Giáo án Hóa học 12 - Tuần 35

CHƯƠNG IX: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

 Tiết 65 - BÀI 43. HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được: Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

2. Kĩ năng

 - Tìm thông tin trong bài học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét các vấn đề trên.

 - Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải.

 - Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng saả xuất được bằng con đường hoá học.

3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 887Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 12 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35: Từ ngày 17/04 đến ngày 22/04/2017
CHƯƠNG IX: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
 Tiết 65 - BÀI 43. HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
Biết được: Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng	
 - Tìm thông tin trong bài học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét các vấn đề trên.
	- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải.
	- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng saả xuất được bằng con đường hoá học.
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực tự học
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi.
2. Học sinh: Trả lời câu hỏi, tìm hiểu thông tin.
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận nhóm, 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PTNL 
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ HS trước ở nhà:
NV1: Vai trò của năng lượng và nhiên liệu với sự phát triển kinh tế? Phân tích và lấy ví dụ thực tế?
NV2: Những vấn đề đặt ra cho năng lượng và nhiên liệu?
NV3: Hoá học góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu như thế nào?
NV4: Vấn đề vật liệu: vai trò, vấn đề đặt ra với vật liệu? Hoá học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu như thế nào?
NV 5: Hoá học có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét thuyết trình của nhóm khác.
Sau đó GV chốt lại kiến thức, cho HS xem clip ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh thái.
HS thảo luận và 
hoàn thành nhiệm vụ trước ở nhà, thống nhất báo cáo trước lớp
HS báo cáo nội dung của nhóm trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe và nhận xét cho điểm
Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I/ Vấn đề năng lượng và nhiên liệu:
1. Nhân loại đang giải quyết vấn đề thiếu năng lượng và khan hiêm nhiên liệu do tiêu thụ quá nhiều.
2. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề này là:
 a. Sản xuất và sử dụng nguồn nguyên liệu nhân tạo thay thế cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên như than, dầu mỏ..
 b. Sử dụng các nguồn năng lượng mới một cách khoa học.
3. Nhân loại đang gặp phải vấn đề : Nguồn nguyên liệu tự nhiên đang sử dụng ngày càng cạn kiệt.
4. hóa học đã góp phần: sử dụng hợp lí có hiệu quả nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp hóa học. sử dụng lại các vật liệu phế thải là hướng tận dụng nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
II. Vấn đề vật liệu:
Để giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng và cạn kiệt nguồn nguyên liệu, có 3 phương hướng cơ bản sau đây:
+Tìm cách sử dụng một cách có hiệu quả nguồn năng lượng và nhiên liệu hiện có.
+Sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng và nhiên liệu nhân tạo...
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1: Trong nhóm các nguồn năng lượng sau đây nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là nuồn năng lượng “sạch”?
	A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều
	C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
Câu 2: Việt Nam có quặng sắt lớn nhất ở Thái Nguyênnên đã xây dựng khu liên hợp Gàn thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu vực khai thác mỏ là do
A. Tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp
B. không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác
C. Chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên
D. Có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo
Câu 3: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ?
	A. Gốm, sư	 B. Xi măng	 C. Chất dẻo	 D. đất sét nặn
Câu 4: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
 A. Than đá	B. Xăng, dầu.	C. Khí butan (gaz)	D. Khí hiđro
Câu 5: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây?
 A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz
 B. Thu khí metan từ khí bùn ao
 C. Lên men ngũ cốc
 D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
Câu 6: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình đó là:
 A. Năng lượng mặt trời	B. Năng lượng thủy điện
 C. Năng lượng gió 	 D. Năng lượng hạt nhân
3. Hoạt động mở rộng
Ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh thái
	Các nguồn năng lượng hoá thạch thường nằm sâu trong lòng đất, Vì vậy việc khai thác chúng thường phải xây dựng các hầm lò (như trong khai thác than), tiến hành việc khoan, bơm qui mô lớn như khai thác dầu khí. Phải xây dựng các hầm lò khai thác than, phải chặt cây rừng, bóc lớp đất đá. Khi tiến hành khai thác lộ thiên, làm đường cho các phương tiện khai thác, vận chuyển đi lại ở một qui mô lớn, thường dẫn đến các vấn đề về môi trường sinh thái. Việc khai thác và vận chuyển dầu mỏ trên biển, hoặc tại các mũi khoan có thể xảy ra các sự cố tràn dầu. Việc khai thác các nguồn nhiên liệu hoá thạch càng lớn thì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái càng lớn nếu các công ty khai thác không quan tâm thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Người ta đã chứng kiến sự huỷ hoại môi trường sinh thái, sự sói mòn và lở đất tại những nơi có các mỏ khai thác nói chung, trong đó có khai thác than. Những vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các sự cố tràn dầu của các phương tiện vận chuyển.
	Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch là một trong các nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở qui mô lớn . Đó là hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu và làm biến đối khí hậu trái đất.
	Hiệu ứng nhà kính (do Jean Baptiste và Joseph Fourier (Pháp) lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt cho bầu không khí bên trong nhà, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này đã được sử dụng trong các nhà kính trồng cây ở nơi khí hậu lạnh; nó cũng được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Trong khí quyển cũng xảy ra hiện tượng tương tự gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Khi các tia bức xạ sóng ngắn (chẳng hạn tia cực tím) từ Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt. Một số phân tử trong khí quyển, trong đó chủ yếu là đioxit các bon (C02) và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và nhờ đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển.
	Tham gia vào hiệu ứng nhà kính còn có các khí: NOx, Metan, CFC.
	Trải qua hàng triệu năm tiến hoá, với sự xuất hiện của thảm thực vật trên trái đất, quá trình quang hợp của cây cối lấy đi một phần khí CO2 trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định trên trái đất. Tuy nhiên, từ khoảng 100 năm nay, con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của Mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm trở lại đây: CO2 tăng 20%, metal tăng 90%, ..) đã làm tăng nhiệt độ trái đất lên 2oC . Tới cuối lthế kỷ XXI nhiệt độ tăng thêm từ 1,4oC - 4oC (gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại , tức là hiệu ứng nhà kính do con người gây ra). Người ta đã xác định được các khí gây ra hiệu ứng nhà kính là: Hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, CFC. Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính như sau: CO2: 50% ; CH4: 16% ; N2O: 6% ; O3: 8% ; CFC: 20%.
	Người ta cũng xác định được tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất như sau:
	* Sử dụng năng lượng : 50%
	* Công nghiệp	 : 24%
	* Nông nghiệp	: 13%
	* Phá rừng	: 14%
	Người ta dự báo Hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi khí hậu trên Trái Đất và có thể gây ra các hậu quả sau:
	● Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước cho tưới tiêu, cho kỹ nghệ và các nhà máy điện, các loài thuỷ sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lượng mưa rào lớn, bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa bão tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn.
	● Các tài nguyên bờ biển: mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất ven biển bị ngập (dự báo cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng thêm 28 đến 43cm); mưa tăng trong vòng 50-100 năm qua trung bình là: 1,8mm/năm, 12 năm trở lại đây: 3mm/năm.
	● Sức khoẻ: số người chết vì nóng có thể tăng. Nhiều bệnh tật truyền nhiễm phát sinh. Các quá trình chuyển hoá sinh học cũng như hoá học trong cơ thể sống có thể bị mất cân bằng.
	● Lâm nghiệp: nạn cháy rừng dễ xảy ra;
	● Năng lượng: nhiệt độ cao sẽ làm tăng nhu cầu làm lạnh, nhu cầu các thiết bị điều hoà.
	Ở Việt Nam, các biểu hiện và hậu quả của sự biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ ngày càng rõ: Thời biết bất thường, bão lũ và khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường. Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây xụt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở hai bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Về mùa khô hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng úng ngập do thủy triều. Theo báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Liên hiệp quốc về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
	- Ảnh hưởng tới lượng mưa, nhiệt độ và nước dùng cho nông nghiệp. Đến năm 2080, thế giới sẽ có thêm 600 triệu người bị suy dinh dưỡng;
	- Đến năm 2080, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người sống trong tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt là Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ và phía Bắc Nam Á.
	- Khoàng 330 triệu người sẽ mất chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn do lũ lụt, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 3oC - 4oC.
	- Tốc độ tuyệt chủng của các loài sẽ tăng lên nếu nhiệt độ ấm lên khoảng 2oC;
	- Các căn bệnh chết người sẽ lan rộng. Có thể có thêm 400 triệu người bị bệnh sốt rét.
	Rõ ràng việc sử dụng năng lượng, đặc biệt là năng lượng hoá thạch, đóng góp tỷ lệ lớn nhất vào việc gây ra hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chính là trong thành phần các nhiên liệu hoá thạch nguyên tố các bon (C) chiếm tỷ lệ lớn nên khi bị đốt cháy giải phóng một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển.
	Các lĩnh vực sử dụng năng lượng hoá thạch chủ yếu hiện nay có thể thấy là:
	+ Sản xuất điện năng: Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than, dầu mỏ, khí đốt;
	+ Trong giao thông vận tải: Sử dụng các loại xăng, dầu diesel, khí đốt;
	+ Trong sinh hoạt đời sống: đun nấu thức ăn bằng các bếp than, gas.
Tiết 66 - BÀI 44. HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 
1. Kiến thức 
Biết được: Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.
2. Kĩ năng	
- Tìm thông tin trong bài học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm.
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
4. Năng lực tự học
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước; Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: hệ thống câu hỏi và phiếu học tập
2. Học sinh: chuẩn bị kiến thức về nhận biết một số chất khí
C.PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận nhóm, luyện tập,
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
12A1
12A2
12A4
12A6
12A7
12A9
Vắng
1.2.Kiểm tra bài cũ: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PTNL
NỘI DUNG
GV giao nhiệm vụ HS trước ở nhà:
NV1: Vai trò của hoá học đối với lương thực, thực phẩm?
NV2: Hoá học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khoẻ con người?
NV 3: Lấy một số ví dụ về chất gây nghiện, gây hại cho sức khoẻ con người?
GV tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét thuyết trình của nhóm khác.
Sau đó GV chốt lại kiến thức, cho HS xem clip ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng năng lượng đến môi trường sinh thái.
HS thảo luận và 
hoàn thành nhiệm vụ trước ở nhà, thống nhất báo cáo trước lớp
HS báo cáo nội dung của nhóm trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe và nhận xét cho điểm
Phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
I. Hóa học với vấn đề lương thực, thực phẩm: (sgk)
II. Hóa học với vấn đề may mặc: (sgk)
III. Hóa học với vấn đề bảo vệ sức khỏe con người: (sgk)
3. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Câu 1: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 2: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
	A. penixilin, paradol, cocain.	B. heroin, seduxen, erythromixin
	C. cocain, seduxen, cafein.	D. ampixilin, erythromixin, cafein.
Câu 3: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HF. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó? 	
 A. NaOH. 	B. Ca(OH)2. 	C. HCl. 	D. NH3.
4. Hoạt động mở rộng
THÀNH PHẦN VÀ ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC LÁ
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính:
1. Nicotine
Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu. 
2. Monoxit carbon (khí CO) 
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá 
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
 4. Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
Kiểm tra, ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35- hoa 12.doc