Giáo án Hình học 10 - Ôn tập chương I

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Về kiến thức: Giúp học sinh

- Củng cố lại các khái niệm, tính chất, định lí và các công thức cần thiết.

- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập cơ bản.

- Giải được các bài tập trắc nghiệm.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh

- Hiểu và giải được một số bài tập từ đơn giản đến phức tạp.

- Phân tích được bài toán và tìm ra các hướng để giải bài toán.

3. Thái độ, tư duy: Giúp học sinh

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học.

- Rèn luyện tư duy logic, biết khái quát hóa, tương tự.

- Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.

 

docx 9 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 10 - Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học: 2017-2018
Trường: THPT Võ Văn Kiệt
Ngày dạy: 01/11/2017	Ngày soạn: 30/10/2017
Lớp: 10A2	Hình học: 10	
GVHD: Nguyễn Thành Thông	Người soạn: Trần Quốc Tuấn
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Củng cố lại các khái niệm, tính chất, định lí và các công thức cần thiết.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập cơ bản.
- Giải được các bài tập trắc nghiệm.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh
- Hiểu và giải được một số bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
- Phân tích được bài toán và tìm ra các hướng để giải bài toán.
3. Thái độ, tư duy: Giúp học sinh
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học.
- Rèn luyện tư duy logic, biết khái quát hóa, tương tự.
- Rèn luyện thái độ học tập tích cực. Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SKG, Giáo án, thước kẻ, các công cụ hỗ trợ và các tài liệu tham khảo.
Học sinh: SGK, vở ghi, bút, thước kẻ, máy tính. Ôn lại các kiến thức đã học ở bài hệ trục tọa độ. Xem lại các ví dụ có trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp.
Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp (2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: 
Làm việc với bài mới
Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức quan trọng
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
10 
phút
Trình chiếu các công thức quan trọng lên bảng. Ghi bảng. Và tương tác với học sinh để ôn lại kiến thức củ.
- Một em nhắc lại cho thầy công thức của tọa độ điểm?
Ví dụ: u=3i-2j . Tìm tọa độ của u?
- Mời một em nhắc lại công thức của tọa độ điểm?
Ví dụ: OM=2i . Tìm tọa độ điểm M
Giải thích thêm: Tọa độ điểm không có dấu bằng. Tọa độ vectơ có dấu bằng.
- Giáo viên chiếu lên ba và giải thích ngắn gọn.
- Muốn tính được vectơ AB ta làm thế nào?
- Giáo viên chiếu lên bảng và nhắc lại kiến thức cho học sinh.
- Tương tự mục 5
Học sinh ôn ghi chép lại các công thức và tương tác cùng giáo viên.
- u=x,y
u=xi+yj
Tọa độ u=(3,-2)
- Mx,yOM=xi+yj
Tọa độ M(2,0)
- Lấy tọa độ điểm cuối trừ tọa độ điểm đầu.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh ghi vào vở.
1. Tọa độ của vectơ
u=x,y
u=xi+yj
2. Tọa độ của một điểm.
Mx,y
OM=xi+yj
3. Tọa độ của các véctơ u+v, u-v, ku
- Cho u=(u1,u2), 
v=v1,v2). Khi đó
u+v
=(u1+v1;u2+v2) 
u-v
=(u1-v1;u2-v2)
ku
=ku1,ku2, k∈R
4. Công thức tính véctơ.
- Cho 2 điểm A(xA,yA), B(xB,yB). Ta có 
AB=(xB-xA; yB-yA) 
5. Tọa độ trung điểm.
- Cho đoạn thẳng AB có A(xA,yA), B(xB,yB). Tọa độ trung điểm M(xM;yM) của đoạn AB là:
xM=xA+xB2
yM=yA+yB2
6. Tọa độ trọng tâm
- Cho tam giác ABC có A(xA,yA), B(xB,yB), C(xC,yC) . Khi đó tọa độ trọng tâm G của tam giác được tính theo công thức:
xG=xA+xB+xC3, 
yM=yA+yB+yC3
Hoạt động 2: Một số bài tập vận dụng
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
15 
phút
Cho học sinh suy nghĩ khoảng 1 phút. Nếu học sinh không hiểu thì giáo viên hướng dẫn. Sau đó mời 3 em lên bảng giải. Sau đó cho các em học sinh khác nhận xét. Cuối cùng giáo viên nhận xét.
Cho học sinh thảo luận và lên bảng trình bày lời giải. Sau đó giáo viên nhận xét.
* Gợi ý câu d
Tìm 2 vecto bằng nhau và có điểm D. Và 2 vecto đó phải cùng hướng với nhau.
Ví dụ: AD=BC hoặc
AB=DC
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh thảo luận với nhau và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bài tập 1: (Trình chiếu) Cho a=3,4; b=-1,-2
c=(1;-3). 
a) Tìm tọa độ của vectơ
 u=2a+b-c
b) Tìm tọa độ của vectơ x sao cho 
a=2b-x-c
c) Phân tích vectơ c=(1,-3) theo hai vectơ a và b.
Giải:
a) Ta có:
2a=6;8
2a+b=5;6
2a+b-c=4;9
Vậy u=(4;9)
b) Ta có
x=2b-c-a
2b=-2;-4
2b-c=-3;-1
2b-c-a
=(-6;-5)
Vậy x=(-6;-5)
c) Giả sử 
c=ka+hb
=3k-h;4k-2h
Ta có hệ phương trình:
3k-h=14k-2h=-3
ók=52h=132
Vậy c=52a+132b
Bài tập 2.(Trình chiếu) Cho hình bình hành ABCD có A1,-2;B3,-1;
C-3;5. Gọi 
O=AC∩BD.
a) Hãy tính các vectơ AB, AC, BC 
b) Tìm tọa độ trung các trung điểm: I của đoạn thẳng AB, O của đoạn thẳng AC, M của đoạn thẳng BC
c) Tìm tọa độ trọng tâm G của ∆ABC
d) Tìm tọa độ đỉnh D. Sau đó tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng AD và tìm trọng tâm G∆ABD của ∆ABD.
Giải:
a) AB=2;1
 AC=-4;7
BC=9-6;6)
b) 
+Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB.
Gọi I(xI;yI)
xI=1+32=2
yI=-2-12=-32
I(2;-32)
+ Tương tự
O-1;32
và M(0;2)
c) Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC
Gọi G(xG;yG)
xG=13
yG=23
Vậy G(13;23)
d) Gọi Dx;y
Do AB=DC
AB=2;1
DC
 =-3-x;5-y
Ta có hpt:
2=-3-x1=5-y
óx=-5y=4
Vậy D-5;4
- Tọa độ trung điểm M của đoạn AD
M-2;1
- Tọa độ trọng tâm G∆ABD của ∆ABD
xG∆ABD=-13
yG∆ABD=13
Vậy G∆ABD(-13;13)
Hoạt động 3: Một số bài tập trắc nghiệm
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
8 
phút
Trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm sau đó kêu học sinh trả lời và nhận xét. (Tương tác).
Câu 1. Trong hệ trục (O;i;j)
. Tọa độ của véctơ i+j là:
A. (0,1) B. (-1;1)
C. (1;0) D. (1;1)
Câu 2. Cho 2 điểm AB phân biệt. Điều kiện I là trung điểm của đoạn thẳng AB là?
A. AI=-IB B. IA=IB
C. IA=-IB D. AI=BI
Câu 3. Tìm tọa độ của véctơ sau: a=0,2j-3 i
A. a=0,2; 3 
B. a=0,2; -3 
C. a=3 ;0,2
D. a=(-3 ;0,2)
Câu 4. Cho a=1;-2, 
b=3;4, c=-1;5. Tìm tọa độ u=2a+b+c
A. u=4;5 
B. u=4;-5
C. u=-4;5 
D. u=(-4;-5)
Câu 5. Cho a=1;2, 
b=2;3. Hãy phân tích véctơ c=(-3;4) theo a và b.
A. c=17a+10b
B. c=17a-10b
C. c=-17a-10b
D. c=-17a+10b
Câu 6. Cho a=-5;0, 
b=4;x. Hai véctơ a và b cùng phương nếu số x là:
A. -5 B. 4 C. 0 D. -1
Câu 7. Cho ∆ABC có A3;5, B1;2
C(5,2). Trọng tâm của ∆ABC là:
A. G-3;4 B. G4;0
C. G(2;3) D. G(3;3) 
Câu 8. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho A-2;-3
B4;7. Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB là:
A. I-1;-2 B. I1;2
C. I-1;2 D. I(1;-2)
Học sinh chú ý xem và trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
PHIẾU TRẮC NGHIỆM (HOẠT ĐỘNG NHÓM) 8 phút
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi bảng
Chia nhóm và phát phiếu học tập trắc nghiệm cho học sinh làm. Sau đó giải và nhận xét.
Câu 1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho A3;-4 
B-1;7. Tọa độ của véctơ BA là:
A. 4;-11 B. (-4;11)
C. 2;3 D.(-2;-3)
Câu 2. Cho a=x;2
b=(-5,1) c=x;7. Véctơ c=2a+3b nếu:
A. x=-15 B. x=3
C. x=15 D. x=5
Câu 3. Cho ∆ABC có 
A2;3 B-1;-2
C(5;-2). Tìm M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Tọa độ MN là:
A. (0;3) B. (0;-3)
C. -3;0 D. (3;0)
Câu 4. Cho điểm M2;3,
N0;-4, P(-1;6) lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA và AB của ∆ABC. Tọa độ đỉnh A của tam giác là:
A. 1;5 B. -3;-1
C. (-2;-7) D. (1;-10)
Học sinh làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
4. Dặn dò và củng cố (2 phút)
>> Dặn dò và củng cố: Các em phải nắm được các kiến thức cơ bản và phải học thuộc lòng các công thức để áp dụng vào giải các bài tập. Xem lại các ví dụ đã làm và làm thêm các bài tập 11, 12 SGK trang 28.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của GVHD chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docxON TAP HE TRUC TOA DO_12181916.docx