Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 30 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

I/Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức.

HS phải:

-Hiểu được thế nào là lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

-Biết rõ và hiểu được mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Tình và lý) thông qua các hành vi cụ thể.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS.

2/ Kỹ năng.

 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hành vi của mình, tạo nét văn hóa trong lối sống, thực hành phân tích giải thích tình huống.

3/Thái độ.

 HS thể hiện nhận thức, hành vi đúng trong lối sống, bảo vệ pháp luật tự hào về truyền thống dân tộc.

II. Chuẩn bị.

GV: Sưu tầm tranh ảnh minh họa. Mẫu chuyện kể tấm gương người tốt việc tốt.

HS: Bảng nhóm. Sưu tầm tranh ảnh minh họa.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 30 - Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 
Tiết 30 
 Ngày soạn: 21/3/2014 
 Ngày dạy: 
Bài 18: SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT.
I/Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức.
HS phải:
-Hiểu được thế nào là lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
-Biết rõ và hiểu được mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Tình và lý) thông qua các hành vi cụ thể.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS.
2/ Kỹ năng.
 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử trong hành vi của mình, tạo nét văn hóa trong lối sống, thực hành phân tích giải thích tình huống.
3/Thái độ.
 HS thể hiện nhận thức, hành vi đúng trong lối sống, bảo vệ pháp luật tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị.
GV: Sưu tầm tranh ảnh minh họa. Mẫu chuyện kể tấm gương người tốt việc tốt.
HS: Bảng nhóm. Sưu tầm tranh ảnh minh họa.
III/Các bước lên lớp.
1/Ổn định tổ chức. GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2/Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế nào là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, Hãy nêu 1 việc làm cụ thể của em trong việc thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.( Dựa vào phần ghi nhớ sgk trang 63 phần khái niệm ý nghĩa để trả lời).
3/ Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
Cho HS đọc đoạn văn bản trong sgk.
Cho HS thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi a, b, c trong sgk.
GV nhận xét chốt lại nội dung chính ghi bảng.
Nhấn mạnh ý hỏi động cơ nào thôi thúc anh làm việc đó.
?Em nhận xét như thế nào vế đức tính của anh Nguyễn Hải Thoại.
GV nhấn mạnh thêm anh sống luôn tữ tin, tự lập, tự trọng, có lòng yêu thương con người, biết giúp đỡ người khác. 
GV bản thân là HS em sẽ làm gì trong cuộc sống thực tế mà em cho là nó thể hiện được phẩm chất đạo đức, tuân theo pháp luật của mình.
Hoạt động 2.
? Thế nào là người sống có đạo đức.
GV phân tích và lấy ví dụ thực tế minh họa thêm
? Theo em lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
? Theo em việc chúng ta ra sức bảo vệ môi trường có phải là biểu hiện của người sống có đạo đức hay không?
GV lấy ví dụ thêm minh họa như: khi các em trồng một cây xanh, làm sạch một cái ao
? Tại sao ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
Hoạt động 3
GV nhấn mạnh hướng dẫn: lối sống này ẩn chứa trong từng hành vi cụ thể của bản thân mọi người.
Hướng dẫn làm bài tập 3, 4, 5, 6.
HS: đọc bài.
HS: thảo luận nhóm 
-Nhóm 1, 2 trả lời câu a.
Biểu hiện của anh về đạo đức là (sắp xếp 35 ha đất của công ty làm nơi ăn, ở, làm trường học, khu giải trí, TDTT cho công nhân. Mua thiết bị học tập, tổ chức sinh hoạt VN, TT cho CN)
-Nhóm 3, 4. trả lời câu b.
Anh chăm lo đào tạo nhân tài cho công ty.
(Mở lớp bồi dưỡng đào tạo tay nghề cho CN, cử CN, CB đi học nước ngoài, sắp xép lực lượng lao động theo đúng CM tay nghề
-Nhóm 5, 6. câu c.
Sống tuân theo pháp luật.
(hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. thực hiện lao đông sản xuất đúng kỹ thuật và kỹ luật lao động. đấu tranh chống lại hiện tượng phi pháp, tiêu cực.)
HS: ghi bài học.
HS: Anh muốn công ty phát triển, đất nước đổi mới phát triển đi lên chứ không phải vì bản thân
HS: Là người sống có lý tưởng cao đẹp, có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân mọi người và xã hội.
HS nghe. Hiểu
HS: Nói năng nhã nhặn, giúp đỡ bạn bè và người thân theo sức mình, cố gắng học tập, trung thực trong mọi công việc...thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp.
HS: dựa vào sgk phần khái niện trả lời.
HS: nghe hiểu.
HS: đạo đức là phẩm chất bề vững vốn có trong mỗi cá nhân, nó là động lực giúp ta điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của mọi người trong đó có hành vi vi phạm pháp luật. Người có đạo đức biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
HS : Phải.
HS nghe hiểu.
HS: ý nghĩa trình bày.
Vì: nó giúp mọi người có sự tiến bộ phát triển không ngừng, được mọi người tin tưởng kính trọng thương yêu.
HS nghe hiểu, nêu ví dụ
HS: nghe hiểu làm bài tập.
I / Đặt Vấn đề.
- Câu chuyện “Nguyễn Hải Thoại – một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật”
+ Chăm lo đời sống vc – tt cho mọi người.
+ Chăm lo đào tạo nhân tài cho công ty.
+ Bản thân nêu gương đi đầu trong công việc (hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. thực hiện lao đông sản xuất đúng kỹ thuật và kỹ luật lao động. đấu tranh chống lại hiện tượng phi pháp, tiêu cực.)
=> muốn đất nước phát triển đổi mới.
> Nguyễn Hải Thoại là một tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
II/ Nội dung bài học.
1. Khái niệm: 
+Là cách sống có suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung. Biết giải quyết công việc hợp lý hợp tình giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Lấy lợi ích của XH, của dân tộc làm mục tiêu hàng đầu.
+Tuân theo pháp luật là là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
2. Mối quan hệ: 
Đạo đức là phẩm chất bề vững vốn có trong mỗi cá nhân, nó là động lực giúp ta điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi của mọi người trong đó có hành vi vi phạm pháp luật. Người có đạo đức biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa: 
Giúp mọi người có sự tiến bộ phát triển không ngừng, được mọi người tin tưởng kính trọng thương yêu.
III/ Bài tập.
Bài tập 1.
- Nêu nhận định và cho ví dụ minh họa.
Bài tập 2. Trắc nghiệm 
- Đúng a,b, c, đ, e
- Sai : d, g, h, I, k,l
4/Củng cố.
Cho HS đọc lại khái niệm ghi nhớ
Nhấn mạnh nội dung cơ sở cần thiết khi giải quyết tình huống vấn đề trong bài tập.
5/Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu HS làm tất cả các bài tập.
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
-Cần xem trước các bài đã học để ôn tập học kì II.
 IV/ Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31 GDCD 9 Tiết 32.doc