Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học về đường tròn ở chương II.

2. Kĩ năng:

Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.

 Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải của bài toán và trình bày lời giải.

3. Thái độ:

 Rèn luyện ý thức làm việc tập thể, đoàn kết trong học tập, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	 	 Ngày soạn : 10/12/2014
Tiết 35 	 Ngày giảng: 13/12/2014
ÔN TẬP HỌC KỲ I (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học về đường tròn ở chương II.
2. Kĩ năng: 
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh.
	Rèn luyện cách phân tích tìm lời giải của bài toán và trình bày lời giải.
3. Thái độ: 
	Rèn luyện ý thức làm việc tập thể, đoàn kết trong học tập, nhanh nhẹn trong tính toán, học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi. 
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm, thước thẳng, compa, êke, máy tính bỏ túi.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1 (1 phút) : Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2 (8 phút): Ôn tập lý thuyết
1. Sự xác định đường tròn và các tính chất của đường tròn.
- Định nghĩa đường tròn (O, R)
- GV vẽ đường tròn.
- Nêu các các xác định đường tròn.
Chỉ rõ tâm đối xứng và trục đối xứng của đường tròn.
- Nêu quan hệ độ dài giữa đường kính và dây.
- Phát biểu các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.
- Phát biểu các định lí liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến đây.
2. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
- Giữa đường thẳng và đường tròn có những vị trí tương đối nào? Nêu hệ thức tương ứng giữa d và R.
(với d là khoảng cách từ tâm tới đường thẳng).
- Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn?
- Tiếp tuyến của đường tròn có những tính chất gì?
- Phát biểu định lí hai tiếp tuyến cắt nhau của một đường tròn.
Nêu dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến 
3. Vị trí tương đối của hai đường tròn. 
GV đưa bảng sau, yêu cầu 
HS điền vào ô hệ thức .
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
- HS nêu ba vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
- HS nêu định nghĩa tiếp tuyến đường tròn.
- HS phát biểu định lí hai tiếp tuyến cắt nhau.
HS nêu hai dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến ( theo định nghĩa và theo tính chất ) 
Một HS lên bảng điền
- Đường tròn (O, R) với R > 0 là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.
- Đường tròn được xác định khi biết:
+ Tâm và bán kính.
+ Một đường kính.
+ Ba điểm phân biệt của đường tròn.
- Tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó.
- Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
- Đường kính là dây cung lớn nhất của đường tròn.
- Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây.
Đảo lại đường kính đi qua trung điểm của 1 dây không qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
- Trong một đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại.
- Trong hai dây của một đường tròn, dây nào lớn hơn thì gần tâm hơn và ngược lại.
Đường thẳng cắt đường tròn.
Û d < R
Đường thẳng tiếp xúc đường tròn Û d = R
Đường thẳng không giao với đường tròn Û d > R
- Tiếp tuyến của đường tròn có tính chất vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
Vị trí tương đối của đường tròn
( O,R ) và ( O,, r) ( R³ r )
Hệ thức
Hai đường tròn cắt nhau 
R-r < OO, <R +r
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài 
Hai đường tròn tiếp xúc trong 
OO, = R + r
OO, = R - r
Hai đường tròn tiếp ở ngoài nhau 
Đường tròn (O) đựng (O,) Đường tròn (O) và (O’) đồng tâm 
OO’ = R + r
OO’ = R + r
OO’ = 0
Phát biểu định lí về hai đường tròn cắt nhau. 
HS trả lời
Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là trung trực của dây chung.
4. Đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác.
Ghép đôi một ô ở cột trái với một ô ở cột phải để được khẳng định đúng.
a/ Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác
d/ Có tâm là giao điểm ba đường phân giác của tam giác.
a – g
b/ Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác
e/ Có tâm là giao điểm của hai phân giác ngoài của tam giác.
b – d
c/ Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh tam giác và phần kéo dài của hai cạnh kia
g/ Có tâm là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.
c – e
Hoạt động 3 (34 phút): Luyện tập
Bài tập: 
 Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 9cm, AC = 12cm, đường cao AH (HBC).
a/ Tính AH.
b/ Vẽ đường tròn tâm B, bán kính AB cắt tia AH tại D. Chứng minh rằng: CD là tiếp tuyến của đường tròn (B).
c/ Kéo dài AB cắt đường tròn (B) tại E. Chứng minh rằng: DE // BC.
- HS vẽ hình theo sự hướng dẫn của GV
Bài tập: 
a. Ta có BC2= AB2 + AC2
BC2 = 92 + 122 = 225
Ta có AH.BC = AB.AC
b. Ta có BA=BD nên tam giác BAD cân tại B, mà BH vuông góc AD nên BH vừa là đuờng cao của BAD, vừa là đường phân giác góc B.
Do đó 
Xét ABC và DBC có:
 BC cạnh chung
 BA=BD
ABC =DBC (c.g.c)
Suy ra 
Do đó CD BD
Vậy CD là tiếp tuyến của
 (B; BA)
c. Xét tam giác AED có AE là đường kính của (B) nên AD ED 
Mà AD vuông góc BC
Suy ra BC // DE
Hoạt động 4 (2 phút): Hướng dẫn về nhà
Ôn kĩ lí thuyết để làm bài tập .
BTVN: 85,86,87,88 / 141,142/ SBT
Chuẩn bị thi học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docHH 35.doc