Giáo án Hóa học 10 - Bài 30 - Tiết 54: Lưu huỳnh

LƯU HUỲNH

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Nêu được 2 dạng thù hình phổ biến của lưu huỳnh.

- Trình bày được ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh trong tự nhiên.

- Giải thích được tính chất hóa học của lưu huỳnh: vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất và điều chế.

- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh.

- Giải được bài tập có liên quan.

3. Tư tưởng:

- Hình thành thói quen trong phương pháp học tập môn hóa học từ quan sát, nhận xét hiện tượng giải thích được bản chất, vận dụng kiến thức, hình thành khái niệm.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trong hình thành khái niệm.

- Hình thành ở HS ý thức được vai trò của hóa học trong đời sống thực tiễn.

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Bài 30 - Tiết 54: Lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/02/2017
Ngày giảng: 09/03/2017	Lớp: 10A11
Bài 30 – Tiết 54 : 
LƯU HUỲNH
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nêu được 2 dạng thù hình phổ biến của lưu huỳnh.
- Trình bày được ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh trong tự nhiên.
- Giải thích được tính chất hóa học của lưu huỳnh: vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất và điều chế.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh.
- Giải được bài tập có liên quan.
3. Tư tưởng:
- Hình thành thói quen trong phương pháp học tập môn hóa học từ quan sát, nhận xét hiện tượng giải thích được bản chất, vận dụng kiến thức, hình thành khái niệm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa trong hình thành khái niệm.
- Hình thành ở HS ý thức được vai trò của hóa học trong đời sống thực tiễn.
II. Trọng tâm:
Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
III. Phương pháp, phương tiện:
1.Phương pháp:
- Trực quan kết hợp với đàm thoại, thuyết trình.
2.Phương tiện:
- Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
- Bảng phụ, tranh ảnh minh họa, máy chiếu
IV. Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Gọi HS nêu lại tính chất hóa học cơ bản của oxi là gì? Nêu phương pháp điều chế khí oxi trong PTN?
3.Dạy bài mới: (40’) Lưu huỳnh là 1 trong 9 nguyên tố được lịch sử ghi nhận là có từ thời xa xưa. Nó là phi kim quan trọng cũng như có ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay để xem cùng thuộc một nhóm thì lưu huỳnh có tính chất gì giống và khác oxi.
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung bài học
2'
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và cấu hình electron của lưu huỳnh:
- GV: Yêu cầu HS viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh, xác định vị trí của lưu huỳnh trong BTH? Cho biết số electron lớp ngoài cùng?
- HS: Lên bảng.
I/ VỊ TRÍ VÀCẤU TẠO 
- Vị trí: Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
- Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 
=>có 6 electron lớp ngoài cùng và 2 electron độc thân.
4'
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của lưu huỳnh:
- GV: Yêu cầu HS quan sát bảng tính chất vật lí và cấu tạo của tinh thể ở hai dạng thù hình Sα và Sβ (SGK) từ đó nhận xét về tính bền, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy:
+ Sβ bền hơn Sα
+Khối lượng riêng của Sβ nhỏ hơn Sα
+Nhiệt độ nóng chảy của Sβ lớn hơn Sα
- GV: Cho HS quan sát bình đựng lưu huỳnh và nhận xét.
- HS: Lưu huỳnh ở điều kiện thường đều là chất rắn, màu vàng. 
- GV: Bổ sung: Không tan trong nước lạnh, tan tốt trong nước nóng.
 - HS: Nghe thông tin.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ :
- Có 2 dạng thù hình:
+Lưu huỳnh tà phương: Sα
+Lưu huỳnh đơn tà : Sβ
- Sα , Sβ đều là chất rắn, màu vàng. Không tan trong nước lạnh, tan tốt trong nước nóng.
- Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí, nhưng tính chất hóa học giống nhau.
20'
* Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất hoá học của lưu huỳnh:
- GV: Đưa ra một số hợp chất quen thuộc của lưu huỳnh đã học và gọi HS xác định số oxi hóa : H2S; S; SO2; SO3
=> Từ đó, dự đoán khả năng phản ứng của lưu huỳnh?
- HS: Số oxi hóa của lưu huỳnh trogn các chất lần lượt là -2; 0; +4; +6 như vậy lưu huỳnh có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXI
Nguyên tử S có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân.
=> Trạng thái oxi hoá: -2; 0; +4; +6 
=> Lưu huỳnh có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
- GV: Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua và với khí hidro tạo ra khí hidro sunfua. Gọi HS lên hoàn thành phản ứng. Xác định số oxi hóa và vai trò các chất trong phản ứng.
- HS: 
 Hg + S → HgS
- GV: bổ sung: thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường nên khi nhiệt kế bị vỡ người ta có thể thu hồi thủy ngân bằng cách rắc bột lưu huỳnh vào để tạo thành HgS không gây độc.
- HS: Lắng nghe
- GV: Vậy S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.
1. Tính oxi hoá: 
a. Tác dụng với kim loại: tạo muối sunfua 
 (Nhôm sunfua)
 (Sắt(II) sunfua)
 Hg + S → HgS (ở nhiệt độ thường)
b. Tác dụng với hiđro:
- GV: Biểu diễn thí nghiệm lưu huỳnh cháy trong oxi cho HS quan sát: Nung nóng chảy S và đưa nhanh vào bình chứa khí oxi. Gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình.
- HS: Lưu huỳnh cháy trong oxi cho ngọn lửa màu xanh, sản phẩm tạo thành là khí SO2
PTHH: 
- GV: Ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim mạnh hơn như flo, oxi, clo,  gọi HS lấy thêm ví dụ và xác định số oxi hóa, vai trò của các chất tham gia phản ứng.
- HS: 
- GV: bổ sung: Vậy S thể hiện tính khử khi tác dụng với phi kim mạnh hơn, ngoài ra lưu huỳnh còn thể hiện tính khử khi tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4
 S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2 H2O
S +6HNO3 → H2SO4 +6NO2 + 2H2O
2. Tính khử: 
a. Tác dụng với phi kim
S phản ứng ở nhiệt độ thích hợp
b.Tác dụng với axit có tính oxi hoá mạnh
( H2SO4, HNO3, ...)
 S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2 H2O
S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
5'
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của lưu huỳnh:
- GV: Qua thực tế và SGK, gọi HS cho biết một số ứng dụng của S?
- HS: S dùng điều chế H2SO4, dùng lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp
- GV: Bố sung: S là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống, là thành phần của phân bón công nghiệp, thành phần của thuốc súng đen.
IV/ ỨNG DỤNG 
- 90% S dùng điều chế H2SO4
- 10% dùng lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu và chất diệt nấm trong nông nghiệp
5'
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh:
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu trạng thái tự nhiên của S
- HS: Trong tự nhiên S tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
- GV: Gọi HS nêu cách khai thác lưu huỳnh.
- HS: Dùng hệ thống nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S để đẩy S nóng chảy lên mặt đất. Sau đó, S được tách ra khỏi tạp chất.
V/ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT :
-Trong tự nhiên S tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
- Lưu huỳnh được khai thác bằng cách dùng hệ thống nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ S để đẩy S nóng chảy lên mặt đất. Sau đó, S được tách ra khỏi tạp chất.
4'
* Hoạt động 6: Luyện tập
- GV gọi HS trả lời bài tập 1, 2 trong SGK trang 132
- HS đứng tại chỗ trả lời.
Bài 1: 
Chọn D
Bài 2:
Chọn B
4. Củng cố bài giảng: (4’) 
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài và những nội dung kiến thức HS cần ghi nhớ.
5. Bài tập về nhà: (1')
- Các BT trong SGK
- Chuẩn bị bài sau.
Giáo viên hướng dẫn:	Sinh viên thực tập:
	(Ký, xác nhận)	
	Phùng Thị Hà Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 30 Luu huynh_12182591.docx