Giáo án Hình học 6 - Tiết 13 đến tiết 15

A.MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng (khái niệm – tính chất – cách nhận biết).

 Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa.

 Thái độ: Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong khi đo.

B.CHUẨN BỊ:

• GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

• HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 6 - Tiết 13 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13
Tên bài: ÔN TẬP CHƯƠNG I Tiết ppct: 13
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng (khái niệm – tính chất – cách nhận biết).
Kĩ năng: Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa.
Thái độ: Giáo dục HS bước đầu biết tập suy luận, rèn kỹ năng cẩn thận trong khi đo.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Sgk, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.
HS: Xem bài mới, Sgk, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
2.Kiểm tra kiến thức cũ: không kiểm tra 
3.Giảng kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV: Đưa ra bảng phụ với các hình vẽ và gọi từng HS trả lời hình vẽ đó thể hiện nội dung của phần kiến thức nào đã học?
GV: Cho HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Cuối cùng, GV chốt lại các phần kiến thức trên.
GV: Lần lượt cho HS điền vào chỗ trống các nội dung sau đây:
a)Trong ba điểm thẳng hàng, có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
GV: Cho HS làm trắc nghiệm đúng – sai.
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa A và B. 
b) Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. 
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
GV: Cho HS lên bảng vẽ, các em khác vẽ vào vở, theo dõi và nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng.
GV: Khi AN song song với đường thẳng a thì có vã được điểm S không? Vì sao?
GV: Cho HS lên bảng vẽ và trình bày cách vẽ như thế nào?
HS: Lần lượt từng HS nhìn vào hình vẽ và trả lời.
HS: Nhận xét.
HS: Chú ý theo dõi.
HS: Chú ý và lần lượt trả lời, các em khác theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Thực hiện.
Sai
Đúng
Sai
Đúng
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Khi AN song song với đường thẳng a, ta không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song không có điểm chung.
HS: Lên bảng vẽ, các em khác vẽ vào vở, theo dõi và nhận xét hình vẽ của các bạn trên bảng.
1. Đọc hình:
Bảng phụ: điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
A
2. Điền vào chỗ trống:
a)Trong ba điểm thẳng hàng, có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.
d) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
3. Trả lời đúng - sai:
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa A và B. (Sai)
b) Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B. (Đúng)
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B. (Sai)
d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song. (Đúng)
4. Vẽ hình: 
Bài 2: 
Bài 3:
a) 
b) 
Bài 7: 
4. Củng cố bài giảng: 
Kết hợp trong Ôn tập.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài.
Xem lại các BT đã chữa.
Làm BT 5, 6, 8.
Tiết sau Kiểm tra 1 tiết.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:14
Tên bài: KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG I Tiết ppct: 14
Ngày dạy, lớp:	 6A1:././  ; 6A2:././ ; 6A3:././ 
A.MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức trong chương của HS.
Kĩ năng: Rèn khả năng tư duy, vẽ hình. 
Thái độ: Rèn kĩ năng tính toán, chính xác, hợp lý. Biết trình bày rõ ràng, mạch lạc.
B.CHUẨN BỊ: 
GV: Đề kiểm tra.
HS: Ôn tập các kiến thức cũ, dụng cụ học tập.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: 
Kiểm diện
Lớp
Vắng
6A1
6A2
6A3
2. Kiểm tra: Phô tô đề phát cho HS.
3. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra:
4. Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại các kiến thức cũ.
Chuẩn bị thi HKI.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tuần: 19	
Tên bài:TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I Tiết ppct: 61,62
Ngày dạy, lớp: 6A1:././  ; 6A2:././ ;6A3:././ 
A. Mục tiêu:
Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kết quả thi học kì.
Hướng dẫn HS giải và trình bày chính xác bài làm, rút kinh nghiệm để tránh những lỗi sai phổ biến, lỗi sai điển hình.
Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận cho HS.
Từng bước để HS tự đánh giá được kết quả làm bài của bản thân.
B. Chuẩn bị:
*GV: 
- Tập hợp kết quả bài thi học kì I của lớp. Tính tỉ lệ số bài giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Lên danh sách những HS tuyên dương, nhắc nhở.
- Chuẩn đề bài, đáp án tóm tắt và biểu điểm.
- Đánh giá chất lượng học tập của HS, nhận xét những lỗi phổ biến, những lỗi điển hình của HS.
- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, máy tính bỏ túi.
*HS:
- Tự rút kinh nghiệm về bài làm của mình.
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định: 
Lớp
Vắng
6A1
6A2
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV thông báo kết quả thi của lớp.
- Số bài từ trung bình trở lên là ............ Chiếm tỉ lệ ..........%.
Trông đó:
+ Loại giỏi (9; 10)
+Loại khá (7; 8)
+Loại trung bình (5; 6)
Mỗi loại bao nhiêu bài, chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm.
- Số bài dưới trung bình là .......... bài.
Chiếm tỉ lệ ............... %.
Trong đó:
+ Loại yếu (3; 4)
+ Loại kém (0; 1; 2)
Mỗi loại bao nhiêu bài, chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm.
-Tuyên dương những HS làm bài tốt.
- Nhắc nhở những HS làm bài còn kém.
GV yêu cầu vài HS đi phát bài cha cả lớp.
- GV cho HS lên bảng giải lại.
Ở mỗi câu, GV phân tích rõ yêu cầu cụ thể, có thể đưa bài giải mẫu. Cần nêu những lỗi sai phổ biến, những lỗi sai điển hình để HS rút kinh nghiệm.
Nêu biểu điểm để HS đối chiếu.
GV nên đưa ra các cách giải khác nhau để HS học tập.
- Đặc biệt với những câu hỏi khó, GV cần giảng kĩ, hướng dẫn cách trình bày cho HS.
- Sau khi đã chữa xong bài thi, GV cần nhắc nhở HS về ý thức học tập, thái độ trung thực, tự giác khi làm bài và những điều chư ý (như cẩn thận khi đọc đề, khi vẽ hình, không tập trung vào các câu hỏi khó khi chưa làm xong các câu khác...) để kết quả bài làm được tốt hơn.
HS: nghe GV trình bày.
HS xem bài làm của mình nếu có chỗ nào thắc mắc thì hỏi GV.
- HS trả lời câu hỏi hoặc giải bài theo yêu cầu của GV.
HS chữa những câu làm sai của mình.
HS có thể nêu ý kiến của mình về bài làm, yêu cầu GV giải đáp những chỗ còn chưa hiểu hoặc đưa ra các cách giải khác.
1. Nhận xét, đánh giá tình hình học tập của lớp thông qua kết quả kiểm thi học kì.
2. Trả bài – chữa bài thi.
4. Củng cố: 
5. Hướng dẫn về nhà:
- GV nhắc nhở HS cần ôn lại phần kiến thức mình chưa vững để củng cố.
- HS cần tự mình làm lại các bài sai để rút kinh nghiệm.
- Với HS khá giỏi nên tìm thêm các cách giải khác để phát triển tư duy.
D. RÚT KINH NGHIỆM: ..	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13 - 15.doc