Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS hiểu được:

Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

Nội dung quyền, nghĩa vụ lao động cảu công dân.

2. Kĩ năng: Biết được các loại hợp đồng lao động; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.

3. Thái độ: Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.

Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, của lớp.

II. chuẩn bị.

GV: Hiến pháp 1992, bộ luật lao động 2002, một số VD liên quan.

HS: Đọc kĩ bài ở nhà.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 4736Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 22
Ngày soạn: 12/1/2014
Ngày dạy: 
Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: HS hiểu được:
Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
Nội dung quyền, nghĩa vụ lao động cảu công dân.
2. Kĩ năng: Biết được các loại hợp đồng lao động; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
3. Thái độ: Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, của lớp.
II. chuẩn bị.
GV: Hiến pháp 1992, bộ luật lao động 2002, một số VD liên quan.
HS: Đọc kĩ bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Lấy ví dụ cụ thể.
Gợi ý: Quyền tự do kinh doanh là quyền của CD được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
GV cho HS đọc bài.
? Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An?
? Bản cam kết giữa chị Ba và giám đốc công ty TNHH Hồng Long có phải là hợp đồng lao động không? Vì sao?
? Chị Ba có thể tự ý thôi việc không? Như vậy có phải là VP hợp đồng lao động không?
GV đánh gia nhận xét kết quả các nhóm đồng thời nhấn mạnh những vấn đề.
- CD phải có quyền lao động để sống.
- CD được quyền chọn lựa những nghề nghiệp chân chính, phù hợp với trình độ năng lực, đạo đức của mình.
- Có được pháp luật bảo đảm (hợp đồng lao động) và có xử lý khi ta vi phạm hợp đồng.
GV liên hệ thực tế giáo dục HS yêu quí lao động và phải tự giác tham gia lao động giúp đỡ gia đình.
Nhắc lại lời nói của Bác 
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
 Tùy theo sức của mình” để giáo dục học sinh.
Hoạt động 2.	
GV: Bên nào vi phạm hợp đồng lao động thì bên đó phải bồi thường thiệt hại (ví dụ)
* Có 3 loại hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng).
- Hợp đồng lao động theo thời vụ (mùa vụ) (dưới 12 tháng).
* Thảo luận nhóm:
- N1,2,3: Theo em, quyền lao động của CD được thể hiện như thế nào?
- N4,5,6: Theo em, tại sao nói lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của CD?
? Lao động là gì?
? Những ngành nghề nào tạo nên giá trị tinh thần?
GV: Nếu không lao động thì con sẽ không làm ra của cải vật chất, giá trị tinh thần -> đời sống gặp khó khăn, đất nước kém phát triển.
? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của CD?
? Có phải CD nào cũng có quyền tự do lao động?
? Tại sao lao động còn là nghĩa vụ của mọi CD.
GV: Tất cả mọi quyền lợi đều di liền với nghĩa vụ và trong Lao động cũng vậy.
Hoạt động 3.
 Bài tập 1. 
Gọi học sinh đọc bài tập.
Ý kiến nào đúng ? Vì sao?
Gv nhận xét.
HS đọc bài.
- Việc làm của Ông An là đúng. Ông tạo ra công ăn việc làm cho người khác 
(là người tốt). Việc làm đó giúp cho các TN có thu nhập chân chính ổn định cuộc sống không phải là sự trục lợi cá nhân ông.
Công việc mà ông tạo ra cho TN là một công việc phù hợp với trình độ năng lực của ông và TN.
Bản cam kết đó là 1 hợp đồng của người lao động 
(Chị ba) và công ty HL 
(người sử dụng lao động) Nó là cơ sở pháp lý của nhà nước.
Chị ba không được quyền tự ý bỏ việc làm nếu tự ý bỏ việc thì chị ba đã vi phạm bản hợp đồng có nghĩa là vi phạm pháp luật. 
HS: nghe ghi nhận bài học, hiểu.
HS nghe hiểu thể hiện thái độ yêu lao động.
- Tự sử dụng sức lao động của mình để học nghề, kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích.
- Quyền: được lựa chọn việc làm, ngành nghề
- Nghĩa vụ: để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
Học sinh trả lời.
HS: Các nghệ nhân (ca sĩ, nghệ sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh, trang điểm...)
Học sinh trả lời.
CD là người đang bị truy tố, đang chịu lãnh án tù thì không có quyền tự do lao động (vì họ đã mất quyền tự do của CD).
Tạo ra của cải vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và góp phần duy trì phát triển đất 
Học sinh đọc.
Ý đúng: b, đ.
I/ Đặt vấn đề.
- Ông An mở lớp dạy nghề mộc cho thanh niên lang thang.
- Ông cho TN lấy đồ thừa làm sản phẩm đem bán lấy tiền trang trải trong cuộc sống của họ.
=> Đây là một tấm gương tốt biết yêu thương đùm bọc người nghèo khó bằng những việc làm chân chính.
- Bản cam kết là hợp đồng của người lao động với người sử dụng lao động.
-Theo hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ theo đúng hợp đồng.
=> bảo đảm quyền lợi cho cả 2 bên trong lao động.
=> Lưu ý một số ngành nghề không được làm (mại dâm, mua bán ma túy, vũ khí, buôn người...)
=> Lao động là nghĩa vụ, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mỗi CD. Nó góp phần ổn định cuộc sống. 
II/ Nội dung bài học.
1.Lao động là gì?
Lao động là những hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của nhân loaị, đất nước.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
+ Quyền: CD có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Nghĩa vụ: lao động để nuôi sống bản thân, gia đình; góp phần tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội; duy trì và phát triển đất nước.
III. Bài tập.
Bài tập 1.
Chọn ý kiến đúng sai và giải thích.
Đúng: b, đ.
4/Củng cố.
Cho HS đọc lại khái niệm ghi nhớ
Nhấn mạnh ý nghĩa và liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho HS. 
5/ Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu HS làm tất cả các bài tập. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
 IV/ Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt
Tuần 24
Tiết 23
Ngày soạn: 14/1/2014
Ngày dạy: 
Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: HS hiểu được:
Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
Nội dung quyền, nghĩa vụ lao động cảu công dân.
2. Kĩ năng: Biết được các loại hợp đồng lao động; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
3. Thái độ: Có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, của lớp.
II. chuẩn bị.
GV: Hiến pháp 1992, bộ luật lao động 2002, một số VD liên quan.
HS: Đọc kĩ bài ở nhà.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Lấy ví dụ cụ thể.
Gợi ý: Quyền tự do kinh doanh là quyền của CD được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Ghi bảng.
Hoạt động 1
? Nhà nước đã sử dụng gì để bảo vệ quyền tự do lao động cho CD.
GV giới thiệu một vài cuốn tài liệu về luật lao động. Nhấn mạnh về quy định độ tuổi lao động. (18 tuổi trở lên)
Pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
GV cho HS đọc tư liệu tham khảo.
Pháp luật nước ta đã nghiêm cấm những hành vi nào trong lao động?
GV liên hệ thực tế hiện nay.
Hoạt động 2.
Từ bài tập 1 đến bài 3 chọn 3 HS cho mỗi em làm 1 câu nhưng giải thích cho một ý mà thôi.
GV lưu ý chỉnh sai cho HS về nhà làm lại.
GV giải rõ chổ nào chư đủ để HS làm lại đầy đủ đúng hơn.
a/ Lao động không phải chỉ dùng sức mà còn dùng cả trí tuệ.
b/ Đầu tiền người lao động tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho bản thân rồi đến gia đình sau đó là xã hội và đất nước.
Hướng dẫn HS làm bài tập 5, 6.
HS: Nhà nước ban hành những qui định tạo thành các luật lệ để bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho CD.
HS nghe hiểu ghi nhận bài học.
Học sinh trả lời.
Học sinh trình bày.
Nghe, liên hệ đến bài học.
II/ Nội dung bài học.
3. Chính sách của Nhà nước.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển SX kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.
4. Những điều nghiêm cấm của pháp luật.
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc.
-Cấm s/d người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại.
-Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
III/ Bài tập.
Bài tập 2
 Đúng: c (vì Hà chưa đủ tuổi lao khả năng năng lực cho động, chưa đủ các công việc khác).
Bài tập 3.
Đúng: b, d.
Bài tập 4.
 Các cách giải thích trên đều chưa đầy đủ. 
4/Củng cố.
Cho HS đọc lại khái niệm ghi nhớ
Nhấn mạnh ý nghĩa và liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho HS. 
5/ Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu HS làm tất cả các bài tập. Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
 IV/ Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23,24 GDCD 9.doc