Giáo án Hóa học 12 - Tuần 3

Tiết 5. LUYỆN TẬP: ESTE VÀ CHẤT BÉO

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về este – lipit.

2. Kĩ năng

- Viết phương trình phản ứng.

- Giải bài tập về este – lipit

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

* Các năng lực

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

4. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học

5. Năng lực tính toán

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: giáo án, phiếu học tập.

2. Học sinh: ôn tập chương 1

 

doc 9 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 951Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Từ ngày 04/09/2016 đến ngày 9/09/2017
	Ngày soạn: 01/09/2017	
Tiết 5. LUYỆN TẬP: ESTE VÀ CHẤT BÉO
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về este – lipit.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng.
- Giải bài tập về este – lipit 
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
* Các năng lực 
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học
5. Năng lực tính toán
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, phiếu học tập.
2. Học sinh: ôn tập chương 1
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động 
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ 
- kết hợp trong quá trình luyện tập
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực
Nội Dung
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau theo nhóm, mỗi nhóm lựa chọn 1 BT 
Bài 1: Khi đun hỗn hợp 2 axit cacboxylic đơn chức với glixerol (xt H2SO4 đặc) có thể thu được mấy trieste ? Viết CTCT của các chất này.
Bài 2: Khi thuỷ phân a gam este X thu được 0,92g glixerol, 3,02g natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Tính giá trị a, m. Viết CTCT có thể của X.
Bài 3: Làm bay hơi 7,4g một este A no, đơn chức, mạch hở thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,2g O2 (đo ở cùng điều kiện t0, p).
a) Xác định CTPT của A.
b) Thực hiện phản ứng xà phòng hoá 7,4g A với dung dịch NaOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,8g muối. Xác định CTCT và tên gọi của A.
Bài 4: 
a)Thuỷ phân hoàn toàn 8,8g este đơn, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y. Tên của X là
A. etyl fomat	
B. etyl propionat
C. etyl axetat 	
D. propyl axetat
b) 10,4g hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 g dung dịch NaOH 4%. % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là
A. 22%	B. 42,3%	
C. 57,7%	D. 88%
GV chọn bất kì 1 HS của mỗi nhóm trình bày, HS khác của nhóm có thể bổ sung, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức
HS thảo luận theo nhóm và lên bảng trình bày 
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tính toán
Bài 1: Khi đun hỗn hợp 2 axit cacboxylic đơn chức với glixerol (xt H2SO4 đặc) có thể thu được mấy trieste ? Viết CTCT của các chất này.
Có thể thu được 6 trieste.
Bài 2: Khi thuỷ phân a gam este X thu được 0,92g glixerol, 3,02g natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Tính giá trị a, m. Viết CTCT có thể của X.
Giải
nC3H5(OH)3 = 0,01 (mol); nC17H31COONa = 0,01 (mol) ð nC17H33COONa = 0,02 (mol) 
ð m =0,02.304 = 6,08g
X là C17H31COO−C3H5(C17H33COO)2
nX = nC3H5(OH)3 = 0,01 (mol) 
ð a = 0,01.882 = 8,82g
Bài 3: Làm bay hơi 7,4g một este A no, đơn chức, mạch hở thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,2g O2 (đo ở cùng điều kiện t0, p).
a) Xác định CTPT của A.
b) Thực hiện phản ứng xà phòng hoá 7,4g A với dung dịch NaOH đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,8g muối. Xác định CTCT và tên gọi của A.
Giải
a) CTPT của A
nA = nO2 = = 0,1 (mol) ð MA = = 74
Đặt công thức của A: CnH2nO2 ð 14n + 32 = 74 ð n = 3.
CTPT của A: C3H6O2.
b) CTCT và tên của A
Đặt công thức của A: RCOOR’ (R: gốc hiđrocacbon no hoặc H; R’: gốc hiđrocacbon no).
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
 0,1→ 0,1
ð mRCOONa = (R + 67).0,1 = 6,8 
ð R = 1 ð R là H
CTCT của A: HCOOC2H5: etyl fomat
Bài 4: 
a)Thuỷ phân hoàn toàn 8,8g este đơn, mạch hở X với 100 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y. Tên của X là
A. etyl fomat	B. etyl propionat
C. etyl axetat 	D. propyl axetat
ĐA : C
b) 10,4g hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 g dung dịch NaOH 4%. % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là
A. 22%	B. 42,3%	
C. 57,7%	 D. 88%
ĐA : B
3. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 2: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	C. CH3COOCH3. 	D. HCOOC2H5. 
Câu 3: Este etyl fomiat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. HCOOC2H5. 	C. HCOOCH=CH2. 	D. HCOOCH3.
Câu 4: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
	A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7.
Câu 5: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 6: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H33COONa và glixerol
Câu 7. Cho các phát biểu sau
khi đun chất béo với dung dịch NaOH thì thu được xà phòng.
Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
Etyl axetat có phản ứng với Na.
Phản ứng của este với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
Số phát biểu đúng là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 8: Nhiệt độ sôi của C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3 giảm dần theo:
	 	A.	CH3COOH > C2H5OH > CH3COOCH3 > CH3CHO
 	B.	CH3COOH > CH3COOCH3 > C2H5OH > CH3CHO
	 	C.	C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO> CH3COOCH3 
 D. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOCH3 > CH3COOH
Câu 9: Cho các dung dịch: Br2 (1), KOH (2), C2H5OH (3), AgNO3 (4). Với điều kiện phản ứng coi như có đủ thì vinyl fomat tác dụng được với các chất là
	A. (2)	B. (4), (2)	C. (1), (3)	D. (1), (2) và (4)
Câu 10: Cho glixerol trioleat lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 12: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là
	A. 2.	B. 6.	C. 4.	 D. 9.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam một este X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết X tham gia phản ứng tráng gương, CTCT của X là:
A.HCOOC2H 	B.HCOOCH3 C.CH3COOC2H5	D.CH3COOCH3
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
	A. 40,40	B. 31,92	C. 36,72	D. 35,60
Câu 15. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là :
A.HCOOCH3 và HCOOC2H5	 B.C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5 
C.CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7	 D.CH3COOCH3 và CH3COOC2H5
Câu 16. Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) đung nóng, thu được 41,25 gam etyl axetat. Hiệu suất phản ứng là :
A.62,50%	B.50,00% C.40,00%	 D. 31,25%
Câu 17: Để xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được số gam xà phòng là
A.17,8g	B.18,24g	C.16,68g	D.18,38g
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm andehit malonic, andehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 2128 ml O2(đktc) và thu được 2016 ml CO2 và 1,08 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0.1 M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được 
A. 4,32 gam B. 8,10 gam C. 7,56 gam D. 10,80
CHƯƠNG 2. CACBOHIĐRAT
Tiết 6: GLUCOZƠ
Ngày soạn: 01/09/2017
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat.
- Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu m mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ.
 Hiểu được:
- Tính chất hh của glucozơ: Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu.
2. Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ.
- Dự đoán được tính chất hoá học.
- Viết được pthh chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng.
3. Thái độ:
+ Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, chính xác.
+ Nhận thức được vai trò cacbohidrat trong đời sống.
4. Trọng tâm 
- CTCT dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ.
- Tính chất hoá học cơ bản của glucozơ (phản ứng của các nhóm chức và sự lên men).
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
* Các năng lực 
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dung ngôn ngữ hóa học
4. Năng lực thực hành hóa học 
5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
6. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 
* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
+ Giáo án, dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
- Dụng cụ: giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, thìa, đèn cồn.
- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH, dd glucozơ, dd AgNO3, NH3
+ Mô hình, hình vẽ phân tử glucozơ và fructozơ .
+ Các video thí nghiệm.	
+ Phiếu học tập.
2. Học sinh: đọc trước nội dung bài ở nhà, chuẩn bị mẫu glucozơ, giấy A0
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Đàm thoại, gợi mở; hoạt động nhóm
 - Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng, phương pháp trực quan.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
Vắng
1.2. Kiểm tra bài cũ 
- kết hợp vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh – Phát triển năng lực
Nội dung
Hoạt động 1. Mở đầu
Giáo viên trình chiếu các sản phẩm có chứa hợp chất cacbohiđrat
+ Glucozơ, fructozơ: quả nho chín, mật ong,
+ Saccarozơ: cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,...
+ Tinh bột: gạo, khoai, ngô,...
+ Xenlulozơ: sợi bông, gỗ, sợi đay,...
Thông qua sản phẩm được trình chiếu, giáo viên cùng học sinh xây dựng khái niệm, phân loại hợp chất cacbohidrat
-HS quan sát
- Phát biểu khái niệm và phân loại các hợp chất cacbohidrat
MỞ ĐẦU
* KHÁI NIỆM: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chứa và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Thí dụ:
Tinh bột: (C6H10O5)n hay [C6(H2O)5]n hay C6n(H2O)5n
Glucozơ: C6H12O6 hay C6(H2O)6
* PHÂN LOẠI 
 Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn chức giản nhất, không thể thuỷ phân được.
Thí dụ: Glucozơ, fructozơ.
 Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thuỷ phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit
Thí dụ: Saccarozơ, mantozơ.
 Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thuỷ phân đến cùng mỗi phân tử đều sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
Thí dụ: Tinh bột, xenlulzơ
Hoạt động 2: I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
GV:
 + Cho HS quan sát lọ thủy tinh đựng glucozo, và cho một thìa glucozo vào cốc nước
? Nêu tính chất vật lý của glucozo 
+ Cho HS quan sát hình ảnh có chứa glucozo 
? Nêu trạng thái tự nhiên của glucozo
HS: Tham khảo thêm SGK để biết được một số tính chất vật lí khác của glucozơ cũng như trạng thái thiên nhiên của glucozơ.
Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, thực hành hóa học
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
 - Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía.
 - Có trong hầu hết các bộ phận của cơ thể thực vật như hoa, lá, rễ, và nhất là trong quả chín (quả nho), trong máu người (0,1%).
Hoạt động 3: II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
GV: Để xác định CTCT của glucozơ, người ta căn cứ vào kết quả thực nghiệm nào?
GVBS: Trong thực tế Glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng. GV giải thích dạng mạch vòng của glucozơ
HS:Từ các kết quả thí nghiệm trên, HS rút ra những đặc điểm cấu tạo của glucozơ.
Lên bảng viết CTCT của glucozơ và đánh số mạch cacbon.
II – CẤU TẠO PHÂN TỬ
CTPT: C6H12O6
 - Glucozơ có phản ứng tráng bạc, bị oxi hoá bởi nước brom tạo thành axit gluconic → Phân tử glucozơ có nhóm -CHO.
 - Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam → Phân tử glucozơ có nhiều nhóm (-OH) kề nhau.
 - Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO → Phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
 - Khử hoàn toàn glucozơ thu được hexan → Trong phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C và có mạch C không phân nhánh.
Kết luận: Glucozơ là hợp chất tạp chứa, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức.
CTCT:
Hay CH2OH[CHOH]4CHO
Hoạt động 4: III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
GV: Từ đặc điểm cấu tạo của glucozơ, em hãy cho biết glucozơ có thể tham gia được những phản ứng hoá học nào ?
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1+3: làm thí nghiệm về tính chất của ancol đa chức (tác dụng với Cu(OH)2 ở t0 thường).Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Nhóm 2+ 4: làm thí nghiệm về tính chất của anđehit (tác dụng với dd AgNO3/dd NH3 đun nhẹ). Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Sau khi các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét, kết luận
GV: Do có 5 nhóm (-OH) nên glucozơ có khả năng tham gia pư este hóa tạo este 5 chức.
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ của phản ứng khử glucozơ bằng H2.
GV: Giới thiệu phản ứng lên men, yêu cầu học sinh liên hệ thực tế
(ví dụ nấu rượu, ngâm nho, dâu,...)
HS: Phản ứng của ancol đa chức và anđehit dơn chức
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, sau đó thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ
Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tiến hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
1. Tính chất của ancol đa chức 
a) Tác dụng với Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam.
b) Phản ứng tạo este
2. Tính chất của anđehit đơn chức
a) Oxi hoá glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3
b) Khử glucozơ bằng hiđro
3. Phản ứng lên men
Hoạt động 5: IV. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
GV HD HS nghiên cứu SGK và cho biết phương pháp điều chế glucozơ trong công nghiệp.
Giáo viên trình chiếu một số ứng dụng của glucozơ (phích thủy, gương soi, dịch truyền trong y học, sản xuất Vitamin,...)
Học sinh dựa vào sách giáo khoa nêu phương pháp điều chế glucozơ.
Sự chuyển hóa thành glucozo từ tinh bột trong quá trình chuối chín.(Trong tự nhiên, quá trình quang hợp ® tinh bột trong cây xanh ® glucozơ, fructozơ)
Học sinh quan sát, kết hợp sách giáo khoa và kiến thức thực tế, nêu ứng dụng của Glucozơ.
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
IV – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
 Thuỷ phân tinh bột nhờ xúc tác axit HCl loãng hoặc enzim.
 Thuỷ phân xenlulozơ (vỏ bào, mùn cưa) nhờ xúc tác axit HCl đặc.
2. Ứng dụng: Dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương ruột phích, là sản phẩm trung gian trong sản xuất etanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột hoặc xenlulozơ.
Hoạt động 6: V. FRUCTOZƠ
GV cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và mô hình nêu:
 + Công thức cấu tạo dạng mạch hở của fructozơ.
 + Nêu tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của fructozơ.
Giáo viên đặt vấn đề: Dựa vào công thức cấu tạo yêu cầu học sinh dự đoán tính chất hóa học của Fructozơ ?
GV nhận xét và bổ sung kiến thức cho HS
GV: 
Yêu cầu HS giải thích nguyên nhân fructozơ tham gia phản ứng oxi hoá bới dd AgNO3/NH3, mặc dù không có nhóm chức anđehit.
Yêu cầu học sinh phân biệt 2 dung dịch: glucozơ và fructozơ ?
HS viết CTCT dạng mạch hở của fructozo, nêu tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của glucozo
HS dự đoán tính chất hóa học của fructozo tương tự như glucozo; fructozo không có nhóm chức anđehit nên không tham gia pư tráng gương
HS nêu cách nhận biết
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hóa học
V – ĐỒNG PHÂN CỦA GLUCOZƠ – FRUCTOZƠ
 CTCT dạng mạch hở
Hay CH2OH[CHOH]3COCH2OH
 Là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài,..Đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozơ.
 Tính chất hoá học:
 - Tính chất của ancol đa chức: Tương tự glucozơ.
 - Phản ứng cộng H2
³Trong môi trường bazơ fructozơ bị oxi hoá bởi dung dịch AgNO3/NH3 do trong môi trường bazơ fructozơ chuyển thành glucozơ.
3. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Cacbohidrat (hay gluxit, saccarit) là hợp chất hữu cơ
A. đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m. 	
B. tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl. 
D. chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
Câu 2: Trong phân tử cacbohiđrat luôn có nhóm chức
 A. axit.	B. xeton.	 C. ancol.	D . anđehit.
Câu 3: Dữ kiện thực nghiệm không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở là
 A. Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan. B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. 
 C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit. D. Glucozơ lên men tạo ancol etylic. 
Câu 4: Chất dùng làm thuốc tăng lực trong y học là 
	A. saccarozơ.	 B. mantozơ.	C. xenlulozơ. 	 D. glucozơ.
Câu 5: Sobitol được dùng làm thuốc nhuận tràng trong y học được tạo thành từ gluccozơ bằng cách 
	A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to.	B. oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3.
	C. lên men ancol etylic.	D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
Câu 6: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc (g) đã sinh ra bám vào mặt kính của gương là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 10,8.	B. 21,6.	C. 32,4.	D.43,2.
Câu 7: Cho 22,5 g glucozơ lên men rượu thoát ra 4,48 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là
A. 85%. B. 80%. C. 70%. 	D. 75%. 
Câu 8: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khi sinh ra được hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Lượng glucozơ cần dùng là
A. 24 gam. 	B. 40 gam. C. 50 gam.	D. 48 gam.
Câu 9: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được ,biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
	A. 3194,4 ml. 	B. 2785,0 ml. C. 2875,0 ml.	D. 2300,0 ml.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
Quy trình nấu rượu gạo truyền thống
Bước 1 : Ngâm gạo: Ngâm gạo trước khi nấu khoảng 45 phút đển gạo trương nở và không bị vón cục khi nấu.
Bước 2 : Nấu cơm rượu :Nấu cơm rượu đơn giản như nấu cơm ăn hằng ngày ( Lưu ý : Không dùng cơm bị sống, cơm phải chín đều, không quá khô hoặc quá ướt )
Bước 3: Làm nguội cơm: Cho cơm ra rổ để cho cơm nguội bớt vào khảng 30 độ C
Bước 4 : Trộn men : Cho men vào trộn, tùy từng loại men khác nhau mà có tỷ lệ trộn sao cho phù hợp ( thường thì 25 gam đến 30 gam trên mỗi 1 kg gạo )
Bước 5 : Lên men hở: Sau khi trộn men cho vào thiết bị lên men giữ nhiệt.
Bước 6 : Lên men kín: Sau khi lên men kín xong, cho thêm khoảng từ 2 đến 3 lít nước trên mỗi 1 kg gạo. Sau đó chờ khoảng 4 ngày sẽ thu được dung dịch rượu.
Bước 7: Chưng cất rượu lần 1: Lần đầu chưng cất sẽ thu được rượu gốc ( có nồng độ cồn từ 55-65 độ ) Trong rượu thường có andehyt cao và gây hại cho sức khỏe, người uống dễ bị ngộ độc, vì vậy rượu này vẫn chưa dùng được.
Bước 8: Chưng cất rượu lần 2: Lần thứ 2 chưng cất sẽ được rượu giữa (Có nồng độ cồn từ 35 đến 45 độ ), rượu này sẽ được dùng để uống và người nấu thường lấy rượu này để bán cho người tiêu dùng.
Kiểm tra, ngày tháng năm
Bước 9 : Chưng cất rượu lần cuối: Lần cuối chưng cất sẽ thu được rượu ngọn ( rượu này có nồng độ cồn thấp, vị chua không còn mùi thơm của rượu ). Rượu này thường được dùng để pha chung với rượu gốc ( thu được sau lần chưng cất đầu tiên ) và lại chưng cất 1 lần nữa để lấy rượu thành phẩm và đem bán.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc