Tiết 5: BÀI 3 : DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT
I/ Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỷ luật ; những biểu hiện của dân chủ, kỷ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu, phát huy dân chủ và kỷ luật là cơ hội, điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2, Kỹ năng :
- Biết giao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ, kỷ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Biết phân tích đánh gía các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tốt hoặc chưa tốt tính dân chủ và tính kỷ luật.
- Biết tự đánh gía bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỷ luật.
: SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH BÀI 10 : ( 2 TIẾT ) HOẠT ĐỘNG 2 : Giúp HS hiểu khái niệm lý tưởng, cơ sở để xác định lý tưởng và tính chất của lý tưởng thanh niên trong mỗi thời kỳ lịch sử thông qua mục đặt vấn đề. ( 10’) - GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK / trang 34. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau : * Nhóm 1, 2, 3, 4 : Hãy nêu một vài tấm gương và phân tích líù tưởng của thanh niên Việt Nam qua các thời kỳ : Trước cách mạng Tháng Tám, và trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ? * Nhóm 5, 6, 7, 8 : Hãy nêu những việc làm biểu hiện lý tưởng sống đúng đắn của thanh niên ngày nay ? Những việc làm biểu hiện sống không có lý tưởng của thanh niên ngày nay ? * Nhóm 9, 10, 11, 12 : Lí tưởng sống của bạn hiện nay là gì ? Tại sao bạn lại xác định lí tưởng sống như vậy ? - Sau khi thảo luận mỗi câu GV mời đại diện 1nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp ; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý sau mỗi câu. - Khi nhóm 1 -> 4 trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp ; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung xong. - GV chốt lại : Thế hệ cha anh lý tưởng của họ là : “ Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc - Không có gì qúy hơn độc lập tự do “. “ Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. “ Lý tưởng phấn đấu của thanh niên thế hệ ngày nay : “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “ -> Lý tưởng của Đảng, mục đích của CM Việt Nam. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Vậy. theo em lý tưởng sống là gì ? ( Mục 1NDBH / SGK / 35 ) ( - Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn đạt được. - Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người hướng tới. - Mục đích sống của mỗi người phải phù hợp với lợi ích của dân tộc, của cộng đồng và năng lực của cá nhân. - Cơ sở để xác định lý tương là căn cứ vào khả năng, điền kiện của bản thân. Nếu mơ ước vượt qúa khả năng nó trở thành mơ ước viễn vong hoặc chứng hoang tưởng. ) - Khi nhóm 5 -> 8 trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp ; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung xong. - GV nhận xét chốt ý và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Biểu hiện của người có lý tưởng sống cao đẹp ? ( Mục 2 NDBH / SGK/ 35 ) (* Biểu hiện : - Suy nghĩ hành động vì : + Lý tưởng của dân tộc, nhân loại. + Sự tiến bộ của bản thân, xã hội, để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. - Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. * Ý nghĩa : - Thực hiện tốt những nhiệm vụ chung. - Được tạo điều kiện để phát triển khả năng. - Được mọi người tôn trọng. ) - Sau đó GV cho nhóm 9 -> 12 trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá kết qủa thảo luận của các nhóm. - GV nhận xét chốt ý và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì ? ( Mục 3 NDBH / SGK/ 35 ) ( Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là thực hiện lý tưởng của dân tộc, của Đảng “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “, trước mắt đó là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH – HĐH đất nước.) * GV kết luận : - HS chúng ta tự hào, hạnh phúc được sống trong giai đoạn đổi mới khi đất nước đang thực hiện CNH – HĐH dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. ( 6/12/ 2005 - Khai mạc Đại Hội Đảng Bộ TP. HCM nhiệm kỳ 8 ) - Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã và đang có những thành tựu kỳ diệu và đáng tự hào, nhưng tương lai của đất nước, dân tộc, thế hệ trẻ đang đứng trước những thử thách lớn, đòi hỏi thanh niên phải có tri thức, phát triển trí tuệ, năng lực và giàu tình cảm trong sáng, có lối sống lành mạnh. ( Tri thức + Phẩm chất + Năng lực ) Vì ngày nay, xã hội không chỉ đòi hỏi ở thanh niên lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, yêu dân mà còn phải có tri thức, có tài năng, óc sáng tạo HOẠT ĐỘNG 3 : Phân tích ý nghĩa của việc xác định lý tưởng sống đúng đắn và tác hại của việc sống thiếu lý tưởng ở một số thanh niên . (12’) - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ câu hỏi sau : 1. Nếu xác định đúng và phấn đấu suốt đời cho lý tưởng sống thì sẽ có lợi cho bản thân, xã hội như thế nào ? Cho ví dụ chứng minh. ( - Thực hiện tốt những nhiệm vụ chung. - Được tạo điều kiện để phát triển khả năng. - Được mọi người tôn trọng.) 2. Nếu sống không có lý tưởng hoặc xác định mục đích sống không đúng đắn thì sẽ có hại gì ? Cho ví dụ minh họa. ( Thất nghiệp, Sống bám vào gia đình, sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành tội phạm. ) HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố – Xác định biện pháp để thực hiện lý tưởng sống. ( 10’ ) GV cho HS làm bài tập : * BT 1/ SGK/ 35 : Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên? Vì sao ? ( Chọn các câu : a, c, d, f, g. ) *BT 2/ SGK/ 36 : Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh hai quan điểm : 1. Thanh niên học sinh phải nổ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí” Lời của Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế ấy” . 2. Học sinh THCS đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. a. Em tán thành quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao ? b. Mơ ước hiện nay của em là gì ? Để thực hiện ước mơ ấy em sẽ làm những gì ? - Luôn biết sống vì người khác, vì quyền lợi chung của mọi người. - Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lý tưởng sống đúng đắn đã chọn. Tránh lối sống ích kỷ, cần có ý chí nghị lực, khiêm tốn, cầu thị, có quyết tâm, có kế hoạch, có phương pháp từng bước thực hiện mục đích đề ra. - Biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của bản thân và mọi người xung quanh. - Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lý tưởng cao đẹp. ) * GV giới thiệu thêm ; “Lí tưởng là ngôi sao dẫn đường. Không có nó, không có phương hướng vững chắc, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” L-TÔN –XTÔI “Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nuớc nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đuợc học hành” Chủ tịch Hồ Chí Minh. HOẠT ĐỘNG 6 : Hướng dẫn về nhà . ( 2’) Học bài SGK trang 35. Chuẩn bị bài 10 : BT 3, 4/ SGK/ 36 . ( + Tìm hiểu trong sách báo sưu tầm những tấm gương thanh niên Việt Nam hiện nay sống có lí tưởng ? Em học được ở họ những đức tính gì ? + Để thực hiện tốt lí tưởng, theo em TN cần có phẩm chất gì? Em dự định làm gì sau khi tốt nghiệp THCS. ) I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử của đất nước. II/ NDBH : 1. Khái niệm : Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn đạt được. 2. Biểu hiện : - Suy nghĩ hành động vì : + Lý tưởng của dân tộc, nhân loại. + Sự tiến bộ của bản thân, xã hội, để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. - Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. * Ý nghĩa : - Thực hiện tốt những nhiệm vụ chung. - Được tạo điều kiện để phát triển khả năng. - Được mọi người tôn trọng. 3/ Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là thực hiện lý tưởng của dân tộc, của Đảng “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “. - Thanh niên HS cần phải ra sức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ và trau dồi đạo đức. ( Học SGK / Trang 29 ) IV/ BÀI TẬP : * Bài tập 1/ SGK / 35. * Bài tập 2/ SGK / 36. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Ngày tháng năm 200 Tở trưởng chuyên mơn Ký duyệt .. Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 10 : ( TIẾT 2 ) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này, HS cần đạt. Kiến thức : Hiểu được : Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người hướng tới. Mục đích sống của mỗi người phải phù hợp với lợi ích của dân tộc, của cộng đồng và năng lực của cá nhân. Lẽ sống của thanh niên hiện nay là thực hiện lý tưởng của dân tộc, của Đảng “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “, trước mắt đó là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH – HĐH đất nước. Kỹ năng : Biết lập kế koạch từng bước thực hiện lý tưởng sống trên cơ sở xác định đúng lý tưởng của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Có thể bày tỏ ý kiến của mình trong những buổi hội thả, trao đổi về lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Có thể góp ý kiến, phân tích đánh gía những hành vi, lối sống của thanh niên, của những người xung quanh khi có những biểu hiện lành mạnh hoặc thiếu lành mạnh. Luôn tự kiểm tra bản thân trong việc học tập, rèn luyện, hoạt động để thực hiện ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân Thái độ : Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lý tưởng ; biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của bản thân và mọi người xung quanh. Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lý tưởng cao đẹp. Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lý tưởng sống đúng đắn đã chọn. II/ NỘI DUNG : Trọng tâm giúp HS xáx định biện pháp để thực hiện lý tưởng sống cao đẹp. Muốn thực hiện lý tưởng đó, ngày nay xã hội không chỉ đòi hỏi ở thanh niên lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, yêu dân mà còn phải có tri thức, có tài năng, óc sáng tạo Vì vậy thanh niên HS phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ và trau dồi đạo đức. III/ PHƯƠNG PHÁP : - Thảo luận. - Giảng giải. - Nêu gương. - Trao đổi. - Đàm thoại IV/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN : Sách GV – HS. V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Ổn định tổ chức : ( 1’ ) 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 9’ ) * Lý tưởng sống là gì ? ( Bài tập 1 / STH/ 43. ) ( Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát muốn đạt được.) * Thế nào là người sống có lý tưởng cao đẹp ? ( Bài tập 2 / STH/ 43. ) ( - Suy nghĩ , hành động không mệt mõi. - Luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. - Mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung. ) * Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì ? Ý nghĩa ? ( Bài tập 3 / STH/ 43. ) ( Lý tưởng : Thực hiện lý tưởng của dân tộc, của Đảng “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “,trước mắt đó là thực hiện thắng lợi mục tiêu của CNH – HĐH đất nước. Ý nghĩa : - Góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung. - Được XH, NN tạo điều kiện để phát triển khả năng. - Được mọi người tôn trọng.) 3/ Bài mới : ( 35’ ) Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài (2’) - GV thông qua việc kiểm tra bài cũ để vào bài : Các em đã biết Lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay ? Ý nghĩa ? – > Ngày nay, xã hội không chỉ đòi hỏi ở thanh niên lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, yêu dân mà còn phải có tri thức, có tài năng, óc sáng tạo Vậy TN HS cần làm gì để thực hiện lý ưởng sống cao đẹp của mình ? Lớp chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau trao đổi trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Xác định biện pháp để thực hiện lý tưởng sống. (15’) * BT 2/ SGK/ 36 : Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9 với chủ đề “Lí tưởng của thanh niên học sinh trong thời đại ngày nay” do Chi đoàn tổ chức đã nảy sinh hai quan điểm : a. Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí” Lời của Pa-ven trong tác phẩm “Thép đã tôi thế ấy” . b. Học sinh THCS đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. 1. Em tán thành quan điểm nào ? Vì sao ? 2. Mơ ước về tương lai của em là gì ? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới mơ ước đó ? * Mời một vài HS phát biểu. * Gợi ý một số HS trao đổi kế hoạch rèn luyện, học tập của bản thân trước lớp. GV nhận xét, chốt ý. HOẠT ĐỘNG 3 : Thảo luận, xác định biện pháp rèn luyện (15’) Vậy trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tốt lí tưởng, theo em thanh niên HS cần có phẩm chất gì ? * GV nhận xét, chốt lại phần biện pháp rèn luyện : Những phẩm chất đạo đức đã được học các bài trước ( 1 -> 9 ) chính là điều kiện để thanh niên HS thực hiện tốt lý tưởng cao đẹp của mình trong giai đoạn hiện nay. ( - Tự chủ – Dân chủ – Kỷ luật – Hợp tác cùng phát triển – Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc – Năng động - Sáng tạo – Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu qủa ) - Luôn biết sống vì người khác, vì quyền lợi chung của mọi người. - Thường xuyên có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lý tưởng sống đúng đắn đã chọn. Tránh lối sống ích kỷ, cần có ý chí nghị lực, khiêm tốn, cầu thị, có quyết tâm, có kế hoạch, có phương pháp từng bước thực hiện mục đích đề ra. - Biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của bản thân và những người xung quanh. - Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lý tưởng cao đẹp. ) * GV lưu ý HS : Cần phải có kế hoạch từng bước thực hiện những dự định; trước mắt rèn luyện toàn diện và căn cứ vào dự định phải chuẩn bị hành trang từ bây giơ . Ví dụ : + Muốn trở thành bác sĩ : Học giỏi môn Sinh – rèn tính cẩn thận và trau dồi lòng nhân ái + Muốn trở thành nhà ngoại giao : Học giỏi môn ngoại ngữ , hiểu biết lịch sử ( dân tộc – thế giới ) – Rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, hợp tác + Muốn trở thành nhà sáng chế công nghệ ( kỷ sư ) : Nhất thiết phải học giỏi môn toán, tin, lý, hóa Rèn luyện óc sáng tạo * Cho HS đọc bài đọc thêm / STN/ 45, 46. * Bài tập 4 / STH/ 44 : “ Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. “ là của ai ? Thể hiện điều gì ? ( Câu nói của Bác Hồ - Lý tưởng sống cao đẹp, luôn biết sống vì người khác, vì quyền lợi chung của mọi người. ) HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn về nhà . (3’) Chuẩn bị Ôn thi HK1 : + Học từ bài 1 - > 10. + Xem lại các bài tập đã làm. * BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN LÝ TƯỞNG SỐNG : - Tu dưỡng rèn luyện đạo đức, luôn biết sống vì người khác, vì lợi ích chung của mọi người. - Cần có ý chí, nghị lực, quyết tâm thực hiện mục đích đã đề ra. - Biết tôn trọng, học hỏi những người sống và hành động vì lý tưởng cao đẹp. - Thường xuyên đấu tranh với bản thân để thực hiện lý tưởng sống đúng đắn đã chọn. - Tránh lối sống ích kỷ. - Biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống thiếu lý tưởng của những người xung quanh. IV/ BÀI TẬP : (TT) * Bài tập 4/ SGK / 35. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Ngày tháng năm 200 Tở trưởng chuyên mơn Ký duyệt .. HỌC KÌ 2 Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 11 : ( Tiết 1 ) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Kiến thức : Học sinh hiểu những định hướng cơ bản của thới kỳ CNH – HĐH đất nước. Vị trí, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Kỹ năng : HS có kỹ năng tổng hợp, có thể tự lập trong một số lĩnh vực hoạt động. Chuẩn bị hnh trang để tham gia vào các công việc lao động xã hội, lập thân, lập nghiệp hoặc học lên THPT. Thái độ : Xác định rõ vị trí, vai trò trách nhiệm của bản thân trong gia đình, ngoài xã hội. Có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị sẳn sàng gánh vác trách nhiệm “ thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước “. II/ NỘI DUNG : CNH – HĐH là gì ? Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Nhiệm vụ của thanh niên học sinh ? ( Giáo dục ý thức trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước -> Hình thành ý chí nghị lực, quyết tâm vượt khó thực hiện mục tiêu học tập, rèn luyện thực hiện lý tưởng sống của thanh niên. ) III/ PHƯƠNG PHÁP : - Thảo luận. - Giảng giải. - Phát vấn. IV/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN : - Sách GV - HS. V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1/ Ổn định tổ chức : ( 1’ ) 2/ Kiểm tra bài cũ: Không có. 3/ Bài mới : ( 44’ ) Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài (1’) - GV : Ý nghĩa của CNH – HĐH đất nước, chính là tạo ra tiền đề về mọi mặt ( Kinh tế, xã hội, con người ) để thực hiện lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Vậy để giúp các em hiểu rõ : CNH – HĐH là gì ? Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Nhiệm vụ của thanh niên học sinh ? Lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước . (10’) - GV : Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là trách nhiệm nặng nề và vinh quang của thanh niên HS ngày nay. Chính vì vậy Đ/ C Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh qua bức thư gửi thanh niên đăng trên báo Nhân dân ngày 26/3/2003. - GV cho HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK / trang 37, 38. - GV : Qua phần đặt v
Tài liệu đính kèm: