1.MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
Hoạt động 1
- Học sinh biết biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động
- HS hiểu: + ý nghĩa của việc lao động tự giác và sáng tạo
Hoạt động 2
- Học sinh biết biểu hiện của lao động tự giác và sang tạo
- Học sinh hiểu ý nghĩa lao động trong cuộc sống
1.2 Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện: kế hoạch học tập, lao động;
- Học sinh thành thạo: kỹ năng lao động và sáng tao, giải quyết tình huống
1.3 Thái độ:
- Thói quen: Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động
- Tính cách: Quý trọng những người tự giác, sang tạo trong học tập, lao động; phê phán những hành vi lười nhác trong học tập và lao động
* Hoạt động 2: nắm nội dung truyện đọc
* Hoạt động 3: nắm nội dung bài học
* Hoạt động 4: nắm việc liên hệ thực tế
Tuần 13 Tiết: 13 ND: 18 / 11/2015 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO { 1.MỤC TIÊU: Kiến thức: Hoạt động 1 - Học sinh biết biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động - HS hiểu: + ý nghĩa của việc lao động tự giác và sáng tạo Hoạt động 2 - Học sinh biết biểu hiện của lao động tự giác và sang tạo - Học sinh hiểu ý nghĩa lao động trong cuộc sống Kĩ năng: - Học sinh thực hiện: kế hoạch học tập, lao động; - Học sinh thành thạo: kỹ năng lao động và sáng tao, giải quyết tình huống Thái độ: Thói quen: Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động Tính cách: Quý trọng những người tự giác, sang tạo trong học tập, lao động; phê phán những hành vi lười nhác trong học tập và lao động * Hoạt động 2: nắm nội dung truyện đọc * Hoạt động 3: nắm nội dung bài học * Hoạt động 4: nắm việc liên hệ thực tế 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Đặt vấn đề Nội dung bài học Luyện tập 3.CHUẨN BỊ: Giáo viên: SGK, bảng phụ, phiếu học tập Học sinh: SGK GDCD8, tranh ảnh liên quan 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra miệng: ? Có mấy hình thức lao động và cho ví dụ minh họa ? (10 đ) HS: - Có 2 hình thức lao động : chân tay và trí óc. (6đ) -Ví dụ : Nông dân , trí thức .( 4đ) ? Giải thích câu tục ngữ : “Ai không làm việc thì không đáng ăn “ (10đ) HS: Thiếu tinh thần tự giác lao động, sẽ không có cái ăn thiếu thốn . Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học a/ Hoạt động 1: Vào bài: Em hiểu gì về câu nói :”Lao động là vinh quang “? HS: Lao động sẽ giúp con ngươi đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống phát triển , bởi vậy trong thực tế vẫn có nhiều người khao khát mong muốn lao động cũng không được do bị số phận bị tật nguyền ,sức khỏe yếu .. GV? Vậy lao động sáng tạo giúp ích gì ,cho chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần bài học còn lại tiếp theo hôm nay . b/ Hoạt động 2: Rèn kĩ năng nhận thức . GV nhắc lại nội dung tiết 1. Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận. Nhóm 1: Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Hậu quả của việc không tự giác và sáng tạo trong học tập ? + HS: Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học kỹ thuật phát triển. Nếu không tự giác sáng tạo thì không tiếp thu được sự tiến bộ của nhân loại, không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước . Nhóm 2: Nêu biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo ? Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo ? HS: + Học tập không đạt kết quả cao. Chán nản, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội . -Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 1 cách chủ động; nhiệt tình tham gia mọi công việc, suy nghĩ, cải tiến, đổi mới các phương pháp, tiếp thu cái mới, cái hiện đại. -Tự giác là điều kiện của sáng tạo, là động cơ bên trong của các hoạt động, tạo ra sự say mê, tinh thần vượt khó trong học tập, lao động . Nhóm 3: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo ? Liên hệ với bản thân trong học tập ? HS: -Không làm phiền người khác, được mọi người tôn trọng, yêu quý; nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động học tập, lao động. - Liên hệ: Không làm phiền đến bố mẹ, gia đình; ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi, kết quả học tập cao; biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và mọi người). Nhóm 4: HS phải làm gì để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo ? HS: -Có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động. Rèn luyện hàng ngày, thường xuyên . HS thảo luận GV : Gọi đại diện nhóm lên trình bày . GV bổ sung, tóm ý, cho HS ghi bài. c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. ? Vậy lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa gì? HS trả lời: ? Nêu biện pháp rèn luyện của cá nhân ? HS trả lời: ? Nêu biểu hiện thiếu tự giác sáng tạo trong học tập, lao động ? (HS liên hệ bản thân). Mở rộng : Trong lao động chúng ta cần có thái độ như thế nào để rèn luyện tự giác và sáng tạo ? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: - Biết coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay. - Lao động cần cù có khoa học, năng suất cao. - Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả. - Tiết kiệm chống lãng phí. d/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập ? Cho HS giải bài tập 1 SGK/30 ? Cho HS giải thích nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về lao động : 1.“Cày sâu cuốc bẫm” 2.“Tay làm hàm nhai” Tay quai miệng trễ”. 3.“Chân lấm tay bùn” 4.“ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét cho điểm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: II .NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Lao động tự giác và sáng tạo : 2. Ý nghĩa : - Giúp ta tiếp thu được kiến thức , kĩ năng ngày càng thuần thục . -Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực của cá nhân . -Chất lượng học tập , lao động sẽ được nâng cao . 3. Học sinh : Có kế hoạch rèn luyện cụ thể, kiểm tra đôn đốc, nghiêm túc thực hiện 1 cách khắc khe. III. LUYỆN TẬP : Giải bài tập 1 SGK/30 - Biểu hiện tự giác sáng tạo: + Tự giác học tập, làm bài. + Thực hiện nội quy của nhà trường. + Có kế hoạch học tập và rèn luyện. + Có suy nghĩ cải tiến phương pháp. + Nghiêm túc sửa chữa sai trái. - Biểu hiện không tự giác sáng tạo: + Lối sống tự do cá nhân. + Cẩu thả, ngại khó. + Buông thả, lười suy nghĩ. + Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Tổng kết: GV cho HS chơi trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” GV nêu nguyên tắc của chơi. Chia lớp làm 4 nhóm, để đoán được ô chữ các nhóm trả lời đúng câu hỏi của GV. được thì mới được đoán Ô chữ gồm 7 chữ cái là tên của một hình thức làm việc có kết quả cao, hiệu quả nhanh chóng. K H O A H Ọ C Câu hỏi: 1/ Hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ có nội dung phê phán những kẻ lười lao động? Đáp án: Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. 2/ Nêu tên của một bài hát ca ngợi lao động ? Đáp án : Một đời người một rừng cây. 3/ Đây là một cây tục ngữ chỉ sự sáng tạo ? Đáp án: Học một, biết mười. 4/ Đây là tên của một con vật gắn bó với người nông dân ? Đáp án: Con trâu 5/ Tên của một họa sĩ người Ý mà thuở nhỏ đi học ông không chịu bắt chước nguyên bản bức tranh của thầy ? Đáp án: Mi-ken-lăng 6/ Đây là danh hiệu mà HCM đã phong tặng cho người Phụ nữ Việt Nam ? Đáp án: Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang. 7/ Đây là tên của một người phụ nữ nặng nhất Việt Nam ? Đáp án : Chị Năm Tấn 8/ Đây là một nghề lao động âm thầm, lặng lẽ nhưng cao cả. Đáp án: Công nhân quét đường (Gợi ý: nghề này chỉ làm việc vào ban đêm) Hướng dẫn học tập: Đối với bài học tiết này: Học thuộc nội dung bài học Làm bài tập SGK Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” Nội dung bài học phần 1. PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm: