Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 10

I. Mục tiêu:

 HS hiểu được vai trò, vị trí của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH; hiểu thanh niên HS có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

 Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 Xác định được trách nhiệm của thanh niên HS trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.

II. Nội dung :

1/ GVCN cung cấp cho HS các kiến thức :

 + Công nghiệp hóa là gì ?

 + Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không?

 + Con người sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào?

 

doc 48 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 2298Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu các nội dung cụ thể của bảo vệ môi trường:
 + Bảo vệ nguồn nước sạch để đảm bảo cho sinh hoạt .
 + Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường, ở nơi cư trú.
 + Bảo vệ không khí để không bị ô nhiễm.
 + Bảo vệ đồng ruộng. 
 + Bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
- Tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái.
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc tham gia bảo vệ môi trường.
- Những hoạt động cụ thể: không xả rác bừa bãi, không tham gia phá hoại môi trường.
III.Công Tác Chuẩn Bị:
 1) GiáoViên:
- Thông báo cho học sinh những nội dung cần tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường như đã nêu .
- Quy định hình thức báo cáo: Mỗi báo cáo 2 – 3 trang viết tay hoặc trình bày không quá 5 phút trước tập thể.
- Quy định thời gian phải hoàn thành công tác chuẩn bị.
- Phát động phong trào vẽ tranh biếm họa về bảo vệ môi trường ( nếu học sinh vẽ ) thì cho các em thuyết minh bức tranh đó trước tập thể để các em khác cùng hiểu về nội dung bức tranh.
 2) Học Sinh:
- Chuẩn bị báo cáo ở nhà , có thể chụp hoặc sưu tầm một số tranh ảnh để minh họa công tác bảo môi trường.
- Nếu nhiều bài, nhiều ảnh có thể làm báo tường, báo liếp để trình bày.
- Vẽ một số tranh biếm họa, phê phán một số hành vi sai trái trong bảo vệ môi trường như: xả rác bừa bãi, phá hoại cây cối, săn bắt chim thú.
- Chuẩn bị hình thức báo cáo thu hoạch: bằng miệng hoặc bằng báo, bằng các phương tiện kỷ thuật khác.
IV.Tổ Chức Hoạt Động:
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của buổi trình bày báo cáo.
- Cho từng em lên báo cáo theo chủ đề được phân công.
- Các em khác chất vấn, hỏi thêm.
- Cho học sinh tranh luận ( nếu thắc mắc và còn thời gian.)
- Giáo viên kết luận tóm tắt về một số vấn đề quan trọng.
- Gĩữ gìn và bảo vệ môi trường sống chung quanh ta là trách nhiệm của tất cả mọi người., học sinh một mặt bảo vệ môi trường, mặt khác phải biết vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ.
- Địa phương đã làm gì để bảo vệ môi trường: chúng ta góp sức bảo vệ môi trường bằng việc giữ gìn nhà trường và nơi cư trú luôn xanh, sạch, đẹp
V.Kết Thúc: 
- GiáoViên khẳng định lại: 
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người .
- Nêu những tấm gương bảo vệ môi trường và trách nhiệm cụ thể của học sinh: 
 + Giữ cho gia đình, làng xóm, khu phố ,trường lớp luôn sạch đẹp
 + Bên cạnh đó cùng gìn giữ môi trường văn hóa nhà trường và nơi công cộng,
 + Không nói tục, không vức rác bừa bãi
- Đánh giá kết quả hoạt động và sự tiếp thu của học sinh thông qua các tài liệu mà các em viết được hoặc sưu tầm.
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 1 
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
	 Hoạt động 1:
 Tìm Hieåu Di Saûn Vaên Hoùa
 — & –	
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu , các em có quyền thu nhận những thông tinvà nâng cao hiểu biết về giá trị của di sản văn hóa của địa phương 
- Biết cách thu thập thông tin cũng như có thể phân biệt và đánh giá về giá trị văn hóa , truyền thống văn hóa đó.
- Hình thành học sinh có thái độ tôn trọng và quan tâm bảo vệ các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa.
II. Nội Dung:
1. Quan niệm về di sản: văn hóa , văn hóa phi vật thể , văn hóa vật thể..
2. Gía trị về mặt khoa học , lịch sử , nghệ thuật , ..của các di sản văn hóa.
3. Quyền trẻ em được thừa hưởng di sản văn hóa.
III. Công tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo viên:
a) Tư liệu liên quan đến di sản văn hóa:
- Tìm hiểu từ giáo viên các môn lịch sử, địa lý,.. hoặc các tạp chí , sách báo ,để biết và tham gia hoạt động của học sinh.
- Từ một số điều trong công ước về Quyền Trẻ Em có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, truyền thống văn hóa địa phương, đất nước như điều 30 , 31 .
 b) Câu hỏi gợi ý :
- Các em hiểu như thế nào về di sản , di sản văn hóa?
- Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là gì? Hãy cho ví dụ về hai loại di sản văn hóa này mà em biết.
- Hãy nêu tên những di sản văn hóa Việt Nam mà em biết?
- Hãy mô tả giá trị của một trong số các di sản trên? ( giá trị nghệ thuật , lịch sử, địa lý ).
- Những tiêu chí nào sẽ minh chứng đó là một di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể?
- Năm 2005 không gian văn hóa cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Việt Nam. Đây là văn hóa vật thể hay phi vật thể?
- Luật di sản VHVN ra đời vào ngày tháng năm nào? Có điều luật nào liên quan đến quan niệm di sản VH? Hãy nêu cụ thể điều luật đó.
- Có ý kiến cho rằng: Học sinh là thiểu số hoặc người bản địa có quyền thừa hưởng nền văn hóa của mình. Theo Bạn ý kiến đó phản ánh nội dung của điều luật nào trong Công ước về Quyền Trẻ Em của Liên Hiệp Quốc?
- Làm thế nào để thực hiện quyền được thu thập thông tin về các di sản VH và truyền thống VH mà học sinh cần có?
- Trách nhiệm của học sinh cần phải làm gì để bảo vệ , bảo tồn VH của dịa phương, đất nước?
 2) Học Sinh:
a. Nhiệm vụ của cán sự lớp:
- Hội ý phân công trách nhiệm cho nhau.
- Xây dựng chương trình thảo luận ,phổ biến nhiệm vụ: cử người điều khiển chương trình, thư ký ,giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động ( trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng..)
b. Nhiệm vụ của cá nhân từng học sinh:
- Các tổ phân công tìm hiểu lựa chọn, xắp xếp thông tin về các di sản VH ( có thể tìm hiểu di tích , di sản VH địa phương, trên sách báo , tạp chí VH qua các tranh ảnh sưu tầm được ). và một số điều vế quyền trẻ em, chú ý định số lượng cho từng thành viên trong tổ hay theo nhóm bạn do tổ sắp xếp.
IV. Hướng Dẫn Tiến Hành Hoạt Động:
 1) Hoạt Động Mỡ Đầu:
- Người điều khiển chương trình nêu ngắn gọn lý do có buổi thảo luận , giới thiệu chương trình .
 2).Hoạt Động 1:
- Người điều khiển chương trình giới thiệu những kết quả sưu tầm của lớp , của từng tổ. Sau đó nêu tóm tắc nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên.
- Người điều khiển đưa ra một vài định hướng thảo luận cho lớp ví dụ như: trước tiên thảo luận về các khái niệm chung , sau đó các tổ lần lượt cử người lên trình bày những kết quả đạt được ,các tổ khác lắng nghe và đóng góp ý kiến, cuối cùng là giới thiệu giá trị của di sản VH mà tổ đã sưu tầm được
.- Bằng những câu hỏi nêu vấn đề : người điều khiển góp phần dẫn dắt toàn lớp thảo luận , đưa ra những kiến nghị riêng của cá nhân của nhóm hoặc của tổ.
 3) Hoạt Động 2:
 * GVCN tổng hợp cá ý kiến của HS rút ra một vài nội dung cơ bản để khắcsâu ví dụ như:
- Trẻ em có quyền thu nhận thông tin về các di sản VH, truyền thốngVH của địa phương và đất nước 
- Trẻ em dân tộc thiểu số được hưởng nền VH của mình.
- Trẻ em có quyền tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để nâng cao hiểu biết vể các di sản VH của địa phương , đất nước.
V. Kết Thúc Hoạt Động:
- Người điều khiển tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của hội thảo. Biểu dương những cá nhân nhóm,tổ có nhiều ý kiến tốt.
- Nêu phương hướng của hoạt động tiết theo : Hoạt động “ Hội thi thời trang”.
 Hoäi Thi Thôøi Trang
 — & –
I. Yêu Cầu Giáo Dục:
- Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp lành mạnh của những kiểu trangphục truyền thống, của dân tộc gắn với tuổi vị thành niên và hiểu được mình có quyền thể hiện những ý tưởng lành mạnh trong những trang phục phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, lứa tuổi.
- Có thái độ phê phán những trang phục không phù hợp.
- Biết cách lựa chọn những trang phục phù hợp.
II. Nội Dung và Hình Thức:
 1) Nội Dung: 
- Trình diễn các trang phục theo mùa mang tính chất lành mạnh , thẩm mỹ thích hợp lứa tuổi như:
 điều 8 , điều 30 , công ước về quyền trẻ em đã nêu.
- Giao lưu giữa các tổ bằng hình thức trả lời một số câu hỏi về các kiểu trang phục theo gợi ý.
 2) Hỉnh Thức:
- Thiết kế thời trang và biểu diễn thời trang .
III. Chuẩn Bị :
 1) Phương tiện :
- Lớp : chuẩn bị cuộc thi thời trang lớp hoặc (do Đoàn trường phát động ).
 2) Tổ Chức:
- GVCN giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp hoặc Ban Chấp Hành Chi Đoàn để các em tổ chức hội thi (theo đúng yêu cầu của Đoàn trường) và động viên các em tham gia.
- Cán bộ lớp giao nhiệm vụ cho mỗi tổ thiết kế hai kiểu trang phục trên chất liệu giấy màu, bìa và chuẩn bị câu hỏi giao lưu.
- Cán bộ lớp và cán bộ Chi Đoàn thảo luận để xây dựng chương trình hội thi ( phân công người điều khiển , trang trí cử người vào Ban giám khảo. Bái hát hay nhạc cụ hòa âm làm nhạc nền trong khi trình diễn để tạo không khí hứng thú cho hội thi).
- Chuẩn bị phần thưởng.
IV. Tiến Hành :
 1) Khởi Động:
- Xem hoặc nghe một tiết mục ngắn của một hội thi trình diễn thời trang.
 2) Tổ Chức Thi:
- Chủ tọa khai mạc hội thi và mời Ban Giám Khảo nêu yêu cầu và tiêu chuẩn chấm thi.
- Hoạt động Trình diễn thời trang.
- Hoạt động thi trả lời nhanh.
- Đánh giá cuộc thi.
- Trao thưởng.
V. Kết Thúc:
 * Lớp trưởng nhận xét .
 * GVCN nhận xét đánh giá. Nhắc nhở, động viên và rút kinh nghiệm.
 * Cho một vài cá nhân học sinh phát biểu cảm tưởng sau cuộc thi. 
CÂU HỎI THẢO LUẬN ( gợi ý).
1. Bạn thích kiểu trang phục nào trong số những trang phục mà lớp trình diễn? Vì sao?
2. Trong số những trang phục, kiểu nào là phù hợp với lứa tuổi vị thành niên? Hãy nêu quan điểm.
3, Hãy cho ý kiến về trang phục áo dài của Nử Sinh?
4. Trang phục khêu gợi thường được thể hiện như thế nào ( chất liệu, kiểu may, màu sắc.) Học sinh có nên sử dụng hay không? Vì sao?
5. “ Thời trang bây giờ tội gì mà không tận hưởng , mặc những trang phục khác nhau ,để chứng tỏ là biết ăn chơi ”. Bạn nghĩ gì về câu nói đó?
6. Trang phục đẹp và lành mạnh là thể hiện sự hiểu biết về cách ăn mặc. Theo Bạn, thế nào là trang phục đẹp?
7. “ Trang phục có liên quan đến văn hóa và bản sắc dân tộc”. Bạn hãy cho ý kiến .
8. Hãy nêu quan điểm của bạn về câu nói “ Hội thi thời trang đã thể hiện quyền của trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc”.
9. Theo Bạn , liệu trẻ em có quyền được thể hiện những ý tưởng của mình trong việc tạo ra những kiểu trang phục riêng cho mình không
.
 Tìm Hieåu Vaên Hoùa 
 Cuûa Ñòa Phöông , Cuûa Ñaát Nöôùc
 — & –
I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu được nhữnh đặc điểm, những truyền thống của địa phương của đất nước, hiểu biết về quyền được thu nhận những thông tin về truyền thống văn hóa của đất nước.
- Tự hào, trân trọng những truyền thống văn hóa của địa phương của dân tộc; không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó.
- Biết cách hành động để giữ gìn, phát huy những truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước; biết cách thu thập những thông tin về các truyền thống ấy.
II. Nội Dung và Hình Thức:
 1) Nội Dung:
 * Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyền thống văn hóa của địa phương .
 * Giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh.
a) Những nét bản sắc văn hóa của địa phương :
-Bản sắc văn hóa là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sắc thái đặc thù bền vững của dân tộc, tổng hòa gắn kết với nhau trong nền văn hóa làm nên bản sắc văn hóa.
- Tùy vào đặc thù của quê mình mà mỗi địa phương, mỗi vùng có bản sắc văn hóa riêng , có truyền thống văn hóa riêng .Đó là những nét đặc thù trong lể hội, tập quán; nếp sống mới ở từng khu phố, nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống dân tộc.
b) Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc:
- Phong tục tập quán là những tục lệ, thói quen, ăn sâu vào đời sống xã hội , được mọi người công dân công nhận, tuân theo.
- Mỗi địa phương có phong tục tập quán riêng khác nhau ( tốt thì duy trì, phát huy, nếu xấu thì phê phán,loại bỏ.)
- Dân tộcViệt Nam có nhiều phong tục mang đậm bản sắc của người phương đông:ngày Tết cổ truyền, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương..
c) Một số điều công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em.
 Điều 13 , 30 , 31 
 2) HìnhThức:
- Các nhóm thảo luận , trình bày ý kiến về nét truyền thống văn hóa của địa phương mình.
III. Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo viên:
a) Điều 13 , 30 , 31..công ước LHQ về quyền trẻ em.
b) Chủ đề cho học sinh chuẩn bị: Truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước.
c)Về tổ chức:
- Chia lớp thành 4 đội.
- Xây dựng chương trình: GVCN
- Điều kiển chương trình: Lớp phó sinh hoạt.
- Thư ký lớp.
- Ban giám khảo: GVCN , Lớp trưởng , Lớp phó học tập.
2) Học sinh:
- Mỗi tổ cử một học sinh đaị diện tổ trình bày nội dung đã chuẩn bị.
- Chuẩn bị trang trí lớp.
IV. Tổ Chức Hoạt Động:
 1) Khởi động :
- Lớp hát tập thể bài “ Thanh niên làm theo lời Bác”.
- Giới thiệu hoạt động , giới thiệu đại biểu , giới thiệu ban giám khảo và thể lệ thi.
 2) Hoạt Động:
- Đại diện các tổ lên trình bày sự chuẩn bị của mình.
- Lớp phó sinh hoạt cho hái hoa trả lời thêm một số câu hỏi phụ.
 + Làm thế nào để bạn có thể thu nhận được những thông tin về truyền thống văn hóa 
 của địa phương và của đất nước.
 + Nếu có những hành vi hay thái độ đi ngược lại truyền thống văn hóa của địa phương thì bạn 
 sẽ làm gì?
 + Hãy nói rõ quyền của học sinh trong việc tiếp nhận những thông tin và đánh giá 
 về truyền thống văn hóa của địa phương, của đất nước.
 + Hãy cho biết quê hương bạn có truyền thống văn hóa nào hay nhất. Cho ví dụ cụ thể:
 Ví dụ: Truyền thống văn hóa địa phương của Huyện Chợ Gạo.( Đền Thờ Thủ Khoa Huân )
V. Kết Thúc Hoạt Động :
- Biểu diễn văn nghệ tiết mục phản ánh truyền thống văn hóa địa phương, đất nước.
- Người dẫn chương trình đánh giá hoạt động.
- Công bố điểm các đội .
- Định hướng hoạt động 4 của tháng 1. 
 HOẠT ĐỘNG 4: 
 Neùt Ñeïp Vaên Hoùa Tuoåi Thanh Nieân
 — & –
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu rõ nội dung nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
- Rèn luyện kỷ năng ứng xử văn hóa trong đời sống hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng lịch sự trong giao tiếp, học tập và hoạt động tập thể; không đồng tình với những hành vi biểu hiện thiếu văn hóa.
II. Nội Dung :
 1) Thế nào là nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên ?:
- Tuổi thanh niên là tuổi 16 đến 30 tuổi.
- Nét đẹp văn hóa của con người thể hiện ở trình độ văn hóa, ở sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của loài người , ở sự hài hòa về tâm hồn và thể chất.
- Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên thể hiện ở sự tiếp thu có chọn lọc , nhanh nhạy nắm bắt những tri thức mới của thời đại một cách chủ động , tích cực và tự giác; thể hiện trong lối sống đẹp, có văn hóa trong quan hệ giao tiếp hằng ngày; thể hiện ở ý thức luôn đấu tranh cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không bắt chước một cách “ lai căng ”.
 2) Làm thế nào để học tập và rèn luyện , phát huy và phát triển nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên ?.
- Xác định trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những nền văn hóa mới bằng cách ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết , rèn luyện lối sống đẹp.
- Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống hằng ngày để có thể trau dồi tri thức , nâng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những tiêu cực từ phía xã hội.
- Tham gia các hoạt động thực tiển xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng , hiểu biết thêm những nét đẹp văn hóa trong xã hội , tích lũy kinh nghiệm cho bản thân ;tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích như điều 31 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em đã quy định.
III. Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo viên:
- Nghiên cứu một số hoạt động, xây dựng một số câu hỏi cho hội thi như sau:
 + Theo bạn, những dấu hiệu nào biểu hiện nét đẹp văn hóa của tuổi thanh niên nói chung? 
 + Trong quan hệ tình bạn khác giới, theo bạn nên có những cách ứng xử nào là đẹp,là có văn hóa? 
 Hãy nêu rõ quan điểm của mình.
 + Nét đẹp văn hóa của thanh niên được thể hiện như thế nào trong trang phục hằng ngày? 
 thanh niên học sinh là dân tộc thiểu số có quyền được thể hiện trang phục của dân tộc mình 
 khi tham gia vào các hoạt động tập thể không?
- Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, giữ gìn nét đẹp văn hóa của lứa tuổi mình ?
- Tích cực rèn luyện thân thể, học tập và tham gia các hoạt động xã hội chính là nét đẹp văn hóa của thanh niên .Bạn hãy bình luận ý kiến này.
- Định hướng cho học sinh tham gia vào công tác chuẩn bị.
 2) Học sinh:
- Cán bộ lớp họp bàn về nội dung và hình thức hoạt động , phân công cụ thể cho từng tổ, nhóm.
- Thiết kế chương trình hội thi.
- Tiến hành các hoạt động chuẩn bị của cá nhân tổ,nhóm.
- Cử chủ tọa chương trình, cử thư ký, thành lập ban giám khảo , chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
IV. Tổ Chức Hoạt Động:
 Tổ chức theo hình thức hội thi:
1. Lớp khởi động hát tập thể bài .
2. Chủ tọa tuyên bố lý do , giới thiệu chương trình hội thi, ban giám khảo hội thi và hai đội thi.
3. Tiến hành cuộc thi : Chủ tọa đọc câu hỏi, hai đội suy nghĩ 1 phút. Đội nào có tín hiệu trước thì được quyền trả lời . Ban giám khảo theo dỏi, đánh giá và cho điểm. Nếu không trả lời được thì đội kia trình bày ý kiến của mình . Nếu cả hai đội đều không trả lời được thì chủ tọa mời khán giả phía dưới trả lời thay.
4. Kết thúc cuộc thi , ban giám khảo công bố điểm cho hai đội , trao phần thưởng ( nếu có).
5. Biểu diễn văn nghệ với một vài tiết mục đã chuẩn bị
V. Kết Thúc Hoạt Động:
- Cho học sinh nêu lên những hiểu biết của mình, nhất là kiến thức về quyền trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và kiến thức về văn hóa nói chung.
- Nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh , rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 2
THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
Hoạt động 1: 
Nghe Thoâng BaùoVeà Tình Hình Phaùt Trieån Kinh Teá Cuûa Ñòa Phöông Ñaát Nöôùc
 — & –	
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiêủ : các em có quyền được biết và cần phải biết những bước phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước. 
- Hiểu được vai trò to lớn của ĐCSVN trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Có thái độ tin tưởng vào sự thắng lợi của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người.
- Có hành động thiết thực thể hiện sự tin tưởng, phấn khởi tự hào trong học tậpvà rèn luyện.
II.Nội Dung:
- Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế địa phương đất nước: sản lượng công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tình hình phát triển xã hội: các điều kiện phúc lợi xã hội, thành tựu văn hóa giáo dục ..của cả nước.Đặc biệt có sự so sánh trước và sau đổi mới .( từ 1986 – nay ) để học sinh thấy rõ sự đúng đắn, sáng suốt trong lãnh đạo kinh tế của Đảng ta, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quê hương đất nước.
- Cho học sinh viết những thu hoạch ngắn về những điều đã được nghe để ghi nhớ những hiểu biết về sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
III. Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo viên:
- Có thể đề nghị giáo viên dạy môn Địa Lý cung cấp số liệu về sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước.
- Tổ chức nói chuyện với học sinh . 
- Chuẩn bị các biểu đồ, hoặc các phương tiện khác để báo cáo cho hiệu quả.
 2) Học sinh:
- Chuẩn bị trang trí lớp: khăn bàn,lọ hoa .
- Một vài tiết mục văn nghệ.
- Vở để ghi chép.
- Tìm hiểu sách , báo, nghe đài ,xem thời sự về kinh tế xã hội.
IV. Tổ Chức Hoạt Động:
- Tập hợp học sinh nghe nói chuyện về tình hình phát triển kinh tế xã hội.
- Nên có các số liệu thực tế : tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức độ đầu tư cho giáo dục, cho các công trình phúc lợi.
- Giáo viên tổng kết lại các số liệu cơ bản như: GDP , sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, doanh thu của địa phương, xu thế phát triển đi lên của kinh tế, xã hội , nhắc nhở học sinh phải có trách nhiệm trước những yêu cầu của quê hương đất nước.
V. Kết Thúc Hoạt động:
- Cho học sinh viết thu hoạch và cảm nghĩ về sự thay đổi ngày một tốt đẹp của quê hương đất nước.
- Đánh giá kết quả tham gia hoạt động của học sinh thông qua quá trình thu thập tài liệu và viết bản thu hoạch cá nhân.
 	Toïa Ñaøm 
 “Thanh Nieân vôùi Lyù Töôûng Caùch Maïng”
 — & –
I / Mục Tiêu:
-Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về lý tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và xác định trách nhiệm của bản thân là phải góp phần thực hiện lý tưởng cách mạng đó.
- Có hoài bảo, ước mơ cho tương lai của mình, có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ đó.
- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
II / Nội Dung:
 * Giáo viên chủ nhiệm nên cho học sinh biết rằng: Các em có quyền bày tỏ quan điểm của mình về những điều được đề cập trong buổi tọa đàm này. Để bày tỏ được quan điểm của mình ,các em cần phải biết thu thập thông tin. Trẻ em có quyền được thu thập. Vì thế, các em cần đòi hỏi để được thực hiện quyền này . Sau đó nêu một số vấn đề sau: 
- Nhắc lại và khắc sâu để học sinh ghi nhớ về ý nghĩa sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhấn mạnh tính tất yếu và ý nghĩa của sự kịên đó.
- Nêu rõ mục tiêu xây dựng đất nước: dân giàu ,nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chính là sự cụ thể hóa lý tưởng cách mạng.
 - Gợi ý cho học sinh thảo luận : Thế nào là dân chủ ? Tại sao dân có giàu thì nước mới mạnh ? Nhà nước ta làm gì để dân giàu nước mạnh ? Tại sao nước phải mạnh ? Thế nào là xã hội công bằng, dân chủ văn minh ? Các em có quyền được thể hiện quan điểm cá nhân . Nếu chưa phù hợp hoặc chưa hiểu đúng thì các Thầy Cô uốn nắn cho các em.
-Từ đó các em xác định: Để đạt được mục tiêu mà Đảng đã vạch ra mỗi công dân, mỗi học sinh phải làm gì để góp phần đạt được mục tiêu đó ?.
- Học sinh xác định quyết tâm học tập, phấn đấu theo lý tưởng của Đảng.Trước mắt là phấn đấu học giỏi, phấn đấu trở thành Đoàn viên thanh niên cộng sản. Nếu là đoàn viên phải phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú.
III / Công Tác Chuẩn Bị :
 1) Giáo Viên:
- Giao cho cán bộ lớp với cán bộ chi đoàn phát động toàn thể đoàn viên thanh niên tìm hiểu về lịch sử Đảng. Cần cung cấp cho các em đầy đủ các tài liệu cần thiết về Đảng để các em hiểu đúng về vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc.- Chuẩn bị các tài liệu về mục tiêu của đất nước qua các giai đoạn lịch sử từ khi Đảng ta ra đời:
 + Giai đoạn 1930 – 1945 : Giành độc lập dân tộc.
 + Giai đoạn 1945 – 1954 : Giữ gìn độc lập dân tộc.
 + Giai đoạn 1954 – 1975 : Miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam 
 thống nhất đất nước, Miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc để tiến tới thống nhất đất nước.
 + Giai đoạn sau năm 1975 đến nay: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NGLL K10_DP.doc