Giáo án Giáo dục công dân 7 (Chương trình cả năm)

1. Khái niệm

Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự hành động và giải quyết một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

2. Ý nghĩa của tự tin

- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn.

Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.

3. Rèn luyện tính tự tin:

- Chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, a dua, dựa dẫm.

doc 81 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2049Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bất hoà, không chung thuỷ
- Bạo lực trong gia đình
- Đua đòi ăn chơi
Nguyên nhân
- Cơ chế thị trường
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai
- Tệ nạn xã hội
- Lối sống thực dụng
- Quan niệm lạc hậu
- Yêu cầu học sinh làm bài tập d trong SGK
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
- Những câu tục ngữ sau chỉ mối quan hệ nào?
+ Anh em như thể tay chân
+ Em ngã đã có chị nâng
+ Cha sinh không tày mẹ dưỡng
+ Con khôn không lo, con khó con dại có cũng như không
+ Sẩy cha còn chú
 Sẩy mẹ bú dì
+ Của chồng công vợ
III. Luyện tập
- ý kiến 3, 5 
- Tình anh em
- Tình chị em
- Cha mẹ
- Con cái
- Họ hàng
- Vợ chồng
Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài
	- Làm bài tập còn lại trong SGK
	- Xem trước bài 13
-------------------------------
Tiết 14:
Bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: 
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống...
- ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy...
- Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy...
2. Thái độ:
- Học sinh có tình cảm trân trọng tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
- Biết ơn thế hệ đi trước
- Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó
3. Kỹ năng:
- Học sinh biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và xoá bỏ những tập tục lạc hậu, bảo thủ.
- Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống gia đình dòng họ.
- Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy...
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là gia đình văn hoá?
* Theo em những gia đình sau ảnh hưởng đến con cái như thế nào?
+ Gia đình bị phá vỡ
+ Gia đình giàu có
+ Gia đình nghèo
+ Gia đình có chức quyền
+ Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên giới thiệu ảnh trong SGK trang 31 và đặt câu hỏi: “Em cho biết bức ảnh trên nói lên điều gì?”
đ Người cha đang truyền dạy cho con nghề truyền thống của gia đình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các em thảo luận:
Nhóm 1: Những chi tiết nào trong truyện nói lên sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình.
Nhóm 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì?
Nhóm 3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật tôi đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Kết luận: Việc làm của nhân vật tôi đã thể hiện được việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là truyền thống lao động, cần cù, chịu khó
I. Đọc truyện
“Truyện kể từ trang trại”
* 2 bàn tay của cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày cuốc đất.
- Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời trận địa.
- Đấu tranh gay go quyết liệt
- Kiên trì, bền bỉ
* Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu
- Trang trại có hơn 100 héc ta đất đai mầu mỡ
- Trống bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả
- Nuôi bò, dê, gà
* Sự nghiệp nuôi trống của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ
- Mẹ cho 10 con gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.
- Số tiền có được tôi mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo.
Hoạt động 3: Học sinh liên hệ về truyền thống gia đình, dòng họ để phát triển nhận thức, thái độ
(?) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc ở địa phương em?
(?) Có phải tất cả các truyền thống đều cần giữ gìn và phát huy?
(?) Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những lĩnh vực nào?
- Gia đình em có nghề mây tre đan, nghề làm thuốc, dệt vải.
- Dòng họ em có truyền thống hiếu học
- Quê em là xứ sở của những làn điệu dân ca
- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ truyền thống lạc hậu, bảo thủ không còn phù hợp (có con trai)
II. Nội dung bài học
1. Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp
- Học tập - Đạo đức
- Lao động - Văn hoá
- Nghề nghiệp
(?) Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
(?) Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa gì?
(?) Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập c trong SGK.
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh giải thích những câu tục ngữ sau:
+ Cây có cội, nước có nguồn
+ Chim có tổ, người có tông
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
2. Khái niệm
Là - Tiếp nối
 - Phát triển 
 - Làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy
3. ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy
- Giúp ta có thêm kinh nghiệm
- Có thêm sức mạnh trong cuộc sống
- Làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc.
4. Trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy
- Chúng ta phải tìm hiểu đ trân trọng đ tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không làm gì ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình dòng họ.
III. Luyện tập
- ý kiến đúng: 1, 2, 5
Học sinh tự giải thích
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập còn lại trong SGK
------------------------------
Tiết 15:
Bài 11: Tự tin
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: 
- Thế nào là tự tin?
- ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin trong cuộc sống
2. Thái độ:
- Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống
- Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải
3. Kỹ năng:
- Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
II. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
* Bản thân em đã và sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”
“Có cứng mới đứng đầu gió”
Câu 1: Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn thử thách, không nản lòng, chùn bước.
Câu 2: Người có lòng tự tin và quyết tâm thì mới có khả năng và dám đương dấu với khó khăn và thử thách.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận
Nhóm 1: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào?
Nhóm 2: Vì sao bạn Hà được đi du học nước ngoài?
Nhóm 3: Sự tự tin của Hà được thể hiện như thế nào?
(?) Tự tin là gì?
(?) Tự tin có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
(?) Làm thế nào để rèn luyện lòng tự tin?
I. Đọc truyện
“Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xingapo”
- Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, đài cũ.
- Hà không đi học thêm, chỉ học SGK, sách nâng cao, học trên ti vi.
- Hà cùng anh trai nói chuyện tiếng Anh và với người nước ngoài.
- Bạn là một học sinh giỏi toàn diện, nói tiếng Anh thành thạo, đã vượt qua kỳ thi tuyển chọn của người Xingapo.
- Hà là người chủ động, tự tin trong học tập
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân
- Chủ động học tập: tự học
- Bạn là người ham học, chăm đọc sách, học trên tivi.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự hành động và giải quyết một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
2. ý nghĩa của tự tin
- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn.
Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối.
3. Rèn luyện tính tự tin:
- Chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể. 
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, a dua, dựa dẫm.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập b trong SGK.
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về các nội dung sau:
a) Người tự tin chỉ có mình quyết định công việc không cần nghe ai, không cần hợp tác với ai.
III. Luyện tập
ý kiến đúng: 1, 4, 5, 6, 8
b) Em hiểu thế nào là tự học, tự lập, từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập.
c) Tự tin khác tự cao, tự đại, tự ti như thế nào?
Học sinh phát biểu ý kiến 
Giáo viên nhận xét bổ sung
Hướng dẫn về nhà:
	- Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK
	- Xem lại toàn bộ các bài học từ đầu năm để tiết sau ôn tập học kỳ I
-----------------------------------
Tiết 16.
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
-------------------------
Tiết 17:
ôn tập học kỳ I
I. hệ thống hoá những chuẩn mực đạo đức:
Chủ đề
Chuẩn mực đạo đức
Khái niệm
ý nghĩa
Biện pháp rèn luyện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Sống giản dị
Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân gia đình, xã hội 
- Là phẩm chất đạo đức
- Mọi người yêu mến cảm thông giúp đỡ
- Sống giản dị, chân thành, không xa hoa, lãng phí
2
Trung thực
- Tôn trọng sự thật chân lý, lẽ phải.
- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm
- Là phẩm chất đạo đức
- Nâng cao phẩm giá
- Làm lành mạnh các mối quan hệ
- Mọi người tin yêu, kính trọng
- Trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong mọi hành động.
- Một số trường hợp không nói đúng sự thật nhưng mang lại kết quả tích cực
3
Tự trọng
- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách
- Điều chỉnh hành vi
- Phẩm chất đạo đức
- Có nghị lực vượt qua khó khăn, nâng cao phẩm giá, mọi người quý trọng
- Cư xử đàng hoàng đúng mực, giữ lời hứa, làm tròn nhiệm vụ, không để người khác nhắc nhở, chê trách
4
Đạo đức và kỷ luật
- Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, công việc, tự nhiên, môi trường sống.
Đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, tự giác chấp hành các quy định chung của tập thể
- Kỷ luật là những quy định chung của cộng đồng, xã hội
- Sống có đạo đức, kỷ luật sẽ thấy thoải mái, được mọi người tôn trọng, yêu mến
5
Yêu thương con người
- Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp
- Truyền thống của dân tộc
- Mọi người yêu quý kính trọng, có cuộc sống hạnh phúc, thanh thản
- Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ, tôn trọng, vị tha, hi sinh
6
Tôn sư trọng đạo
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn.
- Coi trọng và làm theo điều thầy dạy
Truyền thống của dân tộc
- Nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, mang lại kiến thức và bồi dưỡng nhân cách
- Thực hiện tốt bổn phận, quan tâm động viên thầy cô, làm những điều tốt đẹp, làm theo lời thầy
7
Đoàn kết tương trợ
- Cảm thông, chia sẻ, làm những việc làm cụ thể
- Truyền thống của dân tộc
- Ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người
- Có sức mạnh, nghị lực
- Sống thân ái, hoà nhã, gần gũi, giúp đỡ
8
Khoan dung
- Rộng lòng tha thứ
- Tôn trọng, thông cảm
- Tha thứ khi họ hối hận
- Đức tính quý báu
- Mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt
- Cuộc sống và mối quan hệ lành mạnh, thân ái
- Sống cởi mở, chân thành, tôn trọng, rộng lượng, biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở chuẩn mực xã hội 
9
Xây dựng gia đình văn hoá
- Gia đình hạnh phúc, hoà thuận, tiến bộ, KHHGĐ, đoàn kết với hàng xóm, làm tròn nghĩa vụ công dân
- Tổ ấm
- Gia đình hạnh phúc, bình yên đ xã hội ổn định
- Xây dựng gia đình văn hoá góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
- Làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình.
- Không đua đòi ăn chơi
- Không làm gì tổn hại đến danh dự gia đình
10
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Tiếp nối
- Phát triển 
- Rạng rỡ
- Giúp ta có kinh nghiệm, sức mạnh
- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc
- Tìm hiểu
- Trân trọng
- Tự hào
- Sống trong sạch, lương thiện, không làm gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu học sinh giải quyết tình huống
“Hàng năm, cứ đến ngày 20/11 trường lại mời họp mặt các thầy giáo cô giáo đã nghỉ hưu. Năm nay, sân trường đông vui với nhiều thế hệ thầy cô giáo và học sinh. Cuộc vui đã đến lúc chia tay. Một thầy giáo già chống gậy đi cùng một cô giáo già. Bóng họ liêu xiêu trong cái rét đầu mùa. Một cô giáo trẻ đã đến bên họ “dắt tay từng người xuống tận bậc thang cuối cùng, sau đó dìu vào trong xe ô tô và cúi chào cung kính”.
- Em có suy nghĩ gì về hành động của cô giáo trẻ trên đây?
Học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét, bổ sung
Bài tập 2:
- Học sinh tìm một số câu ca dao tục ngữ theo chủ đề bài học
Bài tập 3:
- Cho học sinh sắm vai theo chủ đề, học sinh nhận xét và tự liên hệ đến bản thân.
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài
- Xem lại toàn bộ bài tập trong SGK
- Tiết sau kiểm tra học kỳ
---------------------------------
Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I
Tiết 19+20:
Bài 12: sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: 
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
- ý nghĩa, hiệu quả của làm việc khi làm việc có kế hoạch
2. Thái độ:
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh
3. Kỹ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hành động theo kế hoạch
II. Phương pháp:
- Tổ chức, luyện tập, thảo luận, sắm vai
III. Tài liệu phương tiện:
- Bài tập tình huống, mẫu kế hoạch, kịch bản, tiểu phẩm, giấy khổ lớn, bút dạ
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (7’)
Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng An vẫn chưa về dù giờ tan học đã lâu. An về muộn với lý do đi mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lý do đi sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: “Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem bóng đá và làm bài tập”.
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Những câu từ nào chỉ về việc làm hàng ngày của An.
- Những hành vi đó nói lên điều gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, sau đó bổ sung vào bài mới.
Hoạt động 2: (15’): Tìm hiểu thông tin
(?) Em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình?
(?) Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
Giáo viên gợi ý cho học sinh lưu ý câu mở đầu “Ngay sau ngày khai giảng, đã lên lịch làm việc học tập để nhận rõ tính cách của Hải Bình.
(?) Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì?
* Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh bản kế hoạch của Hải Bình với bạn Vân Anh.
I. Thông tin
- Bản kế hoạch chưa hợp lý và thiếu:
+ Thời gian hàng ngày từ 11h30-14h
 17h - 19h
+ Lao động giúp gia đình quá ít
+ Thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục
+ Xem ti vi nhiều
- Có ý thức tự giác
- ý thức tự chủ
- Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở
- Chủ động trong công việc
- Không lãng phí thời gian
- Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn, không bị bỏ sót công việc.
* Bản kế hoạch của Vân Anh:
- Quy trình hoạt động từ 5h - 23h
- Nội dung công việc đầy đủ, cân đối, hợp lý, toàn diện, cụ thể, chi tiết.
* Bản kế hoạch của Hải Bình:
- Thiếu thời gian, khó nhớ, ghi công việc cố định, lặp đi lặp lại.
Hoạt động 3: (15’) Tìm hiểu tác dụng của làm việc có kế hoạch
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cả lớp
(?) Sống và làm việc có kế hoạch có lợi ích gì và không có lợi khi làm việc không có kế hoạch?
(?) Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta gặp những khó khăn gì?
Lợi:
- Rèn luyện được ý chí, nghị lực.
- Rèn luyện được tính kỷ luật, kiên trì
- Kết quả rèn luyện học tập tốt
- Thầy cô cha mẹ yêu quý
Hại:
- Làm ảnh hưởng đến người khác
- Làm việc tuỳ tiện
- Kết quả kém
- Phải tự kiềm chế hứng thú ham muốn.
- Phải đấu tranh với những cám dỗ bên ngoài
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức (5’)
	Giáo viên nhắc lại hình thức và nội dung của một bản kế hoạch làm việc.
- Cột dọc là công việc trong tuần, cột ngang là công việc hàng ngày và phải đầy đủ thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi giải trí đầy đủ nội dung, đảm bảo cân đối, toàn diện các hoạt động.
- Lợi ích khi làm việc có kế hoạch và tác hại khi làm việc không có kế hoạch.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Học sinh về nhà lập một bản kế hoạch làm việc học tập cho mình trong tuần.
- Học thuộc lợi ích, tác hại của làm việc có kế hoạch và không có kế hoạch.
---------------------------------------
Bài 12: sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2)
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra kế hoạch cá nhân của 2 em học sinh - cho điểm.
(?) Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
(?) Yêu cầu khi lập một bản kế hoạch là gì?
(?) Làm việc có kế hoạch có lợi ích gì?
II. Nội dung bài học (20’)
1. Khái niệm:
- Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi công việc được thực hiện đầy đủ, có chất lượng
2. Yêu cầu của kế hoạch:
Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
3. ý nghĩa của làm việc có kế hoạch:
- Giúp chúng ta chủ động trong công việc
- Tiết kiệm được thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong cuộc sống
- Không cản trở, gây ảnh hưởng đến người khác.
(?) Bản thân chúng ta phải có trách nhiệm gì khi lập và thực hiện kế hoạch?
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh nêu ý kiến về việc làm của Phi Hùng?
Tác hại của việc làm đó?
Bài tập 2:
- Yêu cầu học sinh giải thích câu “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
4. Trách nhiệm của bản thân:
- Cần biết sống và làm việc có kế hoạch
- Biết vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
III. Luyện tập (12’)
- Làm việc tuỳ tiện
- Không thuộc bài
- Kết quả kém
Đại ý:
- Quyết tâm tránh lãng phí thời gian
- Đúng hẹn với mọi người
- Làm đúng kế hoạch đề ra
* Củng cố kiến thức: (5’)
Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được với người lao động. Học sinh chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
* Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Học bài
- Làm bài tập d, đ trang SGK trang 38
- Xem trước bài 13
---------------------------------
Tiết 21:
Bài 13: quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Học sinh vì sao phải thực hiện các quyền đó.
2. Thái độ:
- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường, xã hội
- Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em
3. Kỹ năng:
- Học sinh tự giác rèn luyện bản thân
- Biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
II. Phương pháp:
Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, diễn giải
III. Tài liệu phương tiện:
- Sách giáo viên, SGK, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Tranh ảnh, giấy khổ to, bút dạ
IV. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Em hãy nêu lợi ích khi sống và làm việc có kế hoạch và trách nhiệm của bản thân.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em đã học ở lớp 6
(?) Trẻ em Việt Nam nói chung và bản thân các em được hưởng các quyền gì?
- N1 - Quyền sống còn
- N2 - Quyền được bảo vệ
- N3 - Quyền phát triển 
- N4 - Quyền tham gia
- Học tập, khám bệnh, vui chơi, chăm sóc
đ Để hiểu rõ quyền của trẻ em được văn bản nào quy định, quy định như thế nào? Chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung truyện đọc
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận:
Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
I. Đọc truyện (7’)
Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái: bất hạnh, phiêu bạt, tủi hờn, tội lỗi.
- Thái đã vi phạm: lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ đi bụi đời, chuyên cướp giật.
Nhóm 2: Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền nào?
Nhóm 2: - Hoàn cảnh của Thái: Bố mẹ li hôn khi Thái 4 tuổi, bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng, ở với bà ngoại già yếu, làm thuê vất vả.
- Thái không được hưởng các quyền: được bố mẹ nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ, dạy bảo, được đi học, được có nhà ở.
Nhóm 3: Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
Thái phải đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú trong trường giáo dưỡng, thực hiện tốt quy định của trường.
Nhóm 4: Em có đề xuất ý kiến gì về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu em ở hoàn cảnh của Thái em sẽ xử sự như thế nào cho tốt?
- Thư ký của mỗi tổ viết ý kiến của các bạn vào giấy khổ lớn.
Nhóm 4: Trách nhiệm của mọi người:
- Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng để thực hiện tốt quy định của trường.
- Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng.
- Thái được đi học, có việc làm chính đáng để tự kiếm sống.
* Nếu là Thái: ở với mẹ nuôi, chịu khó làm việc có tiền để được đi học, không nghe theo kẻ xấu, vừa đi học, vừa đi làm để có cuộc sống yên ổn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu luật (5’)
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh Điều 59, 61, 65, 71 trong Hiến pháp 1992.
- Điều 5,6,7,8,10 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Điều 37,41,55 trong Luật Dân sự
- Điều 36,37,93 trong Luật hôn nhân và gia đình
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi d trong SGK
- Giáo viên giới thiệu nội dung quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam.
a) Quyền khai sinh và có quốc tịch
b) Quyền được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
c) Quyền được học tập, vui chơi, giải trí được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ
d) Quyền được bảo vệ, chăm sóc, sức khoẻ và giáo dục.
e) Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm (bảng phụ)
ảnh 1 - quyền d
ảnh 2 - quyền b
ảnh 3 - quyền a
ảnh 4 - quyền c
ảnh 5 - quyền c
Hoạt động 4: Rút ra bài học
Em hiểu quyền được bảo vệ là quyền như thế nào?
Quyền được chăm sóc?
Quyền được giáo dục là quyền như thế nào?
Bên cạnh việc được hưởng những quyền lợi trẻ em phải có bổn phận gì đối với gia đình, xã hội?
Gia đình, nhà nước, xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao duc cong dan 7.doc