biểu đồ mẫu cho hs quan sát và khẳng định lại cách vẽ. * GV nhắc lại cách vẽ biểu đồ miền. + B1: nhận biết và phân tích các số liệu. + B2: Vẽ biểu đồ miền. - Trục tung biểu diễn trị số 100% (tổng số). - Trục hoành: biểu diễn các năm. Khoảng cách giữa các điểm dài hay ngắn tương ứng với khoảng cách các năm. - Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu, cách xác định các điểm vẽ giống biểu đồ cột chồng. - Vẽ đến đâu tô màu hay kẻ vạch đến đó đồng thời thiết lập bảng chú giải. - Trong trường hợp chuỗi số liệu của ít năm thì vẽ biểu đồ hình tròn. Chuỗi số liệu nhiều năm thì vẽ biểu đồ miền. -> GV treo BĐ mẫu để hs nhận xét, GV khẳng định lại cách vẽ. A. LÍ THUYẾT: I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ: Câu 1: Việt Nam có: 5a. 60 dân tộc 5c. 54 dân tộc 5b. 45 dân tộc 5d. 52 dân tộc Câu 2: 5a. Tài nguyên môi trường. 5b. Chất lượng cuộc sống. 5c. Sự phát triển KT. 5d. Tất cả các đáp án trên. - Dân tộc Việt (Kinh): 86% dân số cả nước. - Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. II. ĐỊA LÍ KINH TẾ: Câu 1: a. Theo hướng công nghiệp hóa. b. Giảm tỉ trọng các ngành nông-lâm- ngư ngiệp, tăng tỉ trọng các ngành CN-XD và DV. c. Theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn. d. Tất cả các hướng trên. Câu 2: a. KT có vốn đầu tư nước ngoài. b. KT tập thể. c. KT nhà nước. d. KT tư nhân và KT cá thể. Câu 3: - Các nhân tố TN: tài nguyên đất, nước, khí hậu, nước, sinh vật. - Các nhân tố KT-XH: dân cư và lao động nông thon, CSVCKT, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước. Câu 4: - Các ngành công nghiệp trọng điểm: + CN khai thác nhiên liệu. + CN điện. + Một số ngành CN nặng khác: cơ khí, điện tử, hóa chất, SXVLXD. + CN chế biến LTTP. + CN dệt may. Câu 5: a. Không tạo ra sản phẩm vật chất mới. b. Làm tăng giá trị sản phẩm nhờ di chuyển vị trí. c. Tạo thuận lợi cho đời sống và SX có cơ hội phát triển. d. Các đáp án trên đều đúng. B. KĨ NĂNG: 1. Biểu đồ hình tròn: - Bài tập 2 (T23). - Bài tập 1 (T38). -> Treo biểu đồ mẫu. 2. Biểu đồ 3, 4 đường biểu diễn: - Bài tập 3 (T37). - Bài tập 2 (T38). -> Treo biểu đồ mẫu. 3. Biểu đồ miền: - Bài tập 1 (T60) -> Treo biểu đồ mẫu. IV. Củng cố: - GV hệ thống nội dung kiến thức trọng tâm. V. HDVN: - Ôn tập tốt, giờ sau KT 1 tiết. ************************************************* Ngày soạn:10/10/2015 Ngày giảng: 15/10/2015 TIẾT 18 . KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: - Qua giờ kiểm tra giúp giao viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. - Giúp học sinh kiểm tra được khả năng học tập của mình để từ đó điều chỉnh lại phương pháp học tập cho phù hợp. - Học sinh được rèn kĩ năng trình bày kiến thức bằng văn bản. Kiểm tra, đánh giá được các kĩ năng học địa lí của bản thân. II. ĐỀ BÀI VÀ ĐIỂM SỐ: 1. Ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT Hình thức TNKQ+ Tự luận Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Dân cư - Một số đặc điểm dân cư Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỷ lệ: 15% 3 1,5 15% 3 1,5 15% Chủ đề 2: Địa lí các ngành kinh tế Học sinh hiểu chức năng của từng loại rừng Học sinh hiểu vai trò và sự phân bố của ngành dịch vụ. - Học sinh vận dụng vẽ được biểu đồ, nhận xét các thành phần kinh tế ở nước ta. Số câu: 3 Số điểm: 8,5 Tỷ lệ: 85% 1 1,5 15% 1 3 30% 1 4 40% 2 7 70% Tổng số câu: 6 Tổng số điểm: 10 Tỷ lệ 100% 3 1,5 15% 2 4,5 45% 1 4 40% 9 10 100% 2. Đề bài và điểm số chi tiết: * Trắc nghiệm khách quan( 3,0 điểm) Câu 1: Dân tộc nào có số dân đông nhất nước ta? Kinh( Việt) c. Chăm Mường d. Tày Câu 2: Lực lượng lao động không qua đào tạo của nước ta năm 2003 là? 75,8% c. 71,5% 59% d. 78,8% Câu 3: Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay là? Đường sông Đường sắt Đường bộ Đường biển Đường hàng không Câu 4: Nôi ý ở cột 1 và 2 sao cho đúng: 1. Loại rừng 2. Chức năng 1. Rừng đặc dụng 2. Rừng phòng hộ 3. Rừng sản xuất a. Là rừng đầu nguồn các con sông, rừng chắn cát ven biển b. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. c. Là các vườn quốc gia, và các khu dự trữ thiên nhiên. * Tự luận: ( 7,0 điểm) Câu 1(3đ): Hãy trình bày vai trò và sự phân bố ngành dịch vụ của nước ta? Câu 2(4đ): Cho bảng số liệu sau: Các TP kinh tế Tỉ lệ (%) KT nhà nước 38.4 KT tập thể 8.0 KT tư nhân 8.3 KT cá thể 31.6 KT có vốn đầu tư nước ngoài. 13.7 a. Vẽ biểu đồ phù hợp thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002? b. Nhận xét về cơ cấu các thành phần kinh tế? III. Đáp án- thang điểm chi tiết: CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM * Trắc nghiệm khách quan Câu 1 : a Câu 2: d Câu 3: c Câu 4: 1 - c 2 - a 3 - b 0.5đ/câu 1 * Tự luận: Vai trò của ngành dịch vụ: - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành KT. - Tiêu thụ sản phẩm, tạo mối liên hệ giữa các ngành SX trong và ngoài nước. - Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống, tạo nguồn thu nhập lớn. Sự phân bố: - Các hoạt động DV ở nước ta phân bố không đều. - Hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân cư và kinh tế phát triển. - Hà Nội, TP HCM là 2 trung tâm DV lớn và đa dạng nhất nước ta. 0,5 0.5 0.5 0,5 0,5 0,5 3. * Yêu cầu: - Vẽ đúng dạng biểu đồ. - Tỉ lệ chia hợp lí, sạch đẹp. - Có tên biểu đồ, bảng chú giải. - Nhận xét hợp lí. 1,0 1,0 1.0 1.0 IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA: 1. Tổ chức: 9b: 9c: 9d: 9e: 2. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của học sinh. - Ý thức làm bài, nộp bài của học sinh. 3. Nhận xét: - Quá trình làm bài của học sinh. 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Làm lại bài kiểm tra. - Chuẩn bị bài 17. Phần xét duyệt. Xét duyệt của tổ chuyên môn Thu Cóc, ngµy 20 th¸ng 10 n¨m 2014 Tổ trưởng T¹ Quèc Hng *********************************************** Tuần 10 Ngày soạn: 20/ 10/ 2014 Ngày giảng: 27./10./2014 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TIẾT 19. BÀI 17: VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được ý nghĩa của vị trí địa lí, những thế mạnh và những khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng - Biết được đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, đánh giá được trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và xác định được ranh giới giữa hai tiểu vùng 3. Tư tưởng - Giáo dục ý thức học tập bộ môn - Thêm yêu quê hương đất nước 3. Nội dung tích hợp a. Kĩ năng sống; Không b. Môi trường - Biết Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu về khoáng sản, thủy điện, đa dạng sinh học - Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường - Kĩ năng: sử dụng lược đồ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để phân tích tiềm năng của vùng’ c.ỨngphóvớiBĐKH - Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối diễ ra trong những năm gần đây ở TDMNBB đã gây ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất - Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý là rất cần thiết. d. Di sản: - Nắm được các di sản của vùng - Biết trân trọng và bảo vệ các di sản đó B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập - Bài mới - Tranh ảnh minh họa cho bài dạy C. TIẾN TRÌNH D-H : I.Tổ chức 9b: 9c: 9d: 9e: II. Kiểm tra - Không kiểm tra III. Bài mới: 1. Khám phá: - GV giới thiệu bài. 2. Kết nối: Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt + Bước 1: Giáo viên treo lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ yêu cầu học sinh quan sát và đọc kênh chữ sách giáo khoa. - Quan sát lược đồ hãy xác định vị trí giới hạn lãnh thổ của vùng? - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đó? + Bước 2: - Học sinh trả lời, chỉ bản đồ - Học sinh khác bổ xung - Giáo viên nhận xét kết luận HĐ 2: Hoạt động nhóm + Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát kênh hình. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận câu hỏi theo mẫu phiếu trong thời gian 7 phút. - Nhóm 1: - Quan sát bảng 17.1 Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa Tây Bắc và Đông Bắc? - Nhóm 2: - Tìm hiểu đặc điểm địa hình của vùng và cho biết những thuận lợi và khó khăn do địa hình mang lại cho vùng? - Nhóm 3: - Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu của vùng, những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại? - Nhóm 4: - Tại sao nói Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên thiên nhiên và thủy điện? + Bước 2: - Các nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác bổ sung - Giáo viên nhận xét kết luận + Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi - Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh tự nhiên gì? - Những khó khăn do tự nhiên mang lại cho vùng? - Học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên nhận xét kết luận ? Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có những tài nguyên du lịch nhân văn nào ? Những tài nguyên nào được công nhận di sản văn hóa ? - Hát Xoan, tín ngưỡng vua Hùng... + Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát Bảng 17.2 và đọc kênh chữ sách giáo khoa - Kể tên các dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? - Quan sát bảng 17.2 nhận xét đời sống dân cư của vùng và nhận xét sự chênh lệch về dân cư xã hội của Tây Bắc và Đông Bắc? + Bước 2: - Học sinh trả lời - Học sinh khác bổ xung - Giáo viên nhận xét kêt luận I . Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vị trí địa lí: + Bắc: Giáp Trung Quốc + Tây: Giáp Lào + Đông Nam: Giáp biển + Nam Giáp Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ - Ý nghĩa: + Thuận lợi cho giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa giữa vùng với các vùng khác và với Trung Quốc và Lào + Khó khăn: vấn đề an ninh biên giới II . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện tự nhiên có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây 1. Địa hình - Là vùng có đặc trưng địa hình cao nhất cả nước đặc biệt có vùng trung du dạng đồi bát úp có giá trị kinh tế. Địa hình phía Tây Bắc là hệ thống núi cao đồ sộ, phía Đông Bắc chủ yếu là vùng đồi thoải 2. Khí hậu: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh - Thuận lợi cho phát triển cây cận nhiệt và ôn đới tuy nhiên cần chú ý sương muối và các hiện tượng bất thường của thời tiết 3. Khoáng sản: - Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú tập chung 90% trữ lượng khoáng sản của cả nước - Tiền năng thủy điện phong phú III . Đặc điểm dân cư - xã hội - Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Dao, Thái, H/Mông - Đời sống dân cư cong nhiều khó khăn, song nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện phát triển kinh tế. IV. Củng cố : - Giáo viên chốt lại kiến thức chính - Cho học sinh đọc sách giáo khoa phần kết luận - Học sinh làm bài tập trắc nghiệm V. HDVN : - Học sinh học bài cũ - Làm bài tập sách giáo khoa - Chuẩn bị trước bài 18 ***************************************************** Ngày soạn: 28/10/2014 Ngày giảng:30/10./2014 TIẾT 20. BÀI 18: VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu những vấn đề cơ bản về tình hình phát triển kinh tế ở Trung du Miền núi Bắc Bộ: Về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - Nhận biết vị trí và tầm quan trọng của các trung tâm kinh tế trong vùng 2. Kĩ năng - Khai thác các kênh chữ, kênh hình để phân tích, giải thích các kiến thức trong bài 3. Tư tưởng - Giáo dục ý thức học tập bộ môn - Thêm yêu quê hương đất nước 4. Nội dung tích hợp : a. Kĩ năng sống: không b. Môi trường: không c. Di sản: - Nắm được các di sản của vùng - Biết trân trọng và bảo vệ các di sản đó B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Lược đồ kinh tế vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập - Bài mới - Tranh ảnh minh họa cho bài dạy C. TIẾN TRÌNH D-H : I.Tổ chức : 9b: 9c: 9d: 9e: II. Kiểm tra: - Cho biết những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và Miền núi Bắc Bộ? III. Bài mới 1. Khám phá: Giáo viên vào bài cho học sinh 2. Kết nối Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt HĐ 1: Hoạt động cá nhân + Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ tự nhiên của TD miền núi Bắc Bộ - Kể tên các nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp của TDMN Bắc Bộ từ đó cho biết TDMN Bắc Bộ có thế mạnh công nghiệp gì? - Hãy cho biết vai trò của các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang? - Các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ được phát triển trên cơ sở nào? Lấy VD minh hoạ? HĐ 2: Hoạt động + Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa và quan sát lược đồ H18.1. - Bằng kiến thức đã học hãy cho biết đặc điểm khí hậu của vùng và cho biết những thuận lợi mà khí hậu đem lại cho vùng? + Bước 2: - Học sinh trả lời - Học sinh khác bổ xung - Giáo viên nhận xét kêt luận + Bước 3: Giáo viên chia lớp thành nhóm thảo luận câu hỏi theo mẫu phiếu: - Nhóm 1: - Tìm hiểu về cây lương thực: + Các cây lương thực: + Chỉ trên bản đồ các vùng trồng cây lương thực? - Nhóm 2: - Tìm hiểu đặc điểm cây công nghiệp? - Chỉ trên bản đồ vùng trồng cây công nghiệp? - Nhóm 3: - Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp? - Nhóm 4: - Tìm hiểu về ngành chăn nuôi? - Nhóm 5: - Tìm hiểu về ngành thuỷ sản? - Nhóm 6: - Tìm hiểu về những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng? + Bước 4: Các nhóm trả lời Nhóm khác bổ xung Giáo viên kết luận HĐ 3: Hoạt động cá nhân + Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát H14.1 - Kể tên các tuyến đường quan trọng và nêu vai trò của GTVT? - Chỉ trên bản đồ các cửa khẩu quốc tế và cho biết vai trò? - Cho biết các tài nguyên du lịch của vùng? + Bước 2: - Học sinh trả lời - Chỉ bản đồ - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên nhận xét kêt luận + Bước 3: Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ và đọc sách giáo khoa phần V. - Chỉ trên bản đồ và nêu chức năng của thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. - Chỉ trên bản đồ các trung tâm kinh tế của vùng + Bước : - Học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung - Giáo viên nhận xét kêt luận IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp - Tập chung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng - Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ được phát triển dựa trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ 2. Nông nghiệp - Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển. - Lúa và ngô là nguồn lương thực chính của vùng Trung du miền núi phía Bắc. - Cây chè là thế mạnh của vùng và chiếm tỉ trọng lớn nhất, có thương hiệu nổi tiếng. - Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông lâm kết hợp - Đàn Châu chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (57,3%) - Thuỷ sản bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế . - Phát triển nông nghiệp còn nhiều khó khăn 3. Dịch vụ: - Hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông đã tạo ra mối liên hệ trong vùng và với vùng khác. - Các cửa khẩu quốc tế: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang góp phần thúc đẩy quan hệ trao đổi hàng hoá với Trung Quốc và Lào - Hoạt động du lịch là thế mạnh của vùng đặc biệt là vịnh Hạ Long. V. Các trung tâm kinh tế - Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là các trung tâm kinh tế, mỗi trung tâm có một chức năng riêng IV. Củng cố: - Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc còn thuỷ điện lại là thế mạnh của vùng núi Tây Bắc - Cho biết Trung du miền núi Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển cây chè? - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của các cửa khẩu, các trung tâm kinh tế? V. HDVN: - Học sinh học bài cũ - Làm bài tập sách giáo khoa - Chuẩn bị trước bài 19 Phần xét duyệt. Xét duyệt của tổ chuyên môn Thu Cóc, ngµy 27 th¸ng 10 n¨m 2014 Tổ trưởng T¹ Quèc Hng Tuần 11 Ngày soạn: 30/10/2014 Ngày giảng03/11/2014 TIẾT 21. BÀI 19: THỰC HÀNH : ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết các kĩ năng đọc bản đồ - Phân tích đánh giá được tiểm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ. 3. Kĩ năng:. - Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp . 3. Tư tưởng - Giáo dục ý thức học tập bộ môn - Thêm yêu quê hương đất nước 4. Nội dung tích hợp a. Kĩ năng sống - Tư duy: phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ , ý tưởng, láng nghe, phản hồi tích cực - Làm chủ bản thân, quản lí thời gian,đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. b.Môi trường:không B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Lược đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Học sinh - SGK, đồ dùng học tập - Bài mới - Tranh ảnh minh họa cho bài dạy C. TIẾN TRÌNH D-H: I. Tổ chức 9b: 9c: 9d: 9e: II. Kiểm tra bài cũ : - Vì sao nói Miền núi và Trung du phía Bắc có vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp cơ bản của nước ta? III. Bài mới 1. Khám phá 2. Kết nối Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt + Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
Tài liệu đính kèm: