Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Hs nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện đức tính siêng năng,

- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

3. Thái độ:

Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC

 - Liên hệ và tự liên hệ

 - Thảo luận nhóm

 - Xử lí tình huống

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn : 29/08/2015
Tiết : 2 Ngày dạy : 01/09/2015
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
 - Hs nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện đức tính siêng năng,
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.
3. Thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC
	- Liên hệ và tự liên hệ
	- Thảo luận nhóm
	- Xử lí tình huống
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: (2/)
 Lớp 6A1; Lớp 6A2
2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
Câu 1: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.
Câu 2: Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân? 
3. Bài mới: (25/)
Giới thiệu bài : Một người luôn thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống thì không thể thiếu được đức tính siêng năng kiên trì. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác dụng của đức tính siêng năng kiên trì .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. (10/)
GV: Gọi Học sinh đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
HS: Đọc bài
GV: nhận xét và yêu cầu HS trả lời được các câu hỏi sau:
 Câu 1: Bác Hồ của chúng ta sử dụng được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...
Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật
Câu 2: Bác đã tự học như thế nào?
- Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ ( trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học
Câu 3: Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?
- Bác không được học ở trường , lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
Gv: Bổ sung Bác vừa học ngoại ngữ ,vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng và kiên trì . (15/)
Gv: Qua truyện đọc trên, em hãy cho biết cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
HS: Trả lời
Gv: Thế nào là siêng năng? 
Gv: Yêu cầu mỗi HS tìm 2 ví dụ thể hiện siêng năng trong học tập và trong lao động?.
HS: Trả lời
Gv: Thế nào là kiên trì?
HS: Trả lời
GV. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau:
1. Tìm biểu siêng năng, kiên trì trong học tập.
2.Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động.
3. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
HS thảo luận, cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng
GV: Hướng dẫn nhận xét, bổ sung
GV: Chốt lại.
GV: Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
HS: Trả lời
 GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
 HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
 GV: Hỏi trong lớp chúng ta bạn nào nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
 HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.
 GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. 
Hs: Tự liện hệ thực tế những bạn đạt kết quả trong học tập nhờ có siêng năng .
Gv: Bản thân em học bạn đó điều gì ?
Hs: Trả lời 
Gv: Kết luận.
Ngày nay những doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi .họ làm giàu cho bản thân, gia đình xạ hội bằng sự siêng năng kiên
trì .
I. Truyện đọc.
 “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Bác hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì .
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp .
II. Nội dug bài học:
1.Thế nào siêng năn, kiên trì ?
+ Siêng năng:
Siêng năng là đức tính của con ngườibiểu hiện của sự cần cù tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn
+ Kiên trì:
Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ
2. Biểu hiện:
- Trong học tập: Đi học chuyên cần, Bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà...
- Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm...
- Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác: Kiên trì tập TDTT, bảo vệ môi
trường, kiên trì chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo
Biểu hiện trái với siêng năng:
+ Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...
Biểu hiện trái với KT:
+ Ngại khó, ngại khổ, nãn lòng, chống chán ...
4. Củng cố: (5/)
Thế nào là siêng năng, kiên trì ? Bản thân em phải làm gì ?
5. Đánh giá: (7/)
Gv: Siêng năng và kiên trì giúp ta điều gì ? Vì sao phải siêng năng,kiên trì ?
Hs: Trả lời sgk
Gv: Kết luận, lấy ví dụ thực tế để GD hs
Gv: Thế nào siêng năng và kiên trì? Trái với siêng năng, kiên trì ?
Gv: Lười biếng, ngại khó dẫn đến hậu quả gì? kiên trì ?
6. Hoạt động nối tiếp: (1/)
 - Học bài
 - Làm các bài tập b,c,d SGK/7
 - Xem nội dung còn lại của bài.	
 Tiết 3: Siêng năng , kiên trì ( tt)
7. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Sieng_nang_kien_tri.doc