Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

 - Biết được thế nào là bình đẳng trước pháp luật.

 - Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và TNPL

 - Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL

2.Về kĩ năng:

 - Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế.

 - Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.

3.Về thái độ: Có niềm tin đối với PL, với NN trong việc bảo đảm cho CD bình đẳng trước PL

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 6861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2017
Tiết theo PPCT: 7
Ngày dạy: 25/9/2017
Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
 - Biết được thế nào là bình đẳng trước pháp luật.
 - Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước PL về quyền, nghĩa vụ và TNPL
 - Nêu được trách nhiệm của NN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL
2.Về kĩ năng: 
 - Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong thực tế.
 - Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
3.Về thái độ: Có niềm tin đối với PL, với NN trong việc bảo đảm cho CD bình đẳng trước PL
4. Định hướng hình thành năng lực
- KN tìm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV:
 - SGK GDCD lớp 12. SGV GDCD lớp 12
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK GDCD 12.
- Sưu tầm các văn bản Pháp luật hiện hành của nước ta.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
 Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
1. Hoạt động khởi động
* Mục đích: Giúp HS hiểu được công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
* Cách tiến hành: GV giới thiệu năm 1948 Liên Hợp Quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người “ Mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Ở nước ta quyền bình đẳng được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và luật.
* Dự kiến sản phẩm: HS hiểu được thế nào là bình đẳng trước pháp luật
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động GV và Hs
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khái niệm bình đẳng trước pháp luật
* Mục đích: Hs hiểu được khái niệm bình đẳng trước pháp luật
* Cách tiến hành: GV giảng giải cho Hs hiểu rõ khái niệm
* Dự kiến sản phẩm: Hs hiểu được bình đẳng tức là không có sự phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Cụ thể:
GV giảng
Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và quyền cơ bản nhất. Theo quy định của PL Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước PL, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, các thành phần KT trong nền KT thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đều bình đẳng . 
Hoạt động 2: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 
* Mục đích: GV làm rõ khái niệm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
* Cách tiến hành: HS thảo luận lớp Lời tuyên bố của CT Hồ Chí Minh.
* Dự kiến sản phẩm: Hs hiểu được khái niệm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Cụ thể:
GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK cuối trang 27. Sau đó, GV hỏi:
­ Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?
HS trả lời:
Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân. 
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung trong mục 1, SGK:
HS trình bày các ý kiến của mình.
GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. 
Hoạt động 3: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
* Mục đích: HS hiểu được bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
* Cách tiến hành: GV nêu tình huống có vấn đề:
HS phát biểu, đề xuất cách giải quyết.
* Dự kiến sản phẩm: HS hiểu được bất kỳ cá nhân tổ chức nào nếu thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Cụ Thể:
 GV nêu tình huống có vấn đề:
HS phát biểu, đề xuất cách giải quyết.
GV nêu một vụ án điển hình: 
GV giảng: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là : 
- Bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo
- Việc xét xử những người có hành vi vi phạm pháp luật dựa trên các quy định của PL về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm chứ không căn cứ vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội của người đó. 
Hoạt động 3: Trách nhiệm của nhà nước và công dân
* Mục đích: HS hiểu được bản thân cần làm gì để không vi phạm pháp luật.
* Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung SGK
* Dự kiến sản phẩm: HS hiểu được nhà nước vf công dân cần phải có trách nhiệm gì?
Cụ Thể:
GV đặt vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL trên cở sở nào?
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau trên phiếu học tập:
­ Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của 
công dân trong Hiến pháp và các luật không? Vì sao?
­ Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụï gì theo quy định của pháp luật? (Nêu ví dụ cụ thể).
­ Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hồn thiện hệ thống pháp luật?
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK:
 GV kết luận:
Nhà nước có trách nhiệm tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
* Khái niệm bình đẳng trước pháp luật: 
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật 
.
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 
 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân 
­ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện NV của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khácCác nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,
­ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội .
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
 Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
­ Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi VPPL đều phải chịu TNPL (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). 
­ Khi công dân vi phạm PL với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
3. Luyện tập
* Mục đích: Củng cố kiến thức cho HS
* Cách tiến hành: Dựa vào kiến thức đã học em hãy lấy ví dụ thể hiện sự bình đẳng của công dân trước pháp luật?
* Dự kiến sản phẩm: Yêu cầu Hs lấy được ví dụ cụ thể.
4. Vận dụng
* Mục đích: HS làm và trả lời câu hỏi SGK/31
* Cách tiến hành: Cho HS về nhà làm giờ sau GV chữa.
* Dự kiến sản phẩm: 100% HS hoàn thành bài.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức
* Mục đích: Mở rộng kiến thức cho Hs
* Cách tiến hành: YC HS về nhà đọc trước bài 4/32
* Dự kiến sản phẩm: Hs hiểu được bình đẳng trong HN và GĐ...
- Đọc trước bài 4.
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................
Duyệt BGH Duyệt TTCM Tổ trưởng ký duyệt
Nguyễn Thái Trường Nguyễn Thị Hương Đoàn Thị Phương Hường
Ngày soạn: 27/9/2017

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 3 Cong dan binh dang truoc phap luat_12260383.docx