Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới: thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế; những thành tựu và thách thức.

- Biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

- Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Thái độ:

- Nhận thức được quá trình đổi mới để cố gắng học tập, góp sức mình vào công cuộc phát triển xây dựng quê hương - đất nước.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2070Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Liêng Trang - Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 01/09/2014
Tiết 6 Ngày dạy: 04/09/2014
ĐỊA LÍ KINH TẾ
BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới: thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế; những thành tựu và thách thức.
- Biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. Thái độ: 
- Nhận thức được quá trình đổi mới để cố gắng học tập, góp sức mình vào công cuộc phát triển xây dựng quê hương - đất nước.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê,  
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Một số hình ảnh về những thành tựu kinh tế trong thời kì đổi mới.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, Atlat địa lí Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học (1 phút).
9A4................................, 9A5................................, 9A6................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu hỏi: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Biện pháp khắc phục những khó khăn đó?
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới (cá nhân + nhóm) 37 phút.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm; ...
*Bước 1:
- Thời kì đổi mới của nước ta bắt đầu từ khi nào? 
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- Nét đặc trưng của quá trình đổi mới là gì? 
- Thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở những mặt nào?
*Bước 2:
+ Nhóm 1: Dựa vào biểu đồ H6.1 phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế?
+ Nhóm 2: Dựa vào H6.2 và nội dung SGK, cho biết sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ diễn ra như thế nào?
+ Nhóm 3: Dựa vào Bảng 6.1 và nội dung SGK, nêu rõ sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế?
*Bước 3: 
- Nền kinh tế nhiều thành phần sẽ đem lại điều gì đối với nền kinh tế nước ta? 
(Dành cho học sinh giỏi).
- Xác định trên lược đồ: Các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển? 
- GV nhấn mạnh sự kết hợp kinh tế đất liền và kinh tế biển đảo là đặc trưng của hầu hết các vùng kinh tế. 
*Bước 1:
- GV: Sau một thời gian đổi mới, ta đã đạt được những thành tựu gì? 
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- GV: Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, ta đã gặp phải những khó khăn gì?
Giáo viên liên hệ: 
- Việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là một khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
- Để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
*Bước 2:
 GV mở rộng những tác động của thị trường thế giới khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. 
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
 Năm 1986 nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới.
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư, nghiệp.
- Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, xu hướng còn biến động.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
- Hình thành những vùng chuyên canh trong nông nghiệp.
- Hình thành những lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên vùng phát triển năng động.
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- Từ nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Những thành tựu và thách thức. 
- Thành tựu: Tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa
- Thách thức: Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo, 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết: 
- Xác định trên lược đồ: Các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/sgk/tr23.
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. 
- Chuẩn bị bài mới: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_6_tuan_3_dia_li_9.doc