1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
-HS Hiểu thế nào là trung thực.
-HS biết 1 số biểu hiện của tính trung thực.
-HS biết được ý nghĩa của sống trung thực.
1.2 Kỹ năng:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
1.3 Thái độ:
Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
2. TRỌNG TÂM:
-Hiểu thế nào là trung thực.
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
Bài: Tiết: Tuần dạy: Ngày dạy: TRUNG THỰC 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: -HS Hiểu thế nào là trung thực. -HS biết 1 số biểu hiện của tính trung thực. -HS biết được ý nghĩa của sống trung thực. 1.2 Kỹ năng: -Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. - Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày. 1.3 Thái độ: Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. 2. TRỌNG TÂM: -Hiểu thế nào là trung thực. -Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. - Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày. 3.CHUẨN BỊ: 3.1 GV: Truyện , ca dao , tục ngữ danh ngôn nói về trung thực; Bảng phụ. 3.2 HS : Dụng cụ học tập 4. TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7a 1: 7a 2: 7a 3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1. Thế nào là sống giản dị ? (7 điểm) HS: - Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội: + Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội:là sống đúng mực và hòa hợp với người xung quanh, thể hiện sự chân thật, trong sáng từ tác phong, đi đứng, ăn mặc, cách nói năng, giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính giản dị. (3đ) a. Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp. (1đ) b. Tác phong gọn gàng lịch sự. (1đ) c. Trang phục, đồ dùng đắt tiền, cầu kỳ. d. Sống hòa đồng với bạn bè. (1đ) 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Tình huống nêu trên là biểu hiện của sự trung thực- đức tính quý báu mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc. GV: Cho HS đọc truyện GV: Thái độ của MikenlăngGiơ đối với Bra-man-tơ như thế nào ?( Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu . kình địch , làm giảm danh tiếng và hại đến sự nghiệp của ông) GV: Cách sử xự của MikenlăngGiơ như thế nào ?(Đánh giá cao ) GV: Vì sao MikenlăngGiơ lại sử xự như vậy?( Vì Bramanto thật sự là người có.) GV: Điều đó nói lên ông là người như thế nào ?( Ông là người trung thực.) GV: Cho HS liên hệ thực tế bản thân. * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. GV: Qua câu chuyện trên, em hiểu trung thực là gì ? GV:Vì sao chúng ta nên trung thực ? GV: Cho HS chia nhóm và tổ chức cho HS thảo luận: “Em sẽ làm gì để trở thành 1 người có lối sống trung thực” *Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập. GV: Cho HS đọc và làm các bài tập 3a, 3b HS: Đọc và làm bài. GV: Nhận xét. GV: Qua bài tập 3b, em rút ra được bài học gì ? ( Cần phải sử dụng tính trung thực 1 chách khéo léo vì mục đích tốt đẹp, chính trực VD: Cuộc chiến tranh VN) 1. Truyện đọc : “ Sự công minh ...” 2. Nội dung bài học : a. Khái niệm: - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm . b. ý nghĩa: - Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu kính trọng. c. Để rèn tính trung thực chúng ta phải: - Ngay thẳng, không gian dối ( Không quay cóp, chép bài của bạn, ...) - Không nói xấu, tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi. -Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái . 3. Bài tập 3a/ hành vi trung thực là: 4,5,6. 3b/ Đó là hành vi không trung thực nhưng vì mục đích tốt đẹp. Nếu biết được bệnh hiểm nghèo của mình bệnh nhân sẽ hoang mang, sa sút về tinh thần và ảnh hưởng xấu đế sức khỏe. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: GV cho học sinh trò chơi “ Em là phóng viên nhỏ tuổi” HS: Cử 1 đại diện phỏng vấn các em còn lại về chủ đề TRUNG THỰC. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: -Đ/v bài học ở tiết này: Học bài -Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 3: “Tự trọng”. + Đọc truyện, trả lời câu hỏi SGK/8 -11 + Tìm các biểu hiện, ví dụ về tự trọng. + Tìm ca dao, tục ngữ về tự trọng. 5. RÚT KINH NGHIỆM *Nộidung *Phương pháp: *Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: