1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS biết trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị đo độ dài, m> 0).
- HS biết: Trên tia Ox, nếu OM = a; ON = b và 0< a < b thì M nằm giữa O và N.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại
- HS thực hiện thành thạo: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
1.3 Thái độ:
Thói quen: Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ điểm
Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Tuần 12, tiết 11 Ngày dạy: VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HS biết trên tia Ox có một và chỉ một điểm M sao cho OM = m (đơn vị đo độ dài, m> 0). - HS biết: Trên tia Ox, nếu OM = a; ON = b và 0< a < b thì M nằm giữa O và N. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được:Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại - HS thực hiện thành thạo: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 1.3 Thái độ: Thói quen: Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ điểm Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. 3. CHUẨN BỊ: GV: Thước thẳng, compa, phấn màu. HS: Thước thẳng, compa 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p) 6a1.. 6a2..6a3.. 6a4.. 4.2. Kiểm tra miệng: (5p) Câu 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ta có hệ thức nào? (3đ) Câu 2: Trên một đường thẳng, hãy vẽ 3 điểm V, A, T sao cho AT = 10cm; VA = 20cm ; VT = 30cm. (6đ) Câu 3: Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại (1đ) Đáp án: Câu 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB Câu 2: Câu 3: Điểm A nằm giữa hai điểm V và T 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: (17 phút) Vẽ đoạn thẳng trên tia *Mục tiêu: - KT: HS biết thế nào là vẽ đoạn thẳng trên tia - KN: HS vẽ được hình Ví dụ 1 : Trờn tia Ox vẽ đoạn thẳng OM sao cho OM = 2 cm Để vẽ đoạn thẳng cần xác định hai đầu mút của nó GV:ở VD1 mút nào đã biết, cần xác định mút nào? Để vẽ đoạn thẳng có thể dùng những dụng cụ nào ? Cách vẽ như thế nào? Qua cách vẽ em rút ra nhận xét gì? GV: Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a ( đơn vị độ dài) Ví dụ 2:Cho đoạn thẳng AB .Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB Hoạt động 2: (15 phút) Vẽ hai đoạn thẳng trên tia *Mục tiêu: - KT: HS biết thế nào là vẽ hai đoạn thẳng trên tia - KN: HS vẽ được hình Bài 1: Trên tia Ox vẽ đoạn thẳng OM = 2,5cm ON = 3cm Cách 1: dùng thước thẳng có độ dài GV:ngoài ra còn cách nào khác không? Cách 2: dùng thước và compa Quan sát hình vẽ hãy cho biết vị trí của 3 điểm O, M, N , điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. GV:nếu trên tia Ox có OM = a ON = b 0< a< b thì ta kết luận gì về vị trí các điểm O, N, M GV:yêu cầu học sinh làm bài 53 (SGK - 124) Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm; ON = 6cm tính MN, so sánh OM và MN Để so sánh OM và ON ta làm như thế nào? 1.Vẽ đoạn thẳng trên tia: Ví dụ 1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM = 2cm Cách 1(dùng thước chia khoảng) - Đặt cạnh của thước trùng tia Ox, sao cho vạch số O trùng với gốc O. - Vạch (2cm) của thước ứng với một điểm trên tia, điểm ấy chính là điểm M Cách 2: (Có thể dùng compa và thước thẳng) Nhận xét:Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a ( đơn vị đọ dài) Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB Cách vẽ: -Vẽ tia Cy bất kì -Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với mút A, mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước. - Giữ độ mở compa không đổi, đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với gốc C của tia Cy, mũi kia nằm trên tia sẽ cho ta mút D và CD là đoạn thẳng phải vẽ. 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia: Ví dụ:Trên tia Ox vẽ OM = 2cm ; ON = 3cm.Trong 3 điểm O,M,N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Giải: M nằm giữa O và N Nhận xét: Trên tia Ox , OM = a; ON = b nếu 0< a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N Bài 53(SGK- 124) Giải Vì OM < ON nên M nằm giữa O và N => OM+ MN= ON 3 + MN = 6 => MN = 6 - 3= 3cm Vậy MN = OM 4.4. Tổng kết: (5p) Cho học sinh làm 54(SGK- 124). Trên tia Ox, vẽ 3 đoạn thẳng OA;OB;OC sao cho OA = 2cm; OB = 5cm; OC = 8cm. So sánh BC và BA Giải Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B => OA+ AB = OB => AB = 5- 2 = 3cm Vì OB< OC nên B nằm giữa O và C => OB + BC = OC BC= 8- 5= 3cm Vậy BC = BA ( 3cm) 4.5. Hướng dẫn học tập: (2p) Đ/v bài học ở tiết này: - Xem kĩ các bài tập đă giải - Làm bài tập 56, 57, 58, 59 SGK / 124 - Bài tập 52,53,54,55(SBT) Đ/v bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài mới “ Trung điểm của đoạn thẳng” - Xem kĩ cách vẽ trung điểm 5. PHỤ LỤC: SGK + SGV + SBT
Tài liệu đính kèm: