Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 18

Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

B. Tài liệu và phương tiện

- Sách học sinh, sách giáo viên : GDCD 6

- Bài tập GDCD 6

- Phiếu học tập + tranh GDCD 6

 

docx 54 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ta sẽ tìm hiểu điều đó.
- Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: “Thư của một HS cũ”.
? HS đọc
GV nêu câu hỏi cho HS trao đổi.
? Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm.
? Chị Hồng đã có việc làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy?
HS trao đổi, nhận xét, bổ sung
GV chốt lại ý kiến
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Cách thực hiện: chia lớp thành 4 nhóm lớn theo đơn vị tổ. Các nhóm lại chia thành các nhóm nhỏ theo bàn.
* Nội dung thảo luận:
?1(Nhóm 1). Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao lại phải biết ơn?
?2(Nhóm 2). Hãy nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ.
?3(Nhóm 3): Tìm hành vi trái với lòng biết ơn. Nếu người thân có hành vi đó thì em có thái độ như thế nào?
?4(Nhóm 4): Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn.
- HS: Thảo luận, cử đại diện ghi kết quả ra phiếu học tập.
- Cử đại diện trình bày.
 Nhận xét chéo àbổ sung ý kiến.
- GV: Đánh giá phần thảo luận của các nhóm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: 
- GV: Từ các tình huống trên, em hiểu nh thế nào là lòng biết ơn? ý nghĩa của lòng biết ơn.
- HS: Trao đổi.
- GV: Chốt lại vấn đề.
- GV: Cho học sinh giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- HS: Giải thích
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần bài tập:
HS: Làm việc cá nhân
GV: Nêu tình huống (Bảng phụ)
Yêu cầu: Tổ 1+3: ứng xử tình huống 1.
 Tổ 2+4: ứng xử tình huống 2.
- Các tổ cử đại diện trình bày.
- HS: Nhận xét.
- GV: Đánh giá cho điểm.
I. Truyện đọc: “Thư của một HS cũ”.
1. Chị Hồng không quên người thầy giáo cũ vì:
- Chị quen viết tay trái, thầy Phan sửa bằng cách thường xuyên cầm tay phải chị để hướng dẫn chị viết
- Thầy khuyên: Nét chữ là nết người.
2. Việc làm và ý nghĩ của chị Hồng
- Ân hận vì làm trái lời thầy
- Chị quyết tâm thực hiện lời dạy của thầy Phan: tập viết tay phải.
- Hơn 20 năm sau chị vần nhớ ơn thầy và đã viết thư thăm thầy.
3. Chúng ta cần biết ơn:
- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ: những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta.
- Thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.
- Những người giúp ta lúc hoạn nạn khó khăn. Những người đã mang đến cho ta điều tốt lành.
- Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã có công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.
- Biết ơn Đảng, Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc.
4. Việc làm thể hiện lòng biết ơn các Anh hùng liệt sĩ:
- Xây dựng nhà tình nghĩa.
- Trao tặng sổ tiết kiệm.
- Phong tặng danh hiệu.
- Quy tập mộ liệt sĩ.
- Nuôi dỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
5. Biểu hiện trái với lòng biết ơn, vô ơn, bội nghĩa, bạc tình.
Nếu người thân có thái độ như vậy chúng ta cần phân tích giảng giải để cho người thân nhận ra việc sai trái đó.
6. Các câu ca dao tục ngữ: 
- “ Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- “Con người có tổ có tông.
Như cây có cội, như sông có nguồn”.
II. Nội dung bài học
1. Biết ơn là gì <SGK-15/q)
2. ý nghĩa của lòng biết ơn (SGK/15q)
* Tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- NĐ: Ăn quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng cây, chăm sóc cây.
- NB: Ngày hôm nay chúng ta được hưởng thụ cái gì thì phải nhớ tới người làm ra thành quả cho ta hưởng.
III. Bài tập:
1. Bài tập 1 (SGK – Trang 15).
2. Bài tập 2: ứng xử:
* Tình huống
a. Cả 2 bạn học sinh cùng bước vào cổng trường gặp cô giáo không dạy lớp mình. Một bạn quay mặt đi. Trong tình huống này em sẽ nói với bạn điều gì?
b. Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn Thầy cô giáo.
 4. Củng cố bài: 
 Học sinh đọc lại phần nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập b (SGK/15)., chuẩn bị bài Lễ độ
Tuần: 7 Ngày soạn: 
Tiết: 7 Ngày dạy:
Bài 5: Tôn trọng kỉ luật
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là tôn trọng, kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức, thái độ tôn trọng, kỉ luật.
B. Tài liệu và phương tiện
- SGK, SGV, giáo án
- Nội quy HS
- Những câu chuyện về thể hiện tốt tính kỉ luật
- Bảng phụ, phiếu học tập.
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Lễ độ là gì, ý nghĩa phẩm chất này trong cuộc sống.
b. Hãy nêu những biểu hiện lễ độ của bản thân em trong cuộc sống.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
GV yêu cầu HS đọc nội quy nhà trường và cho HS liên hệ bản thân với việc thực hiện nội quy của trường, lớp.
GV nhận xét phần liên hệ của HS.
GV dẫn dắt: Trong một trường học, một lớp học hay một tổ chức nào đó đều có những quy định chung. Nếu chúng ta không tuân theo những quy định đó sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn. Kỉ luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kỉ luật là gì? Phải tôn trọng kỉ luật như thế nào sẽ là nội dung bài học hôm nay.
- Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện “Giữ luật lệ chung”
? Đọc diễn cảm truyện
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi
? Bác Hồ đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
? Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính gì của Bác?
GV nhấn mạnh: Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật chung được đặt ra cho mọi công dân
GV tiếp tục nêu câu hỏi cho HS trao đổi
?1. Hãy nêu 1 số quy định luật lệ chung trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường.
? Em hiểu thế nào là kỉ luật, tôn trọng kỉ luật
HS: trao đổi ý kiến
GV: ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
HS: nhận xét, bổ sung
GV: chốt lại ý đúng
GV: kết luận: ở đâu cũng có những quy định, luật lệ chung, đó là kỉ luật. Thực hiện đúng và tự giác những quy định chung ở mọi nơi, mọi lúc là tôn trọng kỉ luật.
Hoạt động 2: Hoạt động thảo luận nhóm.
* Cách thực hiện:
GV: phát phiếu học tập cho 4 tổ
HS: thảo luận làm bài trên phiếu
Các tổ cử người đại diện trình bày, sau đó nhận xét chéo.
GV: chốt đáp án đúng
* Kết luận: Nhờ sự tôn trọng kỉ luật, cá nhân, tập thể và xã hội mới phát triển được. Vì vậy chúng ta phải tôn trọng kỉ luật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
? Đọc SGK
? Bài học gồm mấy nội dung? Tóm tắt nội dung đó.
HS trả lời
GV nhận xét, bổ sung
GV: nhấn mạnh: Tính kỉ luật được đặt trong một tổ chức, một tâp thể, gia đình, lớp học, nhà trường, cá nhân phải tuân theo những quy định mà tập thể đề ra.
Chúng ta biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh, kỉ cương, nề nếp.
Cao hơn kỉ luật là pháp luật. Tôn trọng kỉ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật.
? Hãy nêu rõ sự biểu hiện của em về khẩu hiệu sau: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm việc cá nhân
GV: gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS trình bày một ý
- Dưới lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung
GV đánh giá cho điểm.
I. Truyện đọc: “Giữ luật lệ chung”
1. Bác đã tôn trọng kỉ luật chung:
- Bỏ dép trước khi vào chùa
- Đi theo sự hướng dẫn của vị sư
- Đến mỗi gian thờ và thắp hương
- Qua ngã tư, gặp đèn đỏ, Bác báo chú lái xe dừng lại, khi đèn xanh bật lên mới đi.
- Bác nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông.
2. Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính: Tôn trọng kỉ luật của Bác.
3. * Quy định của nhà trường: Nội quy HS, điều lệ đội Thiếu niên Tiền Phong.
 * Quy định ngoài nhà trường: Quy định nơi công cộng: vườn hoa, công viên, rạp chiếu phim, những quy định về đi đường.
4. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
Chỉ có trong nhà trường mới có kỉ luật
Kỉ luật làm con người gò bó mất tự do.
Nhờ có kỉ luật, lợi ích của mọi người được đảm bảo.
Không có kỉ luật mọi việc vẫn tốt
Tôn trọng kỉ luật chúng ta mới tiến bộ, trở nên người tốt.
ở đâu có kỉ luật, ở đó có nề nếp
+ Đáp án đúng: c, e, f
II. Nội dung bài học:
1. Tôn trọng kỉ luật
2. Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
3. Tôn trọng kỉ luật không những bảo về lợi ích của cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích của bản thân.
àPháp luật là những điều chung do Nhà nước đặt ra, tất cả mọi người đều phải thực hiện.
III. Bài tập:
1. Bài tập 1: (SGK/13)
+ Đáp án đúng: 3 ý
2. Bài tập 2:
Em và bạn em đã thể hiện sự tôn trọng kỉ luật nh thế nào?
- ở nhà
- ở trường
- ở nơi công cộng
4. Củng cố bài học:
HS nhắc lại nội dung bài học theo yêu cầu của GV.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài, làm bài tập b.
- Sưu tầm các câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng kỉ luật. 
Tuần: 8 Ngày soạn: 
Tiết: 8 Ngày dạy:
Chủ đề 2: Chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp ( Bài 4+ Bài 9)
Bài 4: Lễ độ
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Hiểu những biểu hiện của lễ độ, hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
- Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế tính nóng nảy đối với bạn bè.
B. Chuẩn bị
- Thầy: Giáo án + Bảng phụ + Phiếu học tập
Truyện đọc và Tình huống GDCD6
C. Hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Em hiểu thế nào là tiết kiệm? ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống
b. Trình bày bài tập c (SGK/8)
3. Bài mới
- Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống chúng ta phải có những phép tắc khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ độ là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người khi giao tiếp. Lễ độ là 1 phẩm chất đạo đức cần có. Vậy lễ độ là gì, biểu hiện của lễ độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện “Em Thủy”
GV: hướng dẫn HS đọc truyện
HS: đọc truyện
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo lớp, theo câu hỏi.
?1. Kể lại việc làm của Thủy khi khách tới nhà?
?2. Nhận xét cách cư xử của bạn Thủy? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
HS: trao đổi
GV: định hướng
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV: Tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Tìm biểu hiện của lễ độ trong giao tiếp
* Cách thực hiện: Chia nhóm theo tổ, mỗi tổ thực hiện theo nhóm nhỏ (bàn).
- Tổ 1 + 3: Tìm hiểu lễ độ với ông ba, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, người già, người lớn tuổi.
- Tổ 2 + 4: Tìm hành vi biểu hiện lễ độ và thiếu lễ độ.
HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng ghi ra bảng phụ à cử người đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: chốt các ý cơ bản
GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm.
GV: Nêu thêm câu hỏi để HS trao đổi, liên hệ bản thân
? Bản thân em đã thể hiện đức tính lễ độ như thế nào khi ở nhà cũng như ở trường?
- HS: tự liên hệ
- GV: Chốt vấn đề: Như vậy trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần thể hiện sự lễ độ. Lễ độ sẽ giúp chúng ta có quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (trang 9-10 SGK)
HS: Tóm tắt ý cơ bản
GV: Yêu cầu HS giải thích thành ngữ:
- Đi thưa về gửi
- Trên kính, dưới nhường
HS giải thích
- Trên kính dưới nhường: Đối với bề trên phải kính trọng, đối với bề dưới phải nhường nhịn.
HS: Làm việc cá nhân.
HS: trình bày
GV: nhận xét, đánh giá
GV: Giải thích tình huống (ghi trên bảng phụ)
GV: Chia nhóm theo tổ
Tổ 1+2: Tình huống 1
Tổ 3+4: Tình huống 2
Các tổ lần lượt diễn tình huống và nhận xét chéo.
GV: Đánh giá, cho điểm.
I. Truyện đọc: “Em Thủy”
1. Việc làm của Thủy khi khách tới nhà
- Giới thiệu khách với bà
- Kéo ghế mời khách ngồi
- Đi pha trà
- Thủy xin phép bà nói chuyện với khách
- Thủy tiễn khách khi khách ra về
2. Nhận xét
- Thủy nhanh nhẹn, lịch sự khi tiếp khách
- Thủy biết chào hỏi, thưa gửi niềm nở khi khách đến
- Thủy nói năng lễ phép làm vui lòng khách đến và để lại một ấn tượng đẹp
- Thủy là một cô bé ngoan, lễ độ.
* Biểu hiện của lễ độ:
- Đối với ông bà, cha mẹ: Tôn kính, biết ơn ,vâng lời.
- Đố với anh chị em ruột: Quý trọng, đoàn kết, hòa thuận.
- Đối với chú bác, cô dì: Quý trọng, gần gũi, chào hỏi đúng phép.
- Đối với người già cả lớn tuổi: Kính trọng, lễ phép.
* Hành vi thể hiện lễ độ:
- Chào hỏi lễ phép
- Đi xin phép, về chào hỏi
- Kính thầy, yêu bạn
- Gọi da, bảo vâng
* Hành vi trái với lễ độ:
- Cãi lại bố mẹ
- Nói trống không
- Hay ngắt lời người khác
- Lời nói cộc lốc, xấc xược.
II. Nội dung bài học
1. Lễ độ: là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác
2. Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
3. Lễ độ là biểu hiện người có văn hóa, só đạo đức giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn góp phần làm cho xã hội văn minh
- Đi thưa về gửi: là con cháu khi đi phải xin phép, khi về phải chào.
III. Bài tập:
1. Bài tập 1 (SGK/11)
- Có lễ độ: 1, 3, 5, 6
- Thiếu lễ độ: 2, 4, 7
2. Bài tập 2:
Tổ chức chơi sắm vai. Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau:
- Tình huống 1: Trường hợp hỏi thăm đường của 1 cụ già từ quê ra.
- Tình huống 2: Trường hợp sang đường của 1 cụ già.
4. Củng cố bài:
GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò và hướng dẫn làm bài ở nhà:
- Học bài, làm bài tập b, c (SGK/11)
- Chuẩn bị bài: Lịch sự, tế nhị
Tuần: 9 Ngày soạn: 
Tiết: 9 Ngày dạy:
Bài 9: Lịch sự, tế nhị
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. HS hiểu được lợi ích của lịch sự tế nhị trong cuộc sống.
Biết rèn cử chỉ hành vi sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự tế nhị.
Có mong muốn rèn luyện để trở thành người lịch sự tế nhị trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi nơi
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án
- Những tình huống giao tiếp
- Các câu tục ngữ, ca dao
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là sống chan hòa? Sống chan hòa có ý nghĩa như thế nào?
? Nêu biểu hiện của sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: trong cuộc sống hàng ngày khi cư xử với những người xung quanh chúng ta cần phải lịch sự, tế nhị. Có như vậy mới tạo được môi trường giao tiếp thân mật, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vởy lịch sự, tế nhị là gì, biểu hiện của lịch sự, tế nhị ra sao, cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống.
? Đọc tình huống SGK
? Tóm tắt tình huống
? Hành vi của các bạn nói trên thể hiện điều gì?
? Em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư xử như thế nào? Em thích cách ứng xử nào?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
? Tìm 3 biểu hiện của lịch sự, tế nhị và 3 biểu hiện của thiếu lịch sự, tế nhị.
? Vì sao em cho rằng biểu hiện đó là thiếu lịch sự, tế nhị và biểu hiện đó là không lịch sự, tế nhị?
GV: như vậy các em đã tìm được những biểu hiện của lịch sự, tế nhị. Vậy lịch sự tế nhị là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần nội dung bài học.
? Đọc nội dung bà học
? Thế nào là lịch sự, tế nhị?
Lịch sự tế nhị biểu hiện ở hành vi nào?
? Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
? Lịch sự và tế nhị giống và khác nhau ở điểm nào?
Thảo luận nhóm:
GV treo bảng phụ ghi tình huống: Nhà An rất nghèo. Mấy hôm trời mưa quần áo giặt không kịp khô nên hôm nay An phải mặc áo vá đến lớp. Hoa nhìn thấy liền hỏi: bạn mặc mốt gì lạ thế. Nếu được chứng kiến việc đó em sẽ ứng xử như thế nào?
I. Tình huống:
1. Khi thầy Hùng đang nói, các bạn chạy vào lớp, có bạn không chào thầy, có bạn chào rất to. Bạn Tuyết nép vào cửa nghe thầy nói hết câu, đứng nghiêm chào thầy, xin lỗi thầy và xin thầy cho vào lớp.
- Bạn không chào: thể hiện sự vô lễ: vào muộn, không xin lỗi, lúc thầy đang nói vào là thiếu lịch sự, tế nhị.
2. Cách cư xử của thầy Hùng:
Phê bình gắt gao
Nhắc nhở nhẹ nhàng
Coi như không có chuyện gì
Không nói lúc ấy, tan học sẽ nhắc nhở trực tiếp các bạn
Phản ánh với GV chủ nhiệm lớp
Kể một câu chuyện thể hiện sự lịch sự, tế nhị và biểu hiện của thiếu lịch sự, tế nhị
3. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị và biểu hiện của thiếu lịch sự, tế nhị
* Lịch sự, tế nhị:
- Nói năng nhẹ nhàng
- Biết cảm ơn, biết xin lỗi
- Biết nhường nhị
* Thiếu lịch sự, tế nhị
- Ăn nói thô tục
- Ăn mặc nhố nhăng
- Thái độ cục cằn
II. Nội dung bài học:
1. Lịch sự: là những hành vi cử chỉ dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quan điểm xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức dân tộc.
Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người hiểu biết, văn hóa.
2. Biểu hiện của lịch sự, tế nhị: ở lời nói, hành vi giao tiếp ở sự hiểu biết những phép tắc
3. ý nghĩa: lịch sự tế nhị trong giao tiếp thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.
Giống: Đều là hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Khác: Tế nhị là nói tới sự khéo léo, văn hóa của hành vi giao tiếp ứng xử.
III. Bài tập:
1. Bài tập a (SGK/22)
HS làm việc cá nhân
2. Bài tập ứng xử.
4. Củng cố:
Tóm tắt lại nội dung bài học
5. Dặn dò:
Làm các bài tập còn lại
Sưu tầm những câu ca dao nói về tính cách đẹp và thanh lịch trong cuộc sống hàng ngày.
Tuần: 10 Ngày soạn: 
Tiết: 10 Ngày dạy:
Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1. Biết thiên nhiên bao gồm những gì. Hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống mỗi cá nhân và loài người. Đồng thời hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu.
2. Biết cách giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, biết ngăn cản kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, xâm hại à cảnh quan tự nhiên
3. Hình thành ở học sinh: Có thái độ tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên.
B. Tài liệu và phương tiện
- SGK – SGV – Giáo án GĐC 6.
- Tranh ảnh về cảnh thiên nhiên.
- Các câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tranh ảnh về sự phá hoại rừng.
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
- GV: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về cảnh thiên nhiên.
- HS: Quan sát, nhận xét, nêu cảm xúc về cảnh thiên nhiên đó.
- GV: Vào bài mới.
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh “ Một ngày chủ nhật bổ ích”
* Cách thực hiện:
HS: Đọc diễn cảm tranh.
GV: Hướng dẫn học sinh: Thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm.
* Nội dung thảo luận:
- Nhóm 1: Qua tranh trên cảnh thiên nhiên được mô tả như thế nào? Nêu cảm xúc của em sau khi đi thăm quan 1 số nơi danh lam thắng cảnh của đất nước.
- Nhóm 2: Thiên nhiên bao gồm những gì? Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống con người như thế nào?
* Nhóm 3: Nêu biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Bản thân em phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên.
- Nhóm 4: Nếu thấy hoật động làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, các em phải làm gì?
HS: Làm ra phiếu HT à trình bàyànhận xét chéoà giáo viên chốt, nhận xét kết quả của các nhóm.
GV: Kết luận: Thiên nhiên là tài sản rất quý giá của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ không thể xây dựng lại được như cũ, vì vậy chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ, yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
? Đọc nội dung bài học.
? Tóm tắt những nội dung chính.
HS làm miệng.
 GV: Cho học sinh quan sát tranh cảnh rừng bị tàn phá.
? Tại sao rừng bị tàn phá.
? Việc phá rừng đã gây tác hại nh thế nào? Làm thế nào để ngăn chặn việc phá rừng?
I. Truyện đọc :“ Một ngày chủ nhật bổ ích”
1. Cảnh thiên nhiên:
- Những vùng đất xanh mướt.
- Dãy Tam Dảo hùng vĩ mờ trong sươngmây trắng như khói.
* Cảm xúc: - Tự hào về cảnh đẹp.
- Yêu thích cảnh thiên nhiên, sống hòa hợp cùng thiên nhiên.
2. Thiên nhiên gồm: nước, không khí, cây xanh, rừng sông, biển, khoáng sản,
* Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người:
- Phát triển kinh tế: công- nông- lâm- ngư nghiệp, du lịch.
- Cuộc sống tinh thần:
+ Làm cho con người vui tươi và thoải mái, thấy khỏe và được tiếp xúc với cuộc sống trong lành. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật văn học thơ ca, nhạc họa, làm giàu thêm đời sống tình cảm con người.
3. Biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Trồng cây gây rừng.
- Trừng trị nghiêm khắc những kẻ cố tình phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Nếu thấy hoạt động làm ô nhiễm môi trường:
- Chúng ta phải nhắc nhở.
- Báo với cơ quan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc những kẻ cố tình phá hoại môi trường.
II. Nội dung bài học 
III. Bài tập:
1. Bài tập 1 (SGK)
 Đáp án: 1, 3, 4
2. Bài tập 2:
 Quan sát tranh cảnh rừng bị tàn phá.
a. Rừng bị tàn phá:
- Do khai thác bừa bãi
- Phá rừng làm nương rẫy lấy củi đốt.
b. Tác hại:
- ảnh hởng tới môi trường như thiên nhiên.
* Biện pháp:
 - Kẻ phá rừng phải xử lý bằng pháp luật.
 - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo giải quyết chất đốt thay củi tự nhiên.
4. Củng cố:
? Hãy nêu những việc làm của trường em thể hiện tình yêu thiên nhiên .
- Phong trào xanh, sạch, đẹp.
- Cuộc thi về sáng tác thơ văn về chủ đề thiên nhiên và môi trường.
5. Dặn dò:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Ôn tập từ bài 1 à bài 6 để kiểm tra 1 tiết vào tuần sau.
Tuần: 11 Ngày soạn: 
Tiết: 11 Ngày dạy:
Kiểm tra viết (1Tiết)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Giúp học sinh:
- Củng cố lại kiến thức đã học, tự đánh giá được năng lực qua bài kiểm tra.
- Rèn luyện kỹ năng viết bài , làm bài tập trắc nghiệm.
2. Phân loại được học sinh qua bài kiểm tra.
B. Tài liệu và phương tiện
- GV: Ra đề kiểm tra.
- HS: Ôn tập những kiến thức đã học.
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Trong giờ kiểm tra).
3. Bài mới (làm bài kiểm tra viết một tiết).
I. Đề bài.
Câu 1:
a) Thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống. Tìm một số câu tục ngữ ca dao, thành ngữ nói về tiết kiệm và giải nghĩa 1 câu.
b) Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm. Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?
Câu 2: Chúng ta cần phải biết ơn n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_dan_6.docx