Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Trường THCS Võ Duy Dương

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/ Kiến thức:Học sinh nắm được và giải thích được những quy định chung và ý nghĩa của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.

2/ Kỹ năng:Biết chấp hành khi đi đường, biết phê phán hành vi vi phạm, tuyên truyền quy định.

Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: tư duy, xử lý thông tin, quan sát trực quan

3/ Thái độ:Có ý thức góp phần giữ gìn trật tự an tòan giao thông, có ý thức đấu tranh chống vi phạm, có ý thức tuyên truyền pháp luật về giao thông.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

Gv: Các tranh ảnh liên quan. Tài liệu giáo dục trật tự an tòan giao thông. Một số tranh ảnh, mẫu chuyện, tình huống về an tòan giao thông( Ở địa phương nếu có).

Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực có sử dụng: phòng tranh, kỹ thuật trình bày 1 phút.

Hs : các tình huống, tai nạn giao thông mà em biết.

 

doc 73 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 - Trường THCS Võ Duy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Củng cố.( thực hành/ luyện tập)
1. Bài 3(30) SGK.
+ Những hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo:b, c, d. Những hành vi không thể hiện tính năng động sáng tạo:a, đ
Thế nào là năng động sáng tạo?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.( vận dụng) 
Học bài: Chuẩn bị bài còn lại
Nhận xét lớp
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TUẦN 15
TIẾT15: 	Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( TT)
ND: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ( giúp hs hiểu)
1. Kiến thức: Vì sao cần phải năng động, sáng tạo. Các việc cần làm để trở thành người năng động sáng tạo.
2. Kĩ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động,sáng tạo. Biết năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: tư duy sáng tạo,tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, đặt mục tiêu rèn luyện.
3. Thái độ: Tích cực chủ động rèn luyện năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Gv: SGK, SGV GDCD9, sách chuẩn kiến thức GDCD 9, ca dao, tục ngữ...
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực có sử dụng: động não, thảo luận nhóm, phòng tranh, nghiên cứu trường hợp điển hình.
Hs: Câu chuyện kể thể hiện đức tính năng động, sáng tạo, ca dao, tục ngữ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là năng động sáng tạo?Biểu hiện của năng động sáng tạo? Nêu 1 ví dụ thể hiện năng động sáng tạo?
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.
- Biểu hiện của người năng động sáng tạo: là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: tìm ra cách giải bài tập ngắn gọn hơn để dễ hiểu, đỡ mất tời gian.
1. Khám phá: có người nói năng động sáng tạo là chỉ thiệt thòi cho bản thân vì lúc nào cũng mình cũng làm việc nhiều hơn người khác. Ý kiến đó đúng hay sai, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
2. kết nối
HĐ 1: nghiên cứu trường hợp điển hình
Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa năng động, sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv giới thiệu ảnh và tư liệu về Lương Đình Của- giáo sư- bác sỹ nông học.
G: Nhờ NĐST kết quả trong học tập, lao động của Bác LĐC ntn?
Hs trả lời
G: NĐST đem lại lợi ích cho bản thân Bác LĐC?
Hs trả lời
G: Nhờ những cống hiến của Bác đem lại lợi ích gì cho đát nước?
Gv chốt ý cho hs ghi. Ngày nay trên cơ sở các giống lủa bác lai tạo ta tiếp tục nhân rộng và tạo ra nhiều giống lúa mới
2. ý nghĩa : 
- Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách, đạt được kết quả cao trong lao động, học tập và trong cuộc sống.
- Góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
- Nhờ NĐST mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
HĐ 2: liên hệ thực tế
Mục tiêu: Sưu tầm tấm gương năng động sáng tạo
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs thự hiện phòng tranh hình ảnh các tấm gương năng động sáng tạo mà em tìm được.
Gv liên hệ trường đầu tư sáng tạo đồ dùng dạy học tiết kiệm hiệu quả, đạt giải cao
Bác Nguyễn Văn Canh quê ở xã Tân Thành- Tân Thạnh ( LA) sáng tạo ra máy bơm nước 3 ống.
 Bác Nguyễn Cẩm Lũ được mệnh danh là thần đèn.
 Nguyễn Đức Tâm (Lâm Đồng) chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay.
Bác Tô Trung Quân ở Kiến Tường....
HĐ 3: Làm bài tập 2 sgk/ 29- liên hệ bản thân
Mục tiêu: tìm hiểu biện pháp rèn luyện năng động sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs làm bài tập 2 sgk/30
G: Em tán thành hay không tán thành các quan điểm trong bài tập 2 SGK trang 30?Vì sao?
(a): Không tán thành vì Năng động sáng tạo có ở mọi lứa tuổi.
(b): Không tán thành vì Năng động sáng tạo không có của riêng ai.
(c): Không tán thành vì năng động sáng tạo cần có ở mọi lĩnh vực.
(d): Tán thành: Vì con người trong nền kinh tế thị trương rất cần năng động sáng tạo.
(đ): Không tán thành vì phải hiểu rằng: Có năng động sáng tạo thì sẽ có thành công.
(e): Tán thành: Đây là qđ đúng.
=> NĐST thể hiện ở hành vi ( say mê, tìm tòi, dám nghĩ, dám làm), là phẩm chất cần có của con người trong nền ktế thị trường và trong mọi thời đại.) => Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện của mỗi người
G: hs có thể năng động sáng tạo trong những trường hợp nào?
H: học và làm bài ở các môn, làm đồ dùng học tập.
Gv liên hệ thực tế ở trường.
4. Biện pháp rèn luyện
Năng động không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
HĐ 3:Thảo luận theo bàn (3p) ( lồng ghép tư tưởng HCM)
Mục tiêu: tìm hiểu các biện pháp rèn luyện năng động sáng tạo của hs.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs Thảo luận 3 phút.
G: Học sinh phải làm gì để rèn luyện năng động sáng tạo ?
H: Có ý thức học tập tốt.Thái độ tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. Linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập lao độngnhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc. Dám làm việc khó. Biết suy nghĩ - > sáng tạo để tìm ra phương pháp phù hợp. Có ý kiến của riêng mình. Vận dụng điều đã biết vào cuộc sống.
G: Học sinh cần phát huy tính năng động sáng tạo như Bác Hồ đã dạy: “ Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất kỳ vấn đề nào cũng phải đặt câu hỏi: “ vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng”.
Học sinh cần phải có ý thức học tập tốt. Có phương pháp học tập phù hợp.Tích cực áp dụng những kỹ năng kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tế.
HĐ 4: sưu tầm ca dao tục ngữ, thành ngữ.
Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ thuật phòng tranh.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
G: em biết những câu ca dao tục ngữ nào nói về NĐST?
H: trả lời.
- Tùy cơ ứng biến.
- Cái khó ló cái khôn.
- Học 1 biết 10.
- Miệng nói tay làm
Non cao cũng có đường trèo, đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Củng cố.( thực hành/ luyện tập) 
Bản thân em thể hiện năng động sáng tạo như thế nào?
Hướng dẫn hs hoàn thành sơ đồ tư duy.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước năng động sáng tạo giúp ta vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. Trong thời kỳ đổi mới NĐST giúp làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.( vận dụng) 
Học bài: Chuẩn bị bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả (SGK31)
Chuẩn bị 2 đội chơi trò chơi
Mỗi đội 10 tờ giấy nháp để thi thắt thuyền
1 đồng hồ tính thời gian 2 phút
1 bạn làm trọng tài.
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
Sưu tầm ca dao, tục ngữ...
Nhận xét lớp
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TUẦN 16
TIẾT 16: 	Bài 9:	 LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ.
ND: 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua bài giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: Hiểu khái niệm và ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả. Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
2.Kĩ năng: Biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. HS có thể đánh giá hành vi của bản thần và người khác về kết quả công việc đã làm và học tập những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bảo vệ môi trường.
Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: tư duy sáng tạo, phê phán, tìm kiếm xử lý thông tin, đặt mục tiêu rèn luyện.
3. Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện để có thể làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Gv: SGK, SGV,tài liệu chuẩn KT GDCD 9. giây màu thắt thuyền , câu chuyện về tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
H: Tìm thêm 1 số câu thơ, ca dao, tục ngữ.
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực có sử dụng: động não, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình. Dự án.
Hs: xem bài mới, sưu tầm ca dao tục ngữ, xem bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài cũ. 
1. Khám phá: Trong thời đại hiện nay yêu cầu đối với người lao động là phải làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả mới nâng cao được chất lượng CS của mỗi cá nhân, gia đình và XH. Vì vậy bài 9 này có ý nghĩa lớn đối với mỗi chúng ta.
2. kết nối
HĐ 1: chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, hợp tác.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho lớp chọn 2 đội thi, mỗi đội 2 bạn, trong thời gian 5 phútđội nào thắt đực nhiều thuyền hơn thì thắng. Dựa vào những sản phẩm hs làm được gv rút ra khái niệm.
G: Khi làm việc tạo ra được nhiều sản phẩm ta gọi là gì?
H: làm việc có năng suất.
G: sản phẩm làm ra bền đẹp, sử dụng lâu ta nói sản phẩm đó như thế nào?
H: có chất lượng.
Gv: khi làm việc tạo ra nhiều sản phẩm, có chất lượng => làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
1. Khái niệm:
Là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng về nội dung và hình thức trong một thơig gian ngắn.
HĐ 2: Tìm hiểu đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu ý nghĩa. Nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lý thông tin.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Chi tiết nào cho thấy Bác sỹ Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Nghiên cứu thành công dùng da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng.
- Chế ra loại thuốc trị bỏng B76 và ng.cứu thành công hơn 50 loại thuốc trị bỏng khác.
G: thuốc của bác sỹ Lê Thế Trung có tác dụng như thế nào?
Hs trả lời theo sgk.
G: với những cống hiến to lớn của bác sỹ, Đảng và nhà nước đã quan tâm như thế nào?
H: nhiều danh hiệu cao quý: thiếu tướng, giáo sư, tiến sỹ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.
G: làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có tác dụng gì?
Hs trả lời gv chốt ý cho hs ghi bài.
2. ý nghĩa:
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân,gia đình và xã hộivì: thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
HĐ 3: làm bài tập sgk ( lồng ghép bảo vệ môi trường)
Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng tư duy, phê phán, BVMT
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs làm bt 1sgk
Bài 2 sgk. Cho ví dụ
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngay nay XH chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm, mà quan trọng là chất lượng của sản phẩm ngày càng phải nâng cao ( Hình thức, độ bền, công dụng) => hiệu quả của công việc.
* Gv giáo dục hs sản xuất có hiệu quả đồng thời bảo vệ môi trường.
Bài 1(33): Hành vi đúng: c, đ, e.
Hành vi không đúng: a, b, d.
Bài 2 ví dụ: nhà nông dân sử dụng nhiề thuốc bảo vệ thưc vật-> ô nhiễm môi trường, ngộ độc-> bán không được giá, mất uy tín.
HĐ 4: thảo luận nhóm (5 phút)
Mục tiêu: đặt mục tiêu rèn luyện theo dự án.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv chia lớp làm 4 nhóm cho hs thảo luận.
1 Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả đòi hỏi mỗi người lao động phải làm gì? 
2 là hs em làm gì để học tập có chất lượng hiệu quả?
Hs: 1.Tích cực nâng cao tay nghề. LĐ tự giác có kỉ luật. Luôn năng động sáng tạo.
2. chủ động học tập, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết tối ưu, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cùng hợp tác với các bạn...
Gv chốt ý bổ sung cho hs ghi bài.
3. Biện pháp rèn luyện:
- Tích cực nâng cao tay nghề. Rèn luyện sức khoẻ. LĐ tự giác có kỉ luật. Luôn năng động sáng tạo.
- chủ động học tập, sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu tài liệu sgk tìm ra cách giải quyết tối ưu, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, cùng hợp tác với các bạn, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Củng cố.( thực hành/ luyện tập)
Cho hs làm bài tập 4 sgk/33
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.( vận dụng) 
Học bài, Vẽ sơ đồ tư duy. Chuẩn bị bài 10,11. Nhận xét lớp
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TUẦN 17	NGOẠI KHÓA: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
TIẾT 17	
ND: 
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: (giúp hs nắm được) 
 1. Kiến thức: khái niệm, ý nghĩa lý tưởng sống. Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay. Vai trò, ý nghĩa của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH. Xác định trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH của giai đoạn cách mạng hiện nay.
2. Kĩ năng: Xác định lý tưởng sống cho bản thân.
Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: nhận thức, đặt mục tiêu, phê phán, xác định giá trị.
3. Thái độ: Có ý thức sống theo lý tưởng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SGK, SGV. Những câu chuyện kể về tấm gương sống có lí tưởng qua từng thời kì lịch sử đất nước.
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực có sử dụng: động não, nêu gương, thảo luận nhóm, dự án.
Hs: xem bài mới, sưu tầm các tấm gương, xem bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài cũ: Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả giúp ích gì cho chúng ta.
1. Khám phá: Hiện nay một số sh, thanh niên có biểu hiện sống đua đòi, không lo học tập, chỉ thích hưởng thụ. Cách sống đó có tác hại gì, chúng ta cần xác định mục đích sống như thế nào?
2. kết nối
HĐ 1: đàm thoại tìm hiểu khái niệm.
Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm, thực hiện phương pháp dự án
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv đặt tình huống cho hs suy nghĩ.
Khi em thần tượng một người nào đó chẳn hạn một ca sỹ, ta gọi đó là mẫu người lý tưởng, em sẽ làm gì?
H: bắt chước như người đó, mong nuốn được như người đó.
G: Đó là mục đích cuộc sống của em. Để được như vậy em làm gì?
H: cố gắng học, làm ngững việc mà thần tượng mình làm...
G: Lý tưởng sống có tác dụng gì cho chúng ta?
Hs trả lời theo hiểu biết, gv chốt ý cho sh ghi bài.
1. khái niệm:
Lý tưởng sống là mục đích của cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.
HĐ : Thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của người có lý tưởng sống cao đẹp.
Mục tiêu: xác định biểu hiện của người có lý tưởng sống cao đẹp.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
G: Hãy nêu ví dụ về tấm gương sống có lí tưởng mà em biết?
H: Lương Đình Của, Bác Hồ.
Gv cho hs thảo luận 5 phút:
? Người có LTSCĐ luôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích của ai? Bản thân họ cần làm gì để thực hiện lý tưởng của mình?
H: vì lợi ích của chung. Hoàn thiện bản thân về mọi mặt ( sức khỏe, kiến thức, đạo đức...)
2. Biểu hiện của người có lý tưởng sống cao đẹp:
Người sống có lí tưởng đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để thực hiện lí tưởng của dân tộc, nhân loại vì sự tiến bộ của bản thân và XH; luôn vươn tới hoàn thiện bản thân về mọi mặt mong cống hiến trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp chung.
HĐ 3: tìm hiểu đặt vấn đề.
Mục tiêu: tìm hiểu ý nghĩa của người có lý tưởng sống cao đẹp, phương pháp nêu gương.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs đọc phần đặt vấn đề SGK 34.
G: Khi đất nước chưa độc lập lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam là gì?
H: Giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.
G: Để đạt được điều đó họ đã làm gì?
H: hy sinh tuổi thanh xuân, tính mạng, cống hiến sức lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
G: Việc làm của họ đem lại lợi ích gì?
H: giải phóng được đất nước.
Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước lí tưởng của thanh niênlà gì?
H: “ Xây dựng đất nước VN độc lập, dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ , văn minh”
G: => Đây cũng là lí tưởng của Đảng mục đích của CMVN => lí tưởng ở mỗi giai đoạn CM có khác nhau.Lí tưởng sống của TN phải gắn liền với mục đích của CM.
G: Những người có LTCĐ thì được lợi ích gì?
Hs trả lời theo hiểu biết ( gia đình, nhà nước, xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện học tập, tăng lương, tăng chức...)
G: Vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng?
Hs tra lời và ghi bài.
3. Vì sao thanh niên cần có lý tưởng sống cao đẹp.
Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp. Người có lý tưởng sông cao đẹp được mọi người kính trọng.
HĐ4: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: xác định lý tưởng sống của bản thân thanh niên ngày nay. Phương pháp dự án 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs thảo luận 5 phút.
? Lý tưởng sống của em là gì? Em có kế hoạch gì để đạt mục đích sống của mình?
Hs thảo luận đưa ý kiến.
Gv chốt ý giáo dục hs cần có lý tưởng sống cao đẹp, từ bỏ lý tươngnr sống tầm thường. 
Lý tưởng sống của thanh niên cần phù hợp với lý tưởng dân tộc. Đóng góp công sức xây dựng quê hương đất nước.
HĐ 5: tìm hiểu đặt vấn đề 2 sgk
Mục tiêu: xác định lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho hs đọc đvđ sgk
G: Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay là gì?
H: Ngày nay lí tưởng của Thanh niên Việt Nam ngày nay là xây dựng nước VN độc lập, dân giàu nước mạnh XH công bằng , dân chủ , văn minh.
G: để thực hiện lý tưởng đó thì nhiện vụ trước mắt của thanh niên là gì?
H: thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
G: là hs em làm gì để góp phần thực hiện CNH-HĐH 
H: Hs phải ra sức học tập rèn luyện để có tri thức, phẩm chất, năng lực và sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ của đất nước về CNH-HĐH.
4. Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay:
Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam đọc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
Học sinh cần ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết để thực hiên lý tưởng sống.
HĐ6: làm bài tập
Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
2. Bài tập 2 (36).
+ Tán thành quan điểm 1.
Vì đó là cách xđịnh đúng lí tưởng sống đúng đắn của người thanh niên trong thời địa hiện nay.
- Nếu ở tuổi THCS chỉ lo hưởng thụ sẽ không có tri thức, không tự thân lập nghiệp => CS sẽ rất khó chấp nhận những con người này.
=> Lời khuyên: 
Mỗi người cta phải 
Luôn biết sống vì mọi người vì mục đích chung tránh lối sống ích kỉ.
Cần có ý trí nghị lực sức khỏe
Khiêm tốn, cầu thị.
Có quyết tâm, có kế hoạch và phương pháp để thực hiện mục đích đặt ra.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Củng cố.( thực hành/ luyện tập)
Gv ch hs làm bài tập 6 sgk. Hướng dẫn hs đọc thêm bài 10: trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.( vận dụng) 
- Học bài, Chuẩn bị ôn tập theo đề cương
- Nhận xét lớp.
* tư liệu tham khảo
HCM: “ thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh là một phần lớn do các thanh niên...
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
TUẦN 18	ÔN TẬP HỌC KỲ I
TIẾT 18	
ND :	 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các phẩm chất đạo đức mà các em đã học ở học kỳ I gồm: tự chủ, dân chủ,kỷ luật, tình hữu nghị giữa các dân tộc, hợp tác cùng phát tiển, năng động sáng tạo.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện ứng dụng những p/c đạo đức đã học vào giao tiếp trong cuộc sống. Phương pháp học bài tốt để thi kiểm tra KH I
3. Thái độ : Có thái độ và ý thức rèn luyện trở thành người thanh niên trong thời đại hội nhập. Người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có chất lượng hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
GV: các câu hỏi đề cương ôn tập.
HS: các ví dụ, ca dao tục ngữ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài cũ: 
1. Khám phá: trong tiết này chúng ta sẽ tổng kết lại kiến thức đã học dể chuẩn bị thi học kỳ.
2. kết nối
Gv hướng dẫn hs ôn tập theo đề cương đính kèm.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Củng cố.( thực hành/ luyện tập)
Gv cho hs nhắc lại các câu hỏi trong đề cương.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.( vận dụng) 
Học bài theo đề cương thật kỹ. Làm bài thi nghiêm túc, trung thực
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_cong_dan_9.doc