Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 13: Ôn tập chương I

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức:

 - HS biết Hệ thống hoá kiến thức đă học về điểm, đường thẳng, tia đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng

- HS hiểu các kiến thức được củng cố

1.2 .Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Phát biểu chính xác các khái niệm, tính chất đã học.

- HS thực hiện thành thạo bài tập

 Thái độ: Tích cực, tự giác trong việc ôn tập kiến thức.

1.3. Thái độ

- Thói quen: trình bày logic

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng đă học về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 6 - Tiết học 13: Ôn tập chương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14, Tiết 13
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
 - HS biết Hệ thống hoá kiến thức đă học về điểm, đường thẳng, tia đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng
- HS hiểu các kiến thức được củng cố
.Kĩ năng:
HS thực hiện được: Phát biểu chính xác các khái niệm, tính chất đã học.
HS thực hiện thành thạo bài tập
Thái độ: Tích cực, tự giác trong việc ôn tập kiến thức.
1.3. Thái độ
- Thói quen: trình bày logic
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hệ thống hoá kiến thức và kĩ năng đă học về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Thước thẳng, compa
3.2.HS: Thước, compa, làm các bài tập đă cho về nhà
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1p)
	6a2.	6a4..
 4.2. Kiểm tra miệng: (5p)
Cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
 Các câu sau Đúng hay Sai
a/ Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa 2 điểm A và B S
b/ Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều 2 điểm Avà B Đ
c/ Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều A và B S
d/ Hai tia phân biệt là 2 tia không có điểm chung. S
e/ Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng. Đ
f/ Hai tia cùng nằm trên 1 đt thì đối nhau. S
h/ Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song. Đ
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: (10 phút) lý thuyết
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống kiến thức chương 1
- KN: HS thực hiện được: nhắc lại các kiến thức cũ
Câu 1: Đoạn thẳng AB là gì?
Câu 2: Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Vẽ hình minh họa.
Câu 3: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
Hoạt động 2: (27 phút)Bài tập 
*Mục tiêu:
- KT: HS được hệ thống bài tập chương 1
- KN: HS thực hiện được bài tâp
Bài 1: Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB
Gọi HS lên bảng vẽ.
Gọi HS khác lên bảng kiểm tra
GV nhận xét, sửa chữa
Bài 2: ( bài 6 sgk/ 127 )
Gọi HS đọc đề bài 6 Sgk / 127
Cho HS lên bảng vẽ hình
Trong 3 điểm A, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm c̣n lại? V́ sao?
Ta có hệ thức liên hệ nào?
Gọi HS lên bảng tŕnh bày bài giải
HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa
Bài 3: Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi O là điểm nằm giữa A và B sao cho OA = 3cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Tính độ dài MN
GV vẽ hình và hướng dẫn:
Tính độ dai đoạn thẳng OB ta làm như thế nào?
M là trung điểm của đoạn thẳng AO, ta có hệ thức nào?
Suy ra OM = ? cm
N là trung điểm của đoạn thẳng OB, ta có hệ thức nào?
Suy ra ON = ? cm
Tính độ dài đoạn thẳng MN ta làm như thế nào?
1/ Lý thuyết:
Câu 1: Đoạn thẳng AB là gì?
Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A, B.
Câu 2: Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Vẽ hình minh họa.
Câu 3: Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B
2 / Bài tập
Bài 1: Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB
Bài 2: ( bài 6 sgk/ 127 )
a/ Trên tia AB, ta có AM < AB nên M nằm giữa hai điểm A và B
b/ Vì M nằm giữa hai điểm A và B nên ta có
 AM + MB = AB
 MB = AB – AM 
 MB = 6 – 3 
 MB = 3 (cm )
 Vậy MA = MB
c/ Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì M nằm giữa A, B và AM = MB
Bài 3:
Vì O nằm giữa A và B nên ta có
AO + OB = AB
 OB = AB – AO
 OB = 8 – 3 = 5 (cm )
Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AO nên ta có:
Vì N là trung điểm của đoạn thẳng OB nên ta có:
Vì O nằm giữa M và N nên ta có
MO + ON = MN
 MN = 1,5 + 2,5 
 MN = 4 ( cm )
4.4. Tổng kết: Đã kết hợp với giải bài tập
4.5. Hướng dẫn học tập: (2p)
Đ/v bài học ở tiết này:
 - Học thuộc các câu hỏi lư thuyết
 - Xem kĩ các bài tập đã giải
 - Làm bài tập 8 Sgk/ 127
Đ/v bài học ở tiết tới:
- Ôn kĩ các nội dung đã ôn tập
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết
5. PHỤ LỤC: sgk + sgv + sbt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET13.doc