Giáo án Hóa học 12 - Tuần 23

CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM LOẠI KIỀM THỔ THỔ, NHÔM

Tiết 41-BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT

QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

 Hiểu được:

- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.

3.Thái độ: Hứng thú với môn học

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 958Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: Từ ngày 23/01 - 28/01/2017
Ngày soạn: 20/01/2016
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM LOẠI KIỀM THỔ THỔ, NHÔM
Tiết 41-BÀI 25. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
 Hiểu được: 
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy).
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm. 
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
3.Thái độ: Hứng thú với môn học 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
5. Năng lực thực hành hóa học
6. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
7. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hoá chất: Chất rắn: Na; Dung dịch CuSO4, phenolphtalein; H2O cất. 
- Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn 
2. Học sinh: đọc trước bài
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại
- Hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia lớp thành 3 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NV1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, và tính chất vật lý của kim loại kiềm
NV2: Tìm hiểu tính chất hóa học của KLK
- Từ đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm, dự đoán tính chất hóa học chung?
- KLK tác dụng được với những chất nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng?
- GV cho HS tiến hành TN kiểm chứng Na tác dụng với H2O 
NV3: Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày (GV chỉ định HS)
Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, yêu cầu nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Khi đốt cháy các kim loại kiềm cháy với ngọn lửa màu khác nhau: Màu của ngọn lửa: Li - đỏ tía, Na - vàng, K - tím, Rb- tím hồng, Cs - xanh da trời.
- Hs thảo luận và trình bày
- HS đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Thuộc nhóm IA 
- Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*. 
Cấu hình electron nguyên tử: ns1
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
-Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá khá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. 
	M ® M+ + e 
- Tính khử tăng dần từ Liti đến xesi. 
- Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá + 1. 
1. Tác dụng với phi kim 
Kim loại kiềm khử dễ dàng các nguyên tử phi kim thành ion âm: 
a. Tác dụng với oxi: 
- Natri cháy trong khí oxi khô tạo ra natri peoxit (Na2O2). 
2Na + O2 ® Na2O2 (natri peoxit). 
- Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ phòng tạo ra natri oxit (Na2O) 
4Na + O2 ® 2Na2O (natri oxit). 
b. Tác dụng với clo: 
2K + 2Cl2 ® 2KCl
2. Tác dụng với axit 
Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí hiđro. 
2Na + 2HCl ® 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước (gây nổ)
Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro. 
2K + 2H2O ® 2KOH + H2
2 M + 2 H2O 2 MOH + H2
IV. ỨNG DỤNG, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Ứng dụng
- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp.
Thí dụ: Hợp kim Na-K nóng chảy ở nhiệt độ 700C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
- Hợp kim Li – Al siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
 - Cs được dùng làm tế bào quang điện.
2. Trạng thái thiên nhiên
Tồn tại ở dạng hợp chất: NaCl (nước biển), một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat và aluminat có ở trong đất. 
3. Điều chế: Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
Thí dụ:
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm:
	A. to nóng chảy, to sôi thấp	B. Khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
	C. Độ dẫn điện dẫn to thấp.	D. Cấu hình e ở lớp ngoài cùng ns1
Câu 2. Cấu hình e của ion Na+ giống cấu hình e của ion hoặc nguyên tử nào trong đây sau đây:
	A. Mg2+, Al3+, Ne B. Mg2+, F –, Ar C. Ca2+, Al3+, Ne	 D. Mg2+, Al3+, Cl–
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của kim loại kiềm:
	A. Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử	B. Số oxy hóa nguyên tố trong hợp chất
	C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất	D. Bán kính nguyên tử
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong:
	A. NH3 lỏng	B. C2H5OH	C. Dầu hoả.	D. H2O
Câu 5. Phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là phản ứng với:
	A. Muối	B. O2	C. Cl2	D. H2O
Câu 6. Dãy các ion sau cùng tồn tại trong một dung dịch là 
 A.NH4+, Ba2+, NO3-, PO43-	B.	Ca2+, K+, Cl-, CO32-
 C. Na+, Mg2+, CH3COO-, SO42- 	D.	Ag+, Na+, NO3-, Br-
Câu 7. Na để lâu trong không khí có thể tạo thành hợp chất nào sau đây:
	A. Na2O 	B. NaOH	C. Na2CO3	D. Cả A,B, C.
Câu 8. Trường hợp nào sau đây Na+ bị khử:
	A. Điện phân nc NaCl	B. Điện phân d2 NaCl 	
C. Phân huỷ NaHCO3	D. Cả A,B, C.
Câu 9. Dãy dung dịch nào sau đây có pH > 7:
	A. NaOH, Na2CO3 , BaCl2	B. NaOH, NaCl, NaHCO3
	C. NaOH, Na2CO3 , NaHCO3	D. NaOH, NH3 , NaHSO4
Câu 10. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1 	B. ns2	C. ns2np1	D. (n – 1)dxnsy
Câu 11. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A. Ag+	B. Cu+	C. Na+ 	D. K+
Câu 12. Dung dịch nào sau đây có pH = 7:
	A. Na2CO3 , NaCl 	B. Na2SO4 , NaCl C. KHCO3 , KCl D. KHSO4 , KCl
Câu 13. Nồng độ % của dd tạo thành khi hoà tan 39g kali kim loại vào 362g nước là kết quả nào sau đây?
A. 15,47%	B. 13,97%	C. 14% 	D. 14,04%
4. Hoạt động mở rộng
Câu 1. (ĐHKB – 2009)Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít H2 (đktc). Kim loại M là? 
	A. Ca 	B. Ba	C. K	 D. Na
Câu 2. Cho 17,94 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B (2 chu kì liên tiếp) tan hết trong 500 gam nước thu được 500 ml dung dịch C (d = 1,03464). A, B là 2 kim loại:
	A. Li, Na	B. Na, K	C. K, Rb	D. Cs, Fr
Câu 3. Daãn V lít (ñkc) khí CO2 qua 100ml dung dòch Ca(OH)2 1M thu ñöôïc 6g keát tuûa. Loïc boû keát tuûa, laáy dung dòch nöôùc loïc ñun noùng laïi thu ñöôïc keát tuûa nöõa. V baèng bao nhieâu? 
	A. 3,136 lít 	B. 1,344 lít 	C. 1,12 lít	D. 3,36 hoaëc 1,12 lít 
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗm hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit CO2 (đktc) và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu m gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 26 gam	B. 28 gam	C. 26,8 gam	D. 29,2 gam
Tiết 42- BÀI 26. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT
QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ (Tiết 1)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất hoá học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O.
- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng ; Cách làm mềm nước cứng.
 	- Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch.
Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học chung của kim loại kiềm thổ, tính chất của Ca(OH)2.
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
3.Thái độ: Hứng thú với môn học 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực sử dung ngôn ngữ 
5. Năng lực thực hành hóa học
6. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
7. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn, bảng hằng số vật lí của một số kim loại kiềm thổ.
+ Vụn Mg, bột Mg, Ca
+ Dung dịch: HCl, HNO3, CH3COOH, nước cất
Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn.... 
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại, gợi mở.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:
NHÓM 1,2: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, và tính chất vật lý của kim loại kiềm thổ
NHÓM 3,4: Tìm hiểu tính chất hóa học của KLKT
- Từ đặc điểm cấu tạo của kim loại kiềm, dự đoán tính chất hóa học chung?
- KLKT tác dụng được với những chất nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng?
- GV cho HS tiến hành TN kiểm chứng 
+ PƯ đốt cháy Mg trong không khí
+ Mg tác dụng với HCl
+Mg tác dụng với dd HNO3
GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày (GV chỉ định HS)
Sau khi mỗi nhóm trình bày xong, yêu cầu nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
- Hs thảo luận và trình bày
- HS đặt câu hỏi cho nhóm trình bày
Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
 - Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. 
- Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng là ns2 (n là số thứ tự của lớp). 
Be: [He] 2s2	 Mg: [Ne] 3s2	
Ca:[Ar] 4s2 Sr [Kr] 5s2 Ba: [Xe] 6s2
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 
- Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc, có thể dát mỏng. 
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tuy cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương đối thấp. 
- Khối lượng riêng tương đối nhỏ (nhẹ hơn nhôm trừ Bari). 
- Độ cứng hơi cao hơn các kim loại kiềm những vẫn tương đối mềm. 
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Các nguyên tử kim loại kiềm thổ có năng lượng ion hoá tương đối nhỏ, vì vậy kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ Be đến Ba.
M ® M2+ + 2e
- Trong các hợp chất các kim loại kiềm thổ có số oxi hoá +2.
1. Tác dụng với phi kim
Mg + Cl2 MgCl2
2. Tác dụng với axit
a. Với dung dịch axit H2SO4 loãng, HCl
Kim loại kiềm thổ khử mạnh ion H+ trong các dung dịch H2SO4 loãng, HCl thành khí H2
M + HCl
M + H2SO4 
b. Với dung dịch axit H2SO4 đặc, HNO3
Kim loại kiềm thổ có thể khử trong HNO3 loãng xuống trong H2SO4 đặc xuống :
3. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường Be không khử được nước, Mg chậm khử. Các kim loại còn lại khử mạnh nước giải phóng khí hiđro.
	Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2 ­ 
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
1. Viết PTHH khi cho kim loại kiềm thổ tác dụng với O2, X2, S, H2SO4 loãng, HCl, H2O và rút ra nhận xét.
2. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
CaO	 CaCl2
	 CaCO3
Ca(OH)2 Ca(HCO3)2
4. Hoạt động mở rộng
Câu 1 (ĐHKB – 2009). Hòa tan hoàn toàn 2,9g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít H2 (đktc). Kim loại M là? 
	A. Ca 	B. Ba	C. K	 D. Na
Câu 2. Cho 17,94 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B (2 chu kì liên tiếp) tan hết trong 500 gam nước thu được 500 ml dung dịch C (d = 1,03464). A, B là 2 kim loại:
	A. Li, Na	B. Na, K	C. K, Rb	D. Cs, Fr
Câu 3. Cho 1,365 gam kim loại kiềm X tan hết trong nước thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 1,33 gam. X là:
	A. Na	B. K	C. Rb	D. Cs
Câu 4. Daãn V lít (ñkc) khí CO2 qua 100ml dung dòch Ca(OH)2 1M thu ñöôïc 6g keát tuûa. Loïc boû keát tuûa, laáy dung dòch nöôùc loïc ñun noùng laïi thu ñöôïc keát tuûa nöõa. V baèng bao nhieâu? 
A. 3,136 lít B. 1,344 lít C. 1,12 lít D. 3,36 hoaëc 1,12 lít 
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗm hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 4,48 lit CO2 (đktc) và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu m gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 26 gam	B. 28 gam	C. 26,8 gam	D. 29,2 gam	
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 - hoa 12.doc