Giáo án Hóa học 9 - Tiết 22 Bài 16 - Tính chất của kim loại (t2)

Bài 16: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (T2)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại

 - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập bộ môn.

4. Trọng tâm:

 - Tính chất hóa học của kim loại

5. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.

 

doc 2 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 22 Bài 16 - Tính chất của kim loại (t2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 02/11/2017
Tiết : 22 Ngày dạy : 07/11/2017
Bài 16: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (T2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối.
2. Kĩ năng: 
 - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại
 - Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
 - Tính chất hóa học của kim loại
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên:
 Hoá chất: Dung dịch CuSO4, đinh sắt, HCl đặc, H2SO4, Cu
 Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút.
b.Học sinh: 
 Xem trước nội dung bài học.
2. Phương pháp:
 - Trực quan, làm việc nhóm, vấn đáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1:.......................................................................................................... 
 9A2:..........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
 Nêu tính chất vật lí và một số ứng dụng cơ bản của kim loại.
3. Vào bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1') Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Vậy, kim loại có tính chất hoá học như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với dung dịch axit(8’).
-GV: Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của axit.
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ về tính chất kim loại tác dụng với axit. 
-HS: Nhắc lại các tính chất hóa học của axit theo yêu cầu của GV.
-HS:
 Mg + 2HClMgCl2 + H2
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:
 Mg + 2HCl MgCl2 + H2
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Hoạt động 2. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với dung dịch muối(15’).
-GV: Biêu diễn thí nghiệm:
+Thí nghiệm 1: Cu + AgNO3 
=>Yêu cầu HS nhận xét và viết phương trình phản ứng.
-GV: Từ đây có nhận xét gì về khả năng hoạt động của Cu và Ag?
+Thí nghiệm 2: Zn + CuSO4 
=>Yêu cầu HS nhận xét và viết phương trình phản ứng.
-GV: Yêu cầu HS nhận xét khả năng hoạt động của Zn và Cu.
-GV: Ngoài ra, Zn, Al, Fe cũng có thể tác dụng với CuSO4 và AgNO3  tạo muối và kim loại mới.
-GV: Gọi HS nêu kết luận SGK. 
-HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét hiện tượng sảy ra: Ag màu trắng bám vào dây Cu, dung dịch xuất hiện màu xanh và viết PTHH:
Cu +AgNO3Cu(NO3)2 + Ag
-HS: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc
- HS: Quan sát, nhận xét: Cu màu đỏ bám vào dây Zn, dung dịch nhạt màu dần và viết PTHH sảy ra:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
-HS: Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi hợp chất ta nói kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng 
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Nêu kết luận SGK và ghi vở.
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
1. Đồng tác dụng với bạc nitrat:
Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag
=> Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
2. Kẽm tác dụng với đồng (II) sunfat:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
=>Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
=> Kết luận: (SGK)
4. Củng cố :(14’)
 Bài tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Al + AgNO3 ? +?
b. ? + CuSO4 FeSO4 + ?
c. Mg + ? ? + Ag
d. Al + CuSO4 ? +? 
5. Nhaän xeùt vaø daën doø: (1’)
 - Nhaän xeùt thaùi ñoä hoïc taäp và đánh giaù khaû naêng tieáp thu baøi cuûa hoïc sinh.
 - Bài tập về nhà:1,2,3,4,5,6 SGK/ 51, xem trước bài “ Dãy hoạt động hoá học của kim loại”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 Hoa 8 Tiet 22_12190904.doc