Bài 13 (2 tiết): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phạm Thị Thu Hoa

Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:

1- Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch VN.

2- Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch:

 - Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.

 - Là người có công lao đóng góp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

 - Là vợ, chồng, con,bố, mẹ (kể cả em nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.

3- Đối với trẻ em:

 - Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam.

 - Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam.

 - Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam.

 - Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha, mẹ là ai.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 13 (2 tiết): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 10/2/2009
Bài 13(2 tiết): CÔNG DÂN 
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2/ Căn cứ xác định công dân Việt Nam?
♣ GVSD Luật Quốc tịch 1998 (SGV- 72): nêu căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam là:
- Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc huyết thống).
- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam (nguyên tắc nơi sinh).
- Người được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo qui định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
* Lưu ý: + Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam còn người kia có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch của con do cha mẹ thỏa thuận.
+ Tóm lại những người sinh ra ở Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
♣ Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
1- Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch VN.
2- Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch:
 - Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.
 - Là người có công lao đóng góp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
 - Là vợ, chồng, con,bố, mẹ (kể cả em nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.
3- Đối với trẻ em: 
 - Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam.
 - Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam.
 - Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam.
 - Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha, mẹ là ai.
♣ Nguyên tắc một Quốc tịch (SGV- 72)::
- Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch. Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. 
- Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có: 
	+ Người nước ngoài: người có quốc tịch nước ngoài.
	+ Người không có quốc tịch: Người không có quốc tịch Việt Nam và người không có quốc tịch nước ngoài.
- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 
	+ Nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì là công dân Việt Nam.
	+ Nếu đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập quốc tịch nước ngoài thì được coi là người gốc Việt Nam
* Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không?
(Nếu người đó gia nhập quốc tịch Việt Nam).
Tuần 22
Ngày soạn: 10/2/2009
Bài 13(2 tiết):
CÔNG DÂN 
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
3/ Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân:
♣ Quyền và nghĩa vụ của CD do pháp luật qui định trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục
QUYỀN
NGHĨA VỤ
Công dân
Trẻ em
Công dân
Trẻ em
 - Quyền học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
- Quyền bầu cử, ứng cử.
- Quyền tự do đi lại. cư trú.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền được học tập.
- Quyền được sống.
- Quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe.
- Quyền được bảo vệ.
- Quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Quyền được bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình
- Nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Nghĩa vụ quân sự
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích.
- Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật...
- Nghĩa vụ học tập.
- Nghĩa vụ tham gia đóng góp ý kiến của mình vào công việc chung.
- Nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ
♣ Hiến pháp 1992: (SGV- 77):
* Điều 51: “ Quyền của CD không tách rời nghĩa vụ CD. 
	Nhà nước bảo đảm các quyền của CD; CD phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
	Quyền và nghĩa vụ của CD do Hiến pháp và luật qui định”
* Điều 75: “ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”
♣ Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
Quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ. Công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Vì có như vậy quyền của công dân mới được đảm bảo

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Phạm Thị Thu Hoa - Trường Trương Quang Tr.doc