Giáo án Địa lý 9 - Tiết 23: Vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)

 I- Mục tiêu bài học :

 1.Kiến thức:

 - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng ; trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn tỷ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực .

 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế

 - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

 2. Kĩ năng:

 Phân tích biểu đồ, bảng số liệu để hiểu và trình bày sự phát triển KT của vùng.

 II- Thiết bị dạy học :

 - Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng .

 - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng .

 III- Hoạt động dạy học :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 1. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì đến việc phát triển kinh tế xã hội ? Xác định giới hạn của vùng.

 2.Cho biết những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội của vùng đối với phát triển KT-XH.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Tiết 23: Vùng đồng bằng sông hồng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7/11/2015
Tiết 23: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (tiếp theo)
 I- Mục tiêu bài học : 
 1.Kiến thức:
 - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng ; trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn tỷ trọng cao, nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực . 
 - Nêu được tên các trung tâm kinh tế
 - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
 2. Kĩ năng:
 Phân tích biểu đồ, bảng số liệu để hiểu và trình bày sự phát triển KT của vùng.
 II- Thiết bị dạy học :
 - Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng . 
 - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng . 
 III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì đến việc phát triển kinh tế xã hội ? Xác định giới hạn của vùng.
 2.Cho biết những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội của vùng đối với phát triển KT-XH.
 2. Bài mới : 
 * Mở bài : 
Trong cơ cấu GDP , công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực, nông, lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng.
 Vùng KT trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống của vùng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV: Công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng hình thành và phát triển mạnh nhất vào thời kỳ nào ? 
Quan sát h 21.1 nhận xét về sự chuyển biến tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 1995 – 2002?
 Cho biết giá trị sản xuất công nghiệp của vùng từ 1995-2002 ? chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước ? 
 Phần lớn giá trị sx CN tập trung ở đâu? 
 CN trọng điểm bao gồm các ngành nào?
 Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng? (h .21.3)
 Dựa vào h 21.2 cho biết địa bàn phân bố của các ngành CN trọng điểm.
- Cho hs thảo luận nhóm dựa vào SGK và bảng 21.1 theo các câu hỏi sau:
 So sánh diện tích và tổng sản lượng LT của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng S. Cửu Long ? 
So sánh năng suất lúa của ĐB sông Hồng với ĐB sông Cửu Long và cả nước ? Vì sao vùng có năng suất cao nhất nước?( trình độ thâm canh cao,cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nhu cầu LT với số dân đông)
 Đồng bằng sông Hồng có những ưu thế nào để phát triển cây mùa đông ? 
- Nêu lợi ích KT của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng ?
( tạo cơ cấu cây trồng đa dạng, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực cho vùng và xuất khẩu)
 Em hãy kể các cây vụ đông mà em biết ? 
- Ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào ? Vì sao chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất?
- GV nêu những hạn chế của vùng trong việc sx lương thực( thừa lđ, thời tiết kém ổn định, dt đất thu hẹp, ô nhiễm MT do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu)
- GV chuyển ý:
-Tại sao kinh tế phát triển thì hoạt động dịch vụ cũng phát triển ? 
- Dựa vào h 21.2 và sự hiểu biết hãy xác định vị trí và ý nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài?
- Tại sao nói Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước
- HP: TP cảng, đầu mối GT quốc tế, tiếp nhận và xuất nhập khẩu tại vùng d. hải
- Nội bài nối các sân bay quốc tế qua quan hệ ngoại giao, vận chuyển hàng hóa, hành khách.
- Em hãy kể các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của vùng ? ( h 21.4)
- Bưu chính VT phát triển như thế nào ? Kể các thành tựu của ngành bưu chính VT ?
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có những trung tâm kinh tế lớn nào? 
 Kể các ngành công nghiệp của hai trung tâm 
- Xác định trên H 21.2 hãy xác định vị trí của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KT trọng điểm Bắc Bộ ? 
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh nào ? Diện tích, số dân là bao nhiêu ? 
- Nêu vai trò của vùng KT trọng điểm BBộ?
- GV kết luận
IV-Tình hình phát triển kinh tế 
Công nghiệp : 
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH, HĐH.
- Giá trị sx công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước (2002)
- Phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng
- Các ngành trọng điểm: CBLTTP, sx hàng tiêu dùng, sx vật liệu xd, cơ khí.
2. Nông nghiệp :
-Trồng trọt:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng suất lúa 56,4 tạ/ ha(2002)
- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chăn nuôi gia súc: đàn lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước
Chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.
Dịch vụ : 
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển mạnh .
 - Hà Nội , Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, hai trung tâm du lịch lớn nhất.
- Nhiều địa danh du lịch hấp dẫn: Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Cát Bà...
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh ở Hà Nội.
V- Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 
- Hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội , Hải Phòng .
*Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Gồm 7 tỉnh và thành phố.
- Vai trò: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lí TNTN và nguồn lao động của cả 2 vùng ĐB S. Hồng, TD và MNBBộ.
 3.Củng cố: 
 1) Ngành nào không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng:
 A.Chế biến lương thực, thực phẩm. B.Năng lượng.
 B. Sản xuất hàng tiêu dùng. D.Vật liệu xây dựng.
 2) Trong nông nghiệp, ĐB sông Hồng có thành tựu lớn nhất so với các vùng khác:
 A.Sản lượng rau quả ôn đới. B.Đàn lợn nuôi.
 B.Năng suất lúa. D.Cả 3 mặt trên.
 3) Chứng minh Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch? 
 4.Hướng dẫn:
 - Học thuộc bài 
 -Đọc trước bài 22: Thực hành 
 - HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì,vở thực hành
Ngày: 12/11/2015
Tiết 24 THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI .
 I- Mục tiêu bài học :
 1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông 
 - Phân tích được các mối quan hệ giữa dân số , sản lượng lương thực và bình quân 
 lương thực theo đầu người.
 2.Kĩ năng:
 - Vẽ và phân tích biểu đồ đường dựa vào bảng số liệu.
 II- Thiết bị dạy học :
 - Thước kẻ, máy tính, bút chì , hộp màu. 
 III- Hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 1. Nêu những thành tựu và khó khăn trong sx nông nghiệp của ĐB S.Hồng? Chỉ các địa điểm du lịch, các TTKT của vùng.
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh . 
 2. Bài thực hành : 
Hoạt động của GV và HS
* Bước 1: 
GV hướng dẫn hs dựa vào bảng 22.1( không cần qui đổi)
- Vẽ trục tọa độ: trục đứng thể hiện %, trục hoành biểu diễn thời gian( năm)
- Ghi đại lượng trên đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên các trục sao cho đúng.
- Vẽ trong cùng 1 hệ trục tọa độ 3 đường biểu diễn, mỗi đường ứng với sự biến đổi DS, SLLT và BQLTĐN
- Mỗi đường có kí hiệu hoặc màu sắc riêng.
* Bước 2: Vẽ biểu đồ
 (trục tung 8 ô, trục hoành 14 ô), lấy góc tọa độ là 100% , mỗi ô ứng với 5%
- HS vẽ vào vở, GV gọi 1 hs khá lên bảng vẽ. Vẽ xong chú giải và ghi tên biểu đồ.
-GV chia 6 nhóm thảo luận 3 nội dung của bài tập 2 theo 3 ý : a, b, c.
- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng ? 
- Gia tăng DS nhanh cùng với quá trình đô thị hóa phát triển làm diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp.
- Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng ? 
- Phân tích vai trò của các cây lương thực trong vụ đông và cây rau quả khác ? 
- Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng ? 
- Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình , bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức
Nội dung chính
1) Bài tập1 : Vẽ biểu đồ
2) Bài tập 2: 
*Thuận lợi :
- Đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa
- Khí hậu nhiệt đới ẩm,có nguồn nước dồi dào.
- Trình độ thâm canh cao, kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện.
- CN chế biến phát triển
* Khó khăn:
- Diện tích đất canh tác thu hẹp
- Thời tiết diễn biến thất thường...
b) Vai trò của vụ đông :
- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa dạng, góp phần tăng vụ, tăng sản lượng nhằm giải quyết vấn đề lương thực cho vùng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.
c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh nhờ thực hiện hiệu quả chính sách DS kế hoạch hóa gia đình . Do đó bình quân LT đầu người tăng lên và có dư xuất khẩu.
 3.Củng cố: 
 - Kiểm tra lại việc vẽ BĐ của hs trên lớp và nhận xét kĩ năng phân tích mối quan hệ dựa vào kiến thức đã học.
 4.Hướng dẫn:
 - Hoàn thành biểu đồ đã vẽ. 
 - Đọc trước bài mới cho biết:
 “Vùng Bắc Trung Bộ” - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế của vùng?
 -Điều kiện tự nhiên của vùng BTB có gì khác so với vùng đồng bằng sông Hồng? 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_21_Vung_Dong_bang_song_Hong_tiep_theo.doc