Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tuần 20 đến tuần 35

I- Mục tiêu:

 1- Kiến thức:

 -Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

 -Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.

 -Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.

 2- Kĩ năng:

 -Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.

 -Biết sống, làm việc có kế hoạch.

 3- Thái độ:

 Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch.

 * KNS:

 -Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về sống và làm việc có kế hoạch.

 -Kĩ năng đặt mục tiêu; kĩ nằn quản lý thời gian.

 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để xây dựng kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch.

 

doc 64 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tuần 20 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nôm, các điệu dân ca, tác phẩm văn học, trang phục áo dài truyền thống
 * Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Cồng chiêng Tây nguyên
 * Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Cồng chiêng Tây nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế .
* Các di sản văn hóa phi vật thể dễ bị mai một và bị lãng quên cùng với thế hệ già nếu không được bảo tồn, lưu trữ và truyền lại. Di sản văn hóa vật thể bị xuống cấp, hư hỏng . Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.
 *Phố Cổ Hội An, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Côn Đảo, Ngũ Hành Sơn, Hang Bích Động, Bến Nhà Rồng, Kim Tự Tháp (Ai Cập), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), Cung điện mùa Đông (Nga)
- Tỉnh Quảng Nam
 - Thừa Thiên- Huế 
Nội dung 2: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (T2).
 Ngày soạn: 
Tuần: 26
Tiết theo PPCT: 26
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 - Nêu được thế nào là di sản văn hoá. 
 - Kể được tên một số di sản văn hoá ở nước ta.
 - Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hoá.
 - Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
 - Hiểu được di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường.
 2- Kĩ năng:
 -Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; biết đấu tranh ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
 -Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá phù hợp với lứa tuổi.
 - Biết được bảo vệ di tích lịc sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường. 
 3- Thái độ:
 - Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa có liên quan đến bảo vệ môi trường. 
 * KNS: 
 -Kĩ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. 
 -Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.
 -Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
 -Kĩ năng hợp tác, đảm trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên: 
 -SGK, SGV GDCD7, tư liệu ,sách báo nói về di sản văn hoá.BT. Tình huống.
 -Tranh ảnh về di sản văn hoá (bị xâm hại hoặc được bảo vệ).
 2- Học sinh: 
 -SGK GDCD 7. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1-Ổn định lớp:
 2- KTBC:
 - Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hoá vật thể ?
 - Kể tên những di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
 3- Tiến hành bài học:
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm/Lớp. Xử lý tình huống 
 -Nêu và giải quyết vấn đề. Liên hệ thực tế.
 b- Các bước của hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
 HĐ5- Ýù nghĩa của di sản văn hóa: (13 phút)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
-GV tổ chức cho cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
1- Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá ?
2- Vì sao nói bảo vệ di sản văn hóa là góp phần bảo bệ môi trường ? 
 -GV: Mở rộng kiến thức cho HS:
 Ngày nay di sản văn hóa có ý nghĩa kinh tế không nhỏ.Ở nhiều nước, du lịch sinh thái văn hóa đã trở thành ngành kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển.
 HĐ6- Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa: (15 phút)
 Mục tiêu: giúp HS hiểu được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa. 
 -GV giới thiệu các điều 5, 10, 13 của Luật di sản văn hóa năm 2001. 
 -GV ghi các điều luật ra khổ giấy lớn treo lên bảng để HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
 1- Theo em, các điều 5,10, 13 của Luật di sản văn hóa năm 2001 cho ta biết điều gì ?
 2- Điều nào của Luật di sản văn hóa liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường ? 
 3- Hãy nêu cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm theo điều 13 ?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính. 
HĐ7: Thảo luận mở rộng kiến thức: (10 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức.
 -GV: Tổ chức cho HS thảo luận cá nhân theo nội dung sau: 
1-Hãy cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay:
a-Giới thiệu đất nước con người Việt Nam .
b-Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
c- Phát triển kinh tế xã hội .
d- Thương mại 
hoá du lịch .
2- Điền vào bảng sau:
Việt Nam
Thế giới
Di sản văn hoá
Di tích lịch sử
Danh lam thắng cảnh
 3- Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vêï di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính . 
 4- Củng cố: (5 phút)
 -HS làm các bài tập a, b ở SGK/ P 50.
 -Em sẽ làm gí khi thấy có người mua bán, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ?
 5- Dặn dò: (2 phút)
HS làm các bài tập còn lại trong SGK/ P51 và học ôn lại các bài đã học từ đầu HKII đến nay để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết ở tuần sau.
 * Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam:
 Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực.Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
 * Đối với thế giới:
 Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới, được công nhận là di sản thếâ giới, được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại.
-Vì di sản văn hóa vật thể là một bộ phận của môi trường.Bảo vệ di sản văn hóa còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người. 
 * Điều 5: nói lên trách nhiệm của Nhà nước về quản lí di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
 * Điều 10: Quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân về bảo vệ di sản văn hóa .
 * Điều 13: Cho biết những điều cấm nhằm bảo vệ di sản văn hóa.
 2- Quy định tại điều 13 của Luật bảo vệ di sản văn hóa năm 2001 về các hành vi bị nghiêm cấm 
 3- Nghiêm cấm các hành vi:
-Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
-Hủy hoại di sản văn hoá.
-Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử -văn hoá,danh lam thắng cảnh.
-Mua bán, trao đổi,vận chuyển trái phép di vật, bảo vật quốc gia.
-Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luậ .
+ Giữ gìn sạch, đẹp di sản văn hoá. Không vứt rác bừa bãi. Chống mê tín dị đoan.Tham gia các lễ hội truyền thống.Tố giác kẻ ăn cắp cổ vật 
 1- Đáp án đúng: a ,b, c.
 2- Di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh:
 * Của Việt Nam:
 Nhã nhạc cung đình Huế. Cố đô Huế.. Bến Nhà Rồng (TP.HCM). Vinh Hạ Long.
 * Của thế giới:
 Lễ hội Dano (Hàn Quốc). Cung điện mùa Đông (Nga). Vạn lý trường Thành (Trung Quốc). Thác nước Niagara (giữa Canada và Mỹ).
 3- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương.Đi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, các di sản văn hóa.Không vứt rác bừa bãi.Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật. Chống mê tín dị đoan..
 *Bài a:
 -Bảo vệ DSVH:3, 7, 8, 9, 11, 12.
 -Phá hoại DSVH: 1, 2 ,4 , 5, 6, 10 13. 
 *Bài b: Ý kiến bạn Dung là đúng vì để giữ gìn cho môi trường và di sản văn hóa sạch đẹp thu hút nhiều khách tham quan.
 * Tìm cách ngăn cản và báo cho Công an hoặc chính quyền địa phương xử lý.
 IV- Đề kiểm tra:
A- Trắc nghiệm khách quan:
 Câu 1: (1 điểm)
 Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ? (Đánh dấu x vào ô trống tương ứng)
 Ý kiến
 Đúng
 Sai
 a. Dụ dỗ trẻ em đánh bạc, hút thuốc.
 b. Xây dựng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em.
 c. Bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.
 d. Mở lớp học tìmh thương cho trẻ em mồ côi.
 Câu 2: (0,5 điểm)
 Việc làm nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường ? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
 a) Trồng cây phủ xanh đồi trọc. c) Đổ dầu thải ra cống thoát nước.
 b) Khai thác nước ngầm bừa bãi. d) Giữ về sinh nhà mình, vứt rác ra hè phố.
 Câu 3: (0,5 điểm)
 Di sản văn hóa phi vật thể nào của Việt Nam dưới đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới ? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
 a) Chữ Hán, chữ Nôm. c) Dân ca Quan Họ Bắc Ninh.
 b) Múa rối nước. d) Các tác phẩm văn học.
B- Tự luận:
 Câu 4: (2 điểm)
 Thế nào là sống và làm việc có kế họach ? Bản thân em đã sống và học tập có kế hoạch như thế nào ?
 Câu 5: (2 điểm)
 Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm môi trường ? Nêu 2 việc làm gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên mà em biết.
 Câu 6: (2 điểm)
 Hãy kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
 Câu 7: (2 điểm)
 Hãy nêu cách ứng xử của em trong hai trường hợp sau:
Thấy một người lớn đánh một em nhỏ.
Bạn rủ em ra quán hút thuốc lá hoặc uống rượu.
V- Đáp án, thang điểm và hướng dẫn chấm 
A- Trắc nghiệm khách quan:
 Câu 1: (1 điểm)
 Học sinh đánh dấu đúng, mỗi ý đạt 0,25 điểm.
 a sai ; b đúng ; c sai ; d đúng
 Câu 2: (0,5 điểm) 
 Câu đúng: a
 Câu 3: (0,5 điểm)
 Câu đúng: c
B- Tự luận:
 Câu 4: (2 điểm)
 Sống và làm việc có kế hoạch là biết sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả. Có chất lượng. (1,5 đ)
 -HS liên hệ với việc học tập của bản thân đúng đạt 0,5 đ
 Câu 5: (2 điểm)
 -Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế. (0,5đ)
 -Không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. (0,5 đ)
 -Ví dụ: Đánh bắt thủy, hải sản bằng chất nổ, đốt rừng làm nương rẫy (1 đ)
 Câu 6: (2 điểm)
 HS nêu đúng 8 di sản văn hóa, mỗi di sản đạt 0,25 đ.
 - 4 DSVH phi vật thể: Ca Trù, Hát Xoan, Hội Gióng, Đờn ca tài tử Nam Bộ. 
 - 4 DSVH vật thể: Vịnh Hạ Long, Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Động Phong Nha.
 Câu 7: (2 điểm)
 HS nêu đúng hai cách ứng xử, mỗi cách đạt 1 đ.
 a) Khuyên người lớn không nên đánh em nhỏ vì làm như thế là vi phạm pháp luật. 
 b) Không nghe theo và khuyên bạn không nên hút thuốc có hại cho sức khỏe và vi phạm nội quy của nhà trường.
 THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
Tổng số bài 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
8 -> 10 
6,5 -> 7,8
5-> 6,4 
3,5 -> 4,8 
0 -> 3,3 
 SL
TL 
SL 
 TL
 SL
 TL
 SL
 TL
 SL
TL 
7/1 
7/2
 Nhận xét:
- Ưu điểm: ..
-Tồn tại : 
Biện pháp khắc phục 
..
Tên bài soạn: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (T1).
Ngày soạn: 
Tuần: 28
Tiết theo PPCT: 28
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Hiểu thêù nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
 -Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
 -Nêu được m,ột số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 2- Kĩ năng:	
 Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
 3- Thái độ:
 -Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
 -Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
*KNS: 
 -Kĩ năng phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo; giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
 -Kĩ năng thu thập xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước về tôn giáo.
 -Kĩ năng tư duy phê phán đối với nhứng việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 -Kĩ năng kiên định, tự tin, biết từ chối không tham gia những hoạt động mê tín dị đoan. 
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên:
 -SGK, SGV GDCD 7. HP 2013 (Điều 24). Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 129).
 -Thông tin, tình huống, tranh ảnh về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc mê tín dị đoan.
 2- Học sinh:
 SGK GDCD 7. Đọc trước phần thông tin, sự kiện trong SGK / P 51, 52.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1-Ổn định lớp:
 2- KTBC: /
 3- Tiến hành bài học :
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm/lớp. Xử lý tình huống. Liên hệ thực tế.
 -Nêu và giải quyết vấn đề. Đàm thoại.
 b- Các bước của hoạt động
Hoạt động dạy và học
HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút)
-Tại sao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới lại có hiện tượng có người thì theo tôn giáo này, có người thì theo tôn giáo khác, có người không theo một tôn giáo nào ?
- Ở gia đình em có bàn thờ tổ tiên không ? Cha mẹ em có thường xuyên thắp hương thờ cúng tổ tiên không ? Thờ cúng tổ tiên, theo em đó là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và trả lời những vấn đề trên.
HĐ2- Tìm hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo: (18 phút) 
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo : 
 -HS: Đọc phần thông tin, sự kiện trong SGK.
 -GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 N1- Em hãy cho biết tình hình tôn giáo ở Việt Nam ?
 N2- Nêu những mặt tích cực của tôn giáo?
 N3- Nêu những mặt tiêu cực của tôn giáo ?
 N4- Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ?
-HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm. 
-HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính .
-GV đặt câu hỏi cho HS động não:
 * Tín ngưỡng là gì ?
 * Tôn giáo là gì ?
 -HS: Trả lời cá nhân.
 -HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 -GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
 -GV: Cho HS làm bài tập a ở SGK / P 53.
HĐ3: Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: (15 phút)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
-GV: Giới thiệu Điều 24 (HP 2013) và Điều 129 (Bộ luật Hình sự 1999) về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo, sau đó GV hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi sau:
 * Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
* Kể tên một số tôn giáo chính ở nước ta?
* Thế nào là mê tín dị đoan ? Tại sao phải chống mê tín dị đoan ?
-HS: Trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính. 
-GV: Cho HS làm bài tập b ở SGK / P 53.
4- Củng cố: (5 phút)
 -Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
 -Trong câu ca dao:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.
 “ Tổ” là ai ? Vì sao phải giỗ Tổ ?
 5- Dặn dò: (2 phút)
 HS học kỹ nội dung vừa học và xem trước phần nội dung bài học còn lại trong SGK / P 53 để chuẩn bị cho tiết học sau .
 Nội dung chính
 HS trình bày ý kiến cá nhân
 1- Việt Nam là một nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo , đạo Cao Đài , đạo Hòa Hảo  
 2- Đồng bào tôn giáo là người lao động yêu nước, có tinh thần cộng đồng, góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhiều người đã hy sinh cho vì nghiệp giải phóng dân tộc.
 3- Một số người do trình độ văn hóa thấp nên còn mê tín dị đoan .Bị kích động, lợi dụng vào các mục đích xấu, hành nghề mê tín, hoạt động trái pháp luật gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc và ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng của công dân .
 4- Việc thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tín ngưỡng.
 * Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, vô hình, như: thần linh, thượng đế, đức Chúa trời
 * Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lý, và những hình thức lễ nghi như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa
 -Người có đạo là người có tín ngưỡng, vì đạo là tôn giáo, mà tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.
 * Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
 -Đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành
 -Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, mất lý trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu đến sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người.
 -Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên của con cháu các đời sau (đây là hiện tượng tín ngưỡng).
Tên bài soạn: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO ( T2).
Ngày soạn: 
Tuần: 29
Tiết theo PPCT: 29
I- Mục tiêu:
 1- Kiến thức:
 -Hiểu thêù nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
 -Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
 -Nêu được m,ột số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 2- Kĩ năng:	
 Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
 3- Thái độ:
 -Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác
 -Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo .
*KNS: 
 -Kĩ năng phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo; giữa tín ngưỡng , tôn giáo và mê tín dị đoan.
 -Kĩ năng thu thập xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước về tôn giáo.
 -Kĩ năng tư duy phê phán đối với nhứng việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo.
 -Kĩ năng kiên định, tự tin, biết từ chối không tham gia những hoạt động mê tín dị đoan. 
II- Chuẩn bị của GV và HS:
 1- Giáo viên:
 -SGK, SGV GDCD 7. HP 2013 (Điều 24). Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 129).
 -Thông tin, tình huống, tranh ảnh về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc mê tín dị đoan.
 - Học sinh:
 SGK GDCD 7. Đọc trước phần thông tin, sự kiện trong SGK / P 51,52.
III- Tổ chức các hoạt động học tập:
 1-Ổn định lớp:
 2- KTBC : 
 - Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?	
 -Thế nào là mê tín dị đoan ? Tại sao phải chống mê tín dị đoan ?
 3- Tiến hành bài học :
 a- Phương pháp giảng dạy:
 -Thảo luận nhóm/ lớp. Xử lý tình huống. Liên hệ thực tế.
 -Nêu và giải quyết vấn đề. Đàm thoại 
 b- Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
HĐ4: Liên hệ thực tế: (10 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu sâu về khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo.
-GV: Cho HS liên hệ thực tế về gia đình mình bằng các câu hỏi sau:
+ Gia đình em có theo tôn giáo nào không ?
+Gia đình em có thờ cúng tổ tiên hay không ?
+Bà và mẹ em có đi chùa hay nhà thờ không ?
 -HS :Suy nghĩ trả lời theo thực tế của gia đình mình.
 -GV kết luận: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác có thể theo đạo phật, đạo Thiên chúa và có thể không theo đạo nào. Dù theo đạo gì thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác, thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên.
HĐ5: Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: (15 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo 
 -GV: Giới thiệu Điều 24 (HP 2013).
 -GV: Giới thiệu Điều 129 (Bộ luật Hình sự 1999) 
 - GV: Cho HS đọc Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯĐCSVN khóa 8 ở SGK.
-GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
-Pháp luật nước ta có những quy định gì về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? 
-Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
-HS: Cả lớp thảo luận và trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: kết luận, chốt lại ý chính .
HĐ6- Luyện tập: (13 phút)
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
-GV: Cho HS làm các bài tập đ, e, g. 
-HS: Th

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Trung_thuc.doc