Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 15, 16: Ngoại khóa: Ô nhiểm môi trường

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp HS biết được môi trường là gì? Các loại môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.

2. Kỹ năng: HS biết được các biện pháp khắc phục và thực hiện một số hoạt động quen thuộc để góp phần bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể.

II. Chuẩn bị.

GV:Số liệu về sự ô nhiễm môi trường, tranh ảnh.

HS: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1990Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Tiết 15, 16: Ngoại khóa: Ô nhiểm môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiêt 15
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy:
 NGOẠI KHÓA: Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Giúp HS biết được môi trường là gì? Các loại môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng: HS biết được các biện pháp khắc phục và thực hiện một số hoạt động quen thuộc để góp phần bảo vệ môi trường.
3. Thái độ: có ý thức bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể.
II. Chuẩn bị.
GV:Số liệu về sự ô nhiễm môi trường, tranh ảnh.
HS: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
? Em hiểu thế nào là MT?
? Em hãy nêu các thành phần tự nhiên và nhân tạo của môi trường?
? Thế nào là ô nhiễm môi trường?
GV: Các yếu tố lí – hóa cụ thể:
+ Yếu tố vật lí: Tiếng ồn, sóng điện từ, từ trường, bức xạ, phóng xạ
+ Yếu tố hóa học: Khí thải, rác thải, phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu
? Em hãy cho biết có những loại ô nhiễm môi trường nào?
? Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
GV: Sự khai thác các loại TNTN như: rừng, khoáng
sản một cách quá mức đã gây ô nhiễm nặng đối với môi trường đất, không khí, nước. Hơn thế, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ.
? Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nào?
GV: Giải thích hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” và tác hại của hiện tượng này để HS hiểu rõ. (cho HS xem tranh ảnh về hậu quả của sự ô nhiễm môi trường).
? Để khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường, cần phải có biện pháp nào?
GV: Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động tham gia bảo vệ môi trường.
? Để góp phần bảo vệ MT, bản thân học sinh các em cần phải làm gì?
Nhận xét về môi trường ở địa phương em?
Biện pháp cải tạo môi trường ở địa phương em?
- Trả lời.
- Tự nhiên: Không khí, nước, đất, cây xanh
- Nhân tạo: nhà cửa, đường sá
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời
- Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của sinh vật; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
- Trả lời.
- Không vứt rác bừa bãi, trồng và bảo vệ cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức bảo vệ môi trường
HS trình bày: rác thải,
1. Môi trường là gì?
 Môi trường là những thành phần tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
2. Ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường là sự suy giảm về chất lượng môi trường do sự tác động của các yếu tố lí – hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Các loại ô nhiễm môi trường:
+ ÔNMT không khí.
+ ÔNMT nước.
+ ÔNMT đất.
+ ÔNMT vật lí.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Khai thác các loại TNTN không hợp lí
- Chất thải công nghiệp, khu dân cư, các phương tiện giao thông.
- Sử dụng quá mức các loại hóa chất trong SX nông nghiệp
- Do sự phát triển mạnh mẽ của KHKT, CNTT, Phát thanh- truyền hình (ô nhiễm vật lí)
4. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:
- Gây ra hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính”.
- Ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Làm chậm sự phát triển kinh tế của các quốc gia
5. Các biện pháp khắc phục:
- Khai thác hợp lí và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
- Xử lí tốt các loại nguồn chất thải.
- Trồng và bảo vệ rừng
4. Củng cố.
GV: Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của con người
5. Hướng dẫn về nhà:
Xem lại các nội dung của các bài đã học.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt
Tuần 16
Tiêt 16
Ngày soạn: 27/11/2013
Ngày dạy:
NGOẠI KHÓA
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Giúp HS biết được cách làm và giải các bài tập ở các dạng khác nhau.
2. Kỹ năng: HS biết nhận xét, đánh giá các sự việc, tình huống.
3. Thái độ: biết phân biệt các việc làm đúng, sai, việc nên làm và không nên làm.
II. Chuẩn bị.
GV: Giáo án.
HS: Tập ghi
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1.
Nêu các phẩm chất đạo đức em đã học?
Theo em, chúng ta cần phải làm gì để đất nước ngày càng phát triển?
Vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc?
Hoạt động 2.
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong buổi sinh hoạt lớp để chọn danh sách các bạn được tuyên dương, ai cũng biết Hiền hoàn toàn xứng đáng nhưng ko lại không đồng ý vì Hiền hay phê bình khi có bạn mắc lỗi.
Em hãy nêu ý kiến của em?
Câu 2: Hãy lập kế hoạch cụ thể về một hành động nhằm bảo vệ hòa bình?
Câu 3: Hòa là học sinh giỏi, bạn luôn say mê tìm giải các bài toán khó nhưng bạn lại ko thích học văn nên trong giờ văn bạn hay đem toán ra làm.
Em hãy nhận xét việc làm trên.
Gv nhận xét.
Chí công vô tư, tự chủ, năng động, sáng tạo.
Bảo vệ hòa bình, thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới và phải hợp tác với các nước.
Vì để có cái gốc, có những tư tưởng, nhận định đúng làm nền, làm hướng cho sự phát triển nhân cách
Việc làm của các bạn thể hiện phẩm chất không chí công vô tư, chỉ nghĩ đến cá nhân mình, không công bằng trong mọi việc, còn thiên vị, chưa coi trọng người ngay thẳng
Ví dụ như lập kế hoạch vẽ tranh với chủ đề hòa bình
Bạn Hòa làm việc không có khoa học, ko xem trọng thầy cô, bạn cần phải học đều các môn vì các môn đều bổ trợ kiến thức cho nhau, bạn làm như thế thì kết quả học tập sẽ chênh lệch.
I. Giới thiệu nội dung.
II. Thực hành.
Câu 1: việc làm thiếu công bằng.
Câu 2: kế hoạch vẽ tranh.
Câu 3: làm việc thiếu năng suất.
4. Củng cố.
Gv nhấn mạnh lại các nội dung đã tìm hiểu.
5. Hướng dẫn về nhà:
Xem lại các nội dung của các bài đã học.
IV. Phần rút kinh nghiệm.
Nhận xét
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15,16 GDCD 9.doc