Giáo án Giáo dục công dân 12 (Cả năm)

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 2Tiết )

Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Học xong bài 1 học sinh cần:

 1. Về kiến thức:

 - Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.

 - Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.

 2. Về kĩ năng:

 Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa PL với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của PL; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.

 3. Về thái độ:

 Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH

 Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

III. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

 - Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp.

 - Đọc hợp tác.

 

doc 193 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 842Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GDCD lớp12
 - Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
 - Bộ luật hình sự 
 - Hiến pháp 2013...
 V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Không
 - Giảng bài mới. 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài học
Khởi động : 
*Mục tiêu : 
- Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh...
*Cách tiến hành.
- GV định hướng cho HS :GV hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống.
Tình huống: Nguyễn Thị T và Trịnh Thị H có quen biết nhau. Do nghi ngờ chị H lấy trộm điện thoại di động của mình, T đã ép chị H về nơi mình ở trọ, rồi gọi điện thoại cho mấy người khác đến. T và đồng bọn đe dọa rồi vùng vũ lực đưa chị H đến một nhà nghỉ trong thành phố. Sau đó, bọn chúng bắt ép chị H phải viết giấy biên nhận có vay nợ 15 triệu đồng. Đến 15 giờ chiều hôm sau chúng mới thả chị H ra. 
Câu hỏi:
Hành vi của Nguyễn Thị T và đồng bọn đã xâm phạm đến quyền gì của công dân?
Đối với những kẻ thực hiện hành vi này, pháp luật nước ta có quy định như thế nào?
=> HS trả lời, GV bổ sung, chốt lại vấn đề vào bài mới.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức. 
 + Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề để tìm hiểu Thế nào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 *Mục tiêu : 
- HS nêu được Thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. 
- Năng l - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán
 Của HS.
*Cách tiến hành :
- GV đưa ra một số câu hỏi mang tính vấn đề:
+ Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?
+ Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?
+ Nêu khái niệm?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung .
GV chốt lại: Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm...vậy Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là :
 + Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề để tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
*Mục tiêu : 
- HS nêu được nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.có thái độ và hành vi đấu tranh bảo vệ quyền Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Năng l - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán
 Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải 
 Q quyết vấn đề.
 êtCủ*Cách tiến hành :
-GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV đưa ra tình huống thảo luận : ( chiếu lên màn hình hoặc viết lên trên giấy Ao.) 
* Tình huống 1: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của CD.
 * Tình huống 2: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.
Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. 
- HS thảo luận ; 5 phút
- HS cử đại diện lên báo cáo kết quả.
- HS lớp góp ý kiến bổ sung...
- GV nhận xét, bổ sung ...
- GV nêu câu hỏi:
- Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?
- Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
 - GV chốt lại nội dung
* Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi:
+ Đánh người (đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác)
+ Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. 
GV giúp HS rút ra ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
3 . Hoạt động luyện tập. 
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS cũng cố những gì đã biết về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ,biết ứng xử phù hợp đúng pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 4 SGK trang 66 .
- HS làm bài tập .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến 
- GV chính xác hóa kiến thức.
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.
b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
*Thế nào là Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung:
 Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
 Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
* Ý nghĩa:
- Nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội.
 - Đề cao nhân tố con người cđa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
 4. Hoạt động vận dụng .
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống .
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân .
*Cách tiến hành:
a, Tự liên hệ: 
- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân? Liên hệ bản thân?
b, Nhận diện xung quanh:
- Em hãy nêu những ví dụ về những hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
c, GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- HS làm bài tập củng cố, chỉ rõ những hành vi sau đây, hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.
d,HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 
5. Hoạt động mở rộng.
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ : 
- HS sưu tầm một số ví dụ về Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Ngày soạn: 28 /10/2017
Ngày dạy: 01 /11/2017 
Tiết 16
 NGOẠI KHOÁ 
“LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG DÂN”
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Về kiến thức
 - Hiểu được những kiến thức cơ bản, vững chắc những qui định về luật giao thông đường bộ.
- Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
- Giúp các em nắm được 1 số biển báo hiệu an toàn giao thông quan trọng
 2- Về kỹ năng
 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện những qui định về luật giao thông đường bộ.
 - Biết xử sự phù hợp với qui định của luật giao thông đường bộ trong quá trình tham gia giao thông: đi bộ, đi xe dạp, xe máy để thực hiện đúng PL về giao thông. 
 3- Về thái độ
 - Có ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác, tham gia tích cực giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi địa điểm; đồng thời phê phán mọi hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ.
II.CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
1.Chuẩn bị của giáo viên 
 - Pháp lệnh Xử lí vi phạm HC năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008) NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ
 2.Chuẩn bị của học sinh
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có.
 - Tranh , ảnh, một số luật, bộ luật, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 + Thảo luận nhóm.
 + Xử lý tình huống
 + Đọc và hợp tác.
 + Phương pháp trực quan.
 IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
 - Sách học sinh, SGV, SGK môn GDCD lớp12
 - Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ
 - Bộ luật hình sự 
 - Hiến pháp 2013...
 V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ: Không
 - Giảng bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Khởi động : 
*Mục tiêu : 
- Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về luật giao thông đường bộ, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của công dân.
- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh...
*Cách tiến hành.
- GV sử dụng máy chiếu, chiếu hình ảnh về tham gia giao thông đường bộ, số liệu tai nạn tử vong, thương tích khi chưa thực hiện nghiêm túc khi tham gia giao thông.
-HS xem.
- GV đặt câu hỏi thảo luận: Em có nhận xét gì về việc thực hiện giao thông đường bộ?
- Hậu quả của việc thực hiện không nghiêm túc luật giao thông?
-HS trả lời.
-GVKL vào bài mới:
 2. Hoạt động hình thành kiến thức. 
 + Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông.
 *Mục tiêu : 
- HS nêu được tầm quan trọng, đặc điểm của hệ thống giao thông; tình hình tai nạn giao thông. 
- Năng l - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS.
*Cách tiến hành :
*Bước 1:- GV: Chia 3 nhóm cho HS thảo luận theo các nội dung Sau:
+ Nhóm 1:
* Tầm quan trọng của hệ thống giao thông
+ Nhóm 2:
* Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ
+ Nhóm 3:
* Tình hình tai nạn giao thông. (nêu số liệu - đường bộ chiếm trên 90% số vụ) 
Nguyên nhân gây tai nạn?
- HS: Đại diện các nhóm trình bày, bổ xung ý kiến.
- GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
+ Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, gợi mở để tìm hiểu một số điều luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ.
 *Mục tiêu : 
- HS hiểu được một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ.
- Năng l - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS.
*Cách tiến hành :
-GV chiếu pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008)NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ:
- GV hỏi HS: Các em nêu những hình thức phạt giao thông đường bộ?
-HS nêu.
-GV kết luận.
+ Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm hiểu một số biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
 *Mục tiêu : 
- HS hiểu được một số biển báo hiệu giao thông đường bộ Việt Nam.
- Năng l - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán phán của HS.
*Cách tiến hành :
-GVChia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
*Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
- GV giới thiệu khái quát ý nghĩa?
3 . Hoạt động luyện tập. 
* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS cũng cố những gì đã biết về những kiến thức cơ bản, vững chắc những qui định về luật giao thông đường bộ.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho học sinh 4 nhóm nêu lại những kiến thức cơ bản đã học. 
- HS làm bài tập .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến 
- GV chính xác hóa kiến thức.
Nội dung kiến thức cơ bản
I.Tình hình trật tự an toàn giao thông
1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông
- Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, là đk quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người.
- GTVT có quan hệ chặt chẽ mọi mặt của đời sống xh, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. (GTVT gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không)
2. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ
- Chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và công cuộc xd đất nước.
- Do phương tiện tăng nhanh, trong khi đó đường xá không tăng kịp, vì vậy giao thông đường bộ thực sự khó khăn.
3. Tình hình tai nạn giao thông
- Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng là vấn đề bức xúc của toàn xh; hàng năm làm chết và bị thương hàng vạn người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. (nêu số liệu - đường bộ chiếm trên 90% số vụ) 
- Nguyên nhân gây tai nạn:
+ Người tham gia giao thông không tự giác chấp hành luật giao thông.
+ Người điều khiển xe cơ giới gây tai nạn: do không làm chủ tốc độ, lấn đường; Vi phạm qui định về chở hành khách, chở hàng, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện.
+ Người đi xe đạp dễ bị tai nạn: do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, rẽ bất ngờ trước đầu xe không làm tín hiệu, lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính, đi sai phần đường qui định, trẻ em đi xe đạp người lớn.
+ Người đi bộ bị tai nạn: do đi không đúng phần đường qui định, chạy qua đường không chú ý quan sát, nhẩy hoặc bám tầu xe đang chạy, đá bóng, đùa nghịch dưới lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát.
II. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ
Pháp lệnh Xử lí vi phạm HC năm 2002 (sửa đổi bổ xung năm 2008) NĐ146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 về qui định xử phạt vi phạm HC trong lĩnh vực GT đường bộ: Người có hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử phạt theo một trong các hình thức:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền (Tuỳ t/c, mức độ vi phạm) cá nhân tổ chức còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức bổ xung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép.
+ Tịch thu tang, vật phương tiện được sử dụng về vi phạm hành chính.
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm HC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm HC gây ra.
+ Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm HC gây ra đến 1.000.000 đồng.
+ Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá độc hại.
* Đối với hành vi vi phạm TTATGT gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể tù từ 6 tháng đến 20 năm Đ186 BLHS.
III. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lạnh
- Biển báo tạm thời
4. Hoạt động vận dụng .
* Mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống .
- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân .
*Cách tiến hành:
a, Tự liên hệ: 
- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
b, Nhận diện xung quanh:
- Em hãy nêu những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
c, GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng luật an toàn giao thông đường bộ.
d,HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên. 
5. Hoạt động mở rộng.
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ : 
Ngày soạn: 28 /10/2017
Ngày dạy: 01 /11/2017 
 Tiết 17
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chươngtrình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
 - Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ tiết ôn tập 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại những kiến thức đã học 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Nội dung ôn tập
 Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 
1. Khái niệm pháp luật: 
a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
b. Đặc trưng của pháp luật: 
- Tính quy phạm phổ biến. 
- Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức. 
2. Bản chất của pháp luật: 
a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. 
b. Bản chất xã hội của pháp luật: 
+ Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. 
+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. 
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức: 
a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm) 
b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm) 
c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức: 
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. 
- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. 
- Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới. 
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội: 
a. PL là phương tiện để nhà nƣớc quản lý xã hội: 
- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. 
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. 
- Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. 
- Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. 
c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: 
- Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. 
- Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL. 
- PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật: 
a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 
b. Các hình thức thực hiện pháp luật: 
- Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. 
- Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. 
- Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. 
- Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
c. Các giai đoạn thực hiện PL: (không học) 
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý: 
a. Vi phạm pháp luật: 
- Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL: 
+ Hành vi trái pháp luật. 
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. 
+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. 
- Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ. 
b. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng. 
c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý: 
- Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án. 
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được để vi phạm, 
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
- Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc, 
+ Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, thôi việc, chuyển công tác khác, 
 Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT 
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: 
- Khái niệm: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. 
- Hiểu về quyền và nghĩa vụ: 
+ Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân. Ngoài việc hưởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng. 
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. 
2. Công dân hình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 
3. Trách nhiệm của Nhà nước: 
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nƣớc quy định trong Hiến pháp và luật. 
- Nhà nước không những đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật mà còn xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân. 
- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định làm cơ sở pháp lý cho v

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12240094.doc