Tiết 17: PEPTIT VÀ PROTEIN (tiết 2)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với các chất lỏng khác.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein.
- Tính chất hoá học của peptit và protein: phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu biure.
Tuần 9: Từ ngày 17/10 đến ngày 22/10/ 2016 Ngày soạn : 15/10/2016 Tiết 17: PEPTIT VÀ PROTEIN (tiết 2) A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức Biết được: - Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân). - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein với sự sống. - Khái niệm enzim và axit nucleic. 2. Kĩ năng - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein. - Phân biệt dung dịch protein với các chất lỏng khác. 3. Trọng tâm - Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein. - Tính chất hoá học của peptit và protein: phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu biure. II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 1. Phát triển năng lực * Các năng lực chung 1. Năng lực tự học 2. Năng lực hợp tác 3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Năng lực giao tiếp * Các năng lực chuyên biệt 1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 2. Năng lực thực hành hóa học 3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 2. Phát triển phẩm chất - Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước - Tự lập, tự tin, tự chủ B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, bật lửa, giá để ống nghiệm. Hoá chất: dung dịch CuSO4, NaOH, protein 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Đàm thoại, gợi mở. - Thảo luận nhóm. - Phương tiện trực quan. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... Lớp 12A1 12A4 12A6 12A7 12A9 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp bài mới 3. Vào bài: GV: Chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thực phẩm sử dụng hàng ngày GV: Hàng ngày chúng ta sử các loại thực phẩm này để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong các loại thực phẩm này rất giàu protein. Vậy protein là gì? Cấu tạo, tính chất và vai trò của protein với sự sống như thế nào? Tiết học này chúng ta cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh- Phát triển năng lực Nội dung Hoạt động 1. II. PROTEIN 1. Khái niệm GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Nêu khái niệm protein? - Phân loại protein? GV bổ sung các kiến thức còn thiếu và lưu ý HS: ngoài các phân loại trên, người ta còn có thể phân loại protein theo cách khác. Ví dụ như phân loại theo hình dạng, theo chức năng... HS tìm hiểu sgk trả lời HS lấy ví dụ về phân loại protein Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tự học 1. Khái niệm - Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục đến nghìn đến vài triệu. - Protein được chia thành 2 loại: + Protein đơn giản là loại protein mà khi thuỷ phân chỉ cho hỗn hợp các - amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm.... + Protein phức tạp là loại protein được cấu thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo Hoạt động 2: 2. Cấu tạo phân tử Nghiên cứu sgk, lập bảng so sánh cấu tạo giữa peptit và protein GV BS: 1. Trong thiên nhiên, mới chỉ tìm thấy trên 20 - amino axit khác nhau ® chính vì vậy các phân tử protein khác nhau không những bởi gốc -amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau nên số lượng P là rất lớn. - Có 4 bậc cấu trúc của phân tử protein: cấu trúc bậc I, bậc II, bậc III và bậc IV Tại sao cần phải ăn các nguồn P khác nhau? HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 2. Cấu tạo phân tử Peptit Protein Giống Tạo được nhiều gốc - amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit. Khác 2 £n £ 50 n > 50 - Phân tử protein được tạo bởi nhiều gốc- amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn (n > 50, n là số gốc - amino axit). Hay Quan sát, phân tích cấu trúc insulin? HS quan sát hình sgk phân tích cấu trúc Insulin Isulin tạo thành từ hai chuỗi polipeptit 21 gốc và 30 gốc nối với nhau bằng hai liên kết đisunfua – S – S - GVBS: Insulin do các tế bào đảo tuỵ của tuyến tuỵ tiết ra với tác dụng chuyển hoá cacbohiđrat dùng để điều trị cho người tiểu đường. HS lắng nghe Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tự học, năng lực hợp tác Hoạt động 3: 3. Tính chất GV tiến hành thí nghiệm: Hoà tan lòng trắng trứng vào nước, rồi đun nóng. Quan sát, nhận xét và nêu tính chất của protein? Chú ý: + Tính chất đông tụ là tính chất không thuận nghịch. HS quan sát. Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cs 3. Tính chất a) Tính chất vật lí Nhiều protein hình cầu tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và đông tụ lại khi đun nóng. b. Tính chất hoá học Từ cấu tạo suy ra tính chất hoá học của protein? + GV tiến hành phản ứng màu biure dùng để nhận biết protein HS quan sát hiện tượng giải thích HS trả lời HS quan sát và giải thích Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cs - Tương tự như peptit, protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit hoặc bazơ hoặc enzim sinh ra các peptit và cuối cùng thành các a - amino axit. - Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+ Hoạt động 4: 4. Vai trò của protein đối với sự sống GV cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ thảo luận vai trò của protein với sự sống GVHD học sinh tự tìm hiểu phần III. Khái niệm về enzim và axit nucleic HS thảo luận theo nhóm nhỏ kết hợp với tìm hiểu sgk trả lời, nhóm khác bổ sung Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cs Protein có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống của con người và sinh vật, vì cơ thể sống được tạo nên từ các tế bào. - Protein là cơ sở tạo nên sự sống, có protein mới có sự sống. - Về mặt dinh dưỡng, protein là hợp phần chính trong thức ăn của người và động vật 3. Hoạt động luyện tập Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau: glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng? Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 4. Hoạt động vận dụng Câu 1: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit. C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit. D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. Câu 2: Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là A. protit luôn là chất hữu cơ no. B. protit luôn có phân tử khối lớn hơn. C. protit luôn có nguyên tử nitơ trong phân tử. D. protit luôn có nhóm -OH trong phân tử. Câu 3: Có 4 dd sau: dd CH3COOH, glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. Dùng dd HNO3 đặc nhỏ vào các dd trên, nhận ra được A. glixerol. B. hồ tinh bột. C. lòng trắng trứng. D. dd CH3COOH. Câu 4: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là A. α – amino axit. B. β – amino axit. C. axit cacboxylic. D. este. 5. Hoạt động mở rộng (dành cho lớp 12A1, 12A2) Câu 1: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvC. Thuỷ phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt xích alanin trong phân tử A là : a. 191. b. 38,2. c.1023 d. 561,8. Câu 2: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là : a. 453. b. 382. c. 328. d. 479. Câu 3: Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là : a. 12000. b. 14000. c. 15000. d. 18000. TIẾT 18. LUYỆN TẬP: CẤU TẠO, TÍNH CHẤT AMIN, AMINOAXIT, PROTEIN Ngày soạn : 15/10/2016 A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 1. Kiến thức - So sánh, củng cố kiến thức về cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng viết PTHH và giải thích tính chất của amin, amino axit, protein Biết được: II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT 1. Phát triển năng lực * Các năng lực chung 1. Năng lực tự học 2. Năng lực hợp tác 3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề 4. Năng lực giao tiếp * Các năng lực chuyên biệt 1. Năng lực sử dung ngôn ngữ 2. Năng lực thực hành hóa học 3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 2. Phát triển phẩm chất - Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước - Tự lập, tự tin, tự chủ B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Kẻ sẵn bảng tổng kết như SGK nhưng chưa điền dữ liệu. - Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận, trắc nghiệm bám sát nội dung luyện tập và một số bài tập giao trước cho học sinh. 2. Học sinh: - HS phải chuẩn bị các bài tập luyện tập trong SGK. - HS phải hệ thống lại các kiến thức đã học và giải các bài tập mà giáo viên giao cho trước 1. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Học sinh thảo luận tổ, nhóm. - Nêu vấn đề - đàm thoại D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động khởi động 1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... Lớp 12A1 12A4 12A6 12A7 12A9 Vắng 1.2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp kiểm tra trong quá trình luyện tập 1.3. Vào bài: Tổng kết chương 2. Hoạt động luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh- Phát triển năng lực Hoạt động 1. I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ - GV chuẩn bị sẵn bảng với thông tin như nội dung sau và yêu cầu HS cùng nhau thảo luận, hệ thống lại các kiến thức đã học, điền các nội dung vào bảng sau: - GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm một phần nội dung trong bảng, các nhóm thảo luận và điền vào bảng CHẤT VẤN ĐỀ AMIN BẬC MỘT ANILIN AMINO AXIT PROTEIN Công thức chung Tính chất hoá học HCl NaOH R'OH/HCl (k) Br2 (dung dịch) Phản ứng màu biure Phản ứng trùng ngưng - GV bổ sung, củng cố hoàn chỉnh lại phần trả lời của HS. - HS thảo luận và đưa ra kết quả. - Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giao tiếp Hoạt động 2. II. BÀI TẬP Bài tập 3 - SGK - GV hướng dẫn HS làm bài tập. - HS lên bảng viết phương trình hoá học. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học Br Br HO + HCl ® HO HO + 2NaOH ® NaO + 2H2O HO + 2Br2 ® HO + HBr HO + CH3OHHO + H2O Bài tập 4a. sgk - GV hướng dẫn HS làm bài tập: Dựa vào tính axit - bazơ của từng chất. Dựa vào tính chất đặc trưng của từng chất để nhận biết các chất. - HS lên bảng làm bài tập: - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học * Cho quỳ tím vào các mẫu thử: - Mẫu làm quỳ tím hoá xanh là: CH3NH2, CH3COONa - Mẫu làm quỳ tím không đổi màu là: NH2 - CH2 - COOH * Dùng đũa thuỷ tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đặc đưa lên miệng bình đựng 2 mẫu thử còn lại. - Mẫu tạo khói trắng là CH3NH2 - Mẫu còn lại là: CH3COONa - GV hướng dẫn cho HS về nhà làm bài 4b. Bài tập 5. sgk - GV hướng dẫn HS làm bài tập - HS lên bảng làm bài tập. - Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực tính toán Câu a) Đặt CTPQ của A: (NH2)xR(COOH)y Có: * 0,01mol A + 0,01 mol HCl ® 1,815gam muối. ® A có một nhóm -NH2 (x = 1) * nA : nNaOH = 1 : 1 ® A có một nhóm -COOH (y = 1) Vậy CTTQ của A: NH2 - R - COOH Có phương trình hoá học: NH2 - R - COOH + HCl ® ClNH3 - R - COOH 0,01 mol ® nmuối = 0,01 mol ® Mmuối = = 181,5 ® R + 97,5 = 181,5 ® R = 84 ® A có CTPT: NH2 - C6H12 - COOH Mà A có mạch cacbon không phân nhánh. ® A có công thức cấu tạo: Câu b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi: a. Thay đổi vị trí nhóm amino. b. Thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí a. Hoạt động 4: Phiếu học tập HS hoàn thành phiếu học tập GV chữa bài, nhận xét, bổ sung Phát triển năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề Câu 1. Hãy chọn nhận xét đúng A. Các đisaccarit đều có phản ứng tráng gương. B. Liên kết CO- NH giữa các đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit. C. Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn dạng tinh thể. D. Các dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure. Câu 2. Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc ? A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH Câu 3. Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng A. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol Câu 4. Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch dưới đây (1) H2N – CH2 – COOH (2) H2N(CH2)2CH(NH2)-COOH (3) Cl- NH3+ - CH2 - COOH (4) HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5) H2N – CH2 – COONa Những dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ A. (3), (4) B. (2), (4) C. (2), (5) D. (1), (4) Câu 5. Một α amino axit có 5 C và mạch thẳng. 1 mol amino axit này phản ứng được với 2mol NaOH nhưng chỉ phản ứng được với 1mol HCl. Xác định CTCT của amino axit. A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH B. HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH C. HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-CH3 D. HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-CH2-CH3 Câu 6. Một hỗn hợp X gồm 2 - amino axit trung tính đồng đẳng kế tiếp. 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với NaOH cho ra 2 muối có tổng khối lượng là 20,8 gam. Công thức cấu tạo và số mol của mỗi amino axit A. 0,005mol NH2-CH2-COOH; 0,15mol CH3-CH(NH2)-COOH B. 0,1mol HOOC-CH(NH2)-COOH và 0,1mol HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH C. 0,1mol NH2-CH2-COOH; 0,1mol CH2(NH2)-CH2-COOH D. 0,1mol NH2-CH2-COOH; 0,1mol CH3-CH(NH2)-COOH Câu 7. Thuỷ phân hoàn toàn 419 gam protein X thu được 234 gam valin. Nếu phân tử khối của X là 4190u thì số mắt xích valin trong phân tử X là A. 100. B. 10. C. 20. D. 200. Câu 8. 0,01 mol amino axit A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của A có dạng: A. H2NRCOOH B. (H2N)2RCOOH C. H2NR(COOH)2 D. (H2N)2R(COOH)2 Câu 9. Cho 3 amino axit X, Y, Z. Số tripeptit khác nhau, mỗi tripeptit đều chứa X, Y,Z A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 10. Mô tả hiện tượng nào dưới đây không đúng? A. Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào dung dịch anilin thấy kết tủa trắng xuất hiện. B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và CuSO4 thấy xuất hiện phức màu xanh đặc trưng. C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ. D. Đốt cháy một mẩu lòng trắng trứng thấy có mùi khét như tóc cháy. 3. Hoạt động mở rộng (dành cho lớp 12A1, 12A2) Câu 1: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là: H2NC4H8COOH. B. H2NC3H6COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NCH2COOH. Câu 2: α - aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H2NCH2COOH. B. H2NCH2CH2COOH. C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3CH(NH2)COOH Câu 3: Thủy phân hết m(g) Tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 28,48(g) Ala ; 32(g) Ala-Ala và 27,72(g) Ala-Ala-Ala. Giá trị của m? A. 66,44. B. 111,74. C. 81,54. D. 90,6. Câu 4: Đipeptit mạch hở X và Tripeptit mạch hở Y đều được tạo ra từ một Aminoacid no,mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm H2O,CO2 và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9(g) .Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X,sản phẩm thu được cho lội qua dung dịch nước vôi trong dư thì được m(g) kết tủa . Giá trị của m là? a. 45. b. 120. c.30. d.60. Kiểm tra, ngày tháng năm
Tài liệu đính kèm: