Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

BÀI 5.QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (t1)

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài 5 học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

 Học sinh nêu được khái niệm, nội dung,ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

2. Về kĩ năng.

 - Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

3. Về thái độ.

 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12

 - Bài tập tình huống, SGK CNXH KH

 - Tài liệu về pháp luật đại cương của ĐHCT

 

docx 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 4383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13 Ngày soạn :
Tiết : 13 Ngày dạy :
BÀI 5.QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (t1)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài 5 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 Học sinh nêu được khái niệm, nội dung,ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
2. Về kĩ năng.
 - Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3. Về thái độ.
 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 - Bài tập tình huống, SGK CNXH KH 
 - Tài liệu về pháp luật đại cương của ĐHCT
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh ?
- Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực Kinh doanh?
3. Học bài mới.
 Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về vấn đề dân tộc. Hôm nay thầy trò ta cùng nghiên cứu bài 5 tiết 1.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1. Đàm thoại, thuyết trình
Trước hết giáo viên giúp học sinh nắm được khái niệm dân tộc là gì.
GV: Theo em hiểu như thế nào là dân tộc? Lấy ví dụ?
Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh suy nghĩ, phân tich hoặc yêu cầu học sinh tìm ra các ví dụ chứng tỏ ở Việt Nam không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
GV: Trong câu Đại gia đình các dân tộc Việt Nam thống nhất 54 dân tộc anh em. Vậy theo em vì sao nói Đại gia đình các dân tộc Việt Nam?
HS: Trả lời.
GV: Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ?
 HS: Trả lời.
GV: Ngày nay trên các đường phố lại mang tên các vị anh hùng dân tộc thiểu số, điều đó có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời.
Quyền bình đẳng xuất phát từ những quyền cơ bản của con người trước pháp luật.
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm
 GV: Theo em mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Các dân tộc Việt Nam tuy có sắc thái văn hoá riêng nhưng luôn đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai và xây dựng đất nước. Chính vì vậy Đảng ta đã khẳng định: Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau trong kháng chiến, kiến quốc” đồng thời trong Hiến pháp cũng ghi: mọi hành vi chia rẽ dân tộc đều bị pháp luật nghiêm cấm.
Nhóm 1:
Theo em các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị được thể hiện như thế nào?
 Việc Nhà nước đảm bảo tỉ lệ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực Nhà nước và đại phương có ý nghĩa gì?
Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
HS thảo luận
VD: Số liệu về đại biểu Quóc hội tranh 52 SGK.
GV : Dân chủ trực tiếp, Dân chủ gián tiếp
.
VD: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Phó CT Quốc hội Tòng Thị Phóng là những người dân tộc thiểu số ở nước ta
 GV có thể liên hệ ở địa phương Các dân tộc ở địa phương đều được bình đẳng về chính trị.
Nhóm 2:
+ Theo em các dân tộcở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế được thể hiện như thế nào?
+ Các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng sa, vùng đồng bào dân tộc ít người có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
 Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
HS thảo luận :
- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước 
- Các chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn
VD: Nhà nước cho vay chính sách, hỗ trợ cây, con giống, giảm thuế..
Nhóm 3:
+ Theo em các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục được thể hiện như thế nào?
+ Theo em chính sách học bổng, ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
+ Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh văn hoá, giáo dục?
HS thảo luận :
+ Tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
+ Bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục,
VD : Đua ghe ngo ở Sóc Trăng, Chính sách hỗ trợ chi phí học tập, chính sách học bỗng.
Nhóm 4:
Theo em thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa gì?
 Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triểnkinh tế xã hội giữa các dân tộc em hãy lấy VD chứng minh?
HS thảo luận :
Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc
Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh..
Câu hỏi phân hóa học sinh:
GV: Theo em vì sao khi đô hộ Việt Nam thực dân Pháp lại sử dụng chính sách chia để trị? Tại sao quyền bình đẳng giữa các dân tộc lại được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
GV kết luận nội dung
Giáo viên giúp học sinh nêu được các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc bằng cách yêu cầu học sinh thảo luận các ý đã nêu trong SGK.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.
- Khái niệm dân tộc: chỉ một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ, có chung sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, nét đặc thù về văn hoá
VD: Dân tộc Kinh, Khmer, Tày, Dao, H Mông
- Khái niệm quyền bình bình đẳng giữa các dân tộc: là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị.
- Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí Nhà nước và xã hội.
- Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử
- Mọi dân tộc Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống chính trị,cơ quan Nhà nước.
* Các ở dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế.
- Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng.
- Nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn
* Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục.
- Các dân tộccó quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp.
- Văn hoá các dân tộcđược bảo tồn và phát huy.
- Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc.
- Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
- Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
( Giảm tải)
4. Củng cố.	
 - Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc 
 - Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc
5. Dăn dò nhắc nhở
 Về nhà học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
6. Rút kinh nghiệm
Tuần:14 Ngày soạn :
Tiết : 14 Ngày dạy :
BÀI 5. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (t2)
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 2 bài 5 học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức.
 - Học sinh nêu được khái niệm, nội dung,ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Hiểu được chính sách và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
2. Về kĩ năng.
 - Phân biệt được việc làm đúng hay sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
3. Về thái độ.
 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12
 - Bài tập tình huống, SGK CNXH KH 
 - Tài liệu về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam ?
3. Học bài mới.
Cách 1. Ai trong lớp này có theo 1 tôn giáo ?
 Ai trong lớp này không theo tôn giáo ?
 Trước pháp luật, những người có tôn giáo và những người không có tôn giáo được đối xử với nhau như thế nào ?
Cách 2.Em có suy nghĩ gì khi nhìn thấy một số vị chức sắc ở chùa tham gia gia thông mà không đội mũ bảo hiểm còn người bình thường phải đội ?
Như vậy có nghĩa là có sự phân biệt giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
 GV: Giúp HS hiểu, phân biệt được tôn giáo và tín ngưỡng.
GV: Ở nước ta hiện nay có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo khoảng 10 triệu, Thiên chúa giáo khoảng 5,5 triệu, Cao đài khoảng 2,4 triệu, Hoà hảo khoảng 1,3 triệu, Tin lành khoảng 1 triệu, Hồi giáo khoảng 60 nghìn.
 GV: Vậy em hiểu như thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo?
Sau khi giáo viên tổ chức cho HS nắm được nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và Chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1 + 2thực hiện nội dung 1
+ Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
+ Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật được thể hiện như thế nào?
GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung :
+ Những người có tôn giáo và những người không có tôn giáo đều bình đẳng về các quyền: Kinh doanh, lao động, bầu cử, tự do ngôn luận. 
+ Những người có tôn giáo và những người không có tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ: Thuế, thi hành pháp luật
+ Trước pháp luật, người có và không có tôn giáo đều không bị phân biệt đối xử.
Nhưng :
+ Người có theo đạo có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng pháp luật.
GV liên hệ cách vào bài ở trên
Gv liên hệ Khoảng 1 điều 8 pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo trang 49 SGK
+ Em hãy lấy ví dụ về các nội dung đó?
HS nêu vd
Nhóm 3+ 4 thực hiện nội dung 2
 + Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo được thể hiện như thế nào?
 + Em hãy lấy ví dụ về các nội dung đó?
Giáo viên tổ chức cho học sinh nắm được ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ Vậy Đảng và Nhà nước ta thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì trong việc thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ?
 + Các tôn giáo được Nhà nước thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nội dung cân lưu ý:
+ Các tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều được bình đẳng.
+ Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên tinh thần tôn trọng pháp luật.
+ Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Câu hỏi phân hóa HS:
Em sẽ làm gì khi phát hiện một nhóm đối tượng lợi dụng vấn đề tôn giáo để vi phạm pháp luật ?
HS: trả lời
GV bổ sung: Cảnh giác, tuyên truyền vận động người thân tỉnh táo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật...
GV: Vậy Đảng và Nhà nước hiện nay có những chính sách gì nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?
HS: trả lời
GV:	Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo
- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
- Vận động đồng bào tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”
- Tôn giáo hoạt động theo pháp luật gắn bó với sự nghiệp của toàn dân.
- Chống lại âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
- Quan hệ quốc tế về tôn giáo theo đúng pháp luật.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.
Được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáotrong khuân khổ pháp luật,bình đẳng trước pháp luật,, những nơi thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các ton giáo
* Các tôn giáo được Nhà nước công nhận bình đẳng trướcpháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Các dân tộc thuộc các tôn giáo khác nhau, nhau, người có tôn giáo và người không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
Người có theo đạo có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng pháp luật.
* Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
+ Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo
+ Các tôn giáo tự do hoạt động trong khuân khổ pháp luật.
+ Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được nhà nước đảm bảo.
+ Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo 
- Là bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam
- Là cơ sở thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Góp phần vào công cuộc xd đất nước
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
 (Giảm tải)
4. Củng cố.	
 - Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo ? nội dung của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ? Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?
 - HS làm bài tập 2,3,4 SGK
5. Dăn dò nhắc nhở
 Về nhà học bài, làm bài tập 5 và chuẩn bị trước bài 6
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 5 Quyen binh dang giua cac dan toc ton giao_12191018.docx