I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng số liệu thống kê;
Tuần 8 Ngày soạn: 13/10/2015 Tiết 16 Ngày dạy: 16/10/2015 BÀI 16: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét biểu đồ. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng số liệu thống kê; II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Biểu đồ (theo bảng số liệu 16.1). 2. Chuẩn bị của học sinh: Thước kẻ, bút chì, ... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút). 9A4................................, 9A5................................, 9A6................................ 2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. Câu hỏi: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? 3. Tiến trình bài học: Khởi động: (1 phút) Giáo viên nêu nội dung của bài thực hành. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học (cá nhân) 5 phút. *Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, tự học, *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ... * Bước 1: - Giáo viên nhắc lại đặc điểm nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện ở những mặt nào? * Bước 2: - Học sinh nhớ lại kiến thức, trả lời. Giáo viên chuẩn xác kiến thức, chuyển ý. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (cá nhân/nhóm) 31 phút. *Phương pháp dạy học: Sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học, *Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; *Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ... * Bước 1: - Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của học sinh. - Giáo viên gọi hs đọc yêu cầu của bài thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cách vẽ. * Bước 2: Nhận biết trong trường hợp vẽ biểu đồ miền: Trường hợp vẽ biểu đồ miền: chuỗi số liệu thể hiện trong nhiều năm và các đối tượng cộng lại của một năm bằng 100%. * Bước 3: Cách vẽ: - Biểu đồ là 1 hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100%. (Để thuận lợi trong việc vẽ biểu đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh cần lấy chiều cao trục tung là 10 cm à 1mm ứng với 1%). - Trục hoành là các năm (khoảng cách giữa các vạch chỉ năm dài hay ngắn phải tương ứng với khoảng cách giữa các năm). - Vẽ lần lượt số liệu % từng năm của nông - lâm - ngư đến công nghiệp - xây dựng. Phần còn lại chính là dịch vụ. - Xác định chỉ tiêu đến đâu, kẻ vạch đến đó để tránh sự nhầm lẫn. - Sử dụng kí hiệu, lập bảng chú giải, viết tên biểu đồ. * Bước 4: - Học sinh tiến hành vẽ biểu đồ, giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng vẽ mẫu. - Giáo viên quan sát, sửa chữa sai sót cho các học sinh dưới lớp. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét, sửa bài. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1991 - 2002. Nông - Lâm - Ngư Công nghiệp - Xây dựng Dịch Vụ * Bước 5: - Nhận xét biểu đồ bằng cách trả lời các câu hỏi sau : + Em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu GDP của từng khu vực trong thời kì 1991 - 2002? (Dành cho học sinh giỏi). + Sự giảm mạnh của khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì? + Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh? (Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào bảng số liệu SGK trả lời). + Sự tăng trưởng mạnh của khu vực Công nghiệp - Xây dựng đã phản ánh điều gì? - Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Sự giảm mạnh của khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% cho ta thấy rằng: Nền kinh tế nước ta đang chuyển dần từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp. + Sự tăng trưởng mạnh của khu vực Công Nghiệp - Xây dựng đã phản ánh được quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta đang tiến triển tốt. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút. 1. Tổng kết: Giáo viên nhận xét tiết thực hành: những ưu điểm và nhược điểm trong giờ học, ghi điểm cho học sinh làm bài tốt. 2. Hướng dẫn học tập: - Về nhà tiếp tục hoàn thành biểu đồ, hoàn thành bài thực hành. - Xem lại các nội dung địa lí dân cư, địa lí kinh tế chuẩn bị tiết sau ôn tập. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: