Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Năm học 2017 - 2018

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.

 - Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường và trách nhiệm của người học sinh cuối cấp.

 - Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường.

 - Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Nhiệm vụ của học sinh cuối cấp

- Các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

Hoạt động 1. Thảo luận về Nhiệm vụ học sinh cuối cấp

I. MỤC TIÊU.

- Trình bày được nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

 - Xác định được trách nhiệm bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

- Sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp.

- Có ý thức thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp

II. QUY MÔ.

 Hoạt động “Thảo luận về nhiệm vụ học sinh cuối cấp” được thực hiện ở quy mô lớp

 

docx 54 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - Năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.
 	- Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta.
	- Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
	- Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.
- Truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc
- Các chặng đường lịch sử của dân tộc
- Gương các anh hùng liệt sĩ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1. Hành quân theo bước chân những người anh hùng
I. MỤC TIÊU.
 	- Giúp học sinh hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
 	- Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó.
- Quý trọng các gia đình có công với cách mạng.
II. QUY MÔ.
Hoạt động “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” được tổ chức ở quy mô lớp
III. NỘI DUNG.
- Truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc
- Các chặng đường lịch sử của dân tộc
- Gương các anh hùng liệt sĩ.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Thi tìm hiểu
	- Trò chơi
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên
+ Phân công các tổ tìm hiểu những giai đoạn lịch sử cụ thể của truyền thống cách mạng dân tộc: Trong cách mạng tháng Tám; trong kháng chiến chống Pháp; trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trong hoà bình xây dựng hiện nay v.v...
	+ Thành lập Ban giám khảo, cùng học sinh xây dựng Barem chấm điểm
	+ GVCN góp ý kiến với cán bộ lớp về các công việc chuẩn bị.
2. Học sinh 
	+ Xây dựng chương trình hoạt động 
	+ Phân công người điều khiển chương trình.
	+ Phân công tổ, nhóm trang trí lớp, một số tiết mục văn nghệ, ....
	+ Sưu tầm tư liệu về truyền thống cách mạng của quân, dân ta và một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng của quân, dân ta.
+ Từng tổ phân công người chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
Khởi động : Trò chơi «Gác ban đêm »
a. Mục đích:
	Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy. 
b. Chuẩn bị:
	- Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài
	- Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhay khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm.
 	c. Cách chơi:
	- GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát” 
Phần 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu Ban giám khảo
- Mở đầu cuộc thi, dẫn chương trình hỏi cả lớp xem các bạn học sinh đã biết gì về truyền thống cách mạng của dân tộc
- Một số học sinh trả lời 
- Dẫn chương trình ghi lên bảng những câu trả lời của các bạn học sinh và giới thiệu vào phần thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Phần 2. Cuộc thi 
1. Hoạt động 1: Đội nào nhanh hơn
- Dẫn chương trình chia lớp thành các đội (mỗi đội khoảng 6 – 7 HS) và yêu cầu các đội chuẩn bị trả lời câu hỏi tìm hiểu về truyền thống cách mạng của dân tộc.
- DCT giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần Thi “Đội nào nhanh hơn”
	- DCT lần lượt nêu câu hỏi, mỗi đội có thời gian suy nghĩ 10 giây cho mỗi câu hỏi đội nào có tín hiệu trước sẽ cử đại diện trả lời. 
- Nếu câu trả lời chưa đúng thì đội tiếp theo sẽ được trả lời
- BGK chấm điểm, 
- Thư kí tổng hợp điểm phần thi “Đội nào nhanh hơn”.
2. Hoạt động 2: Đội nào đúng hơn
- DCT yêu cầu các đội giữ nguyên đội hình ở phần thi “đội nào nhanh hơn” để chuyển sang phần thi “đội nào đúng hơn”
 - DCT giới thiệu thang điểm và thể lệ chấm điểm cho phần Thi “Đội nào đúng hơn”
 - DCT lần lượt đọc các câu hỏi, từng đội lựa chọn phương án trả lời đúng cho đội của mình và giơ kết quả lựa chọn. 
 - Ban giám khảo yêu cầu từng đội giải thích về phương án lựa chọn của từng đội và công bố phương án trả lời đúng, nhận xét.
- BGK công bố điểm cho từng đội sau mỗi câu trả lời.
- Thư kí tổng hợp điểm của cả 2 phần thi
- BGK công bố điểm, trao giải thưởng (nếu có)
Phần 3. Tổng kết
- DCT nhắc nhở các bạn học sinh cả lớp về nhà vận dụng những hiểu biết của mình về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc để chia sẻ thông tin với anh, chị em, bố mẹ, ông bà, và người người thân trong gia đình, những người hàng xóm,  để có thể bổ sung thêm kiến thức đã học.
3. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
 Tuần: 20
 Ngày: 04/01/2018
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 VÀ 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.
- Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
	- Có niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.
	- Tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương
	- Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.
- Sự đổi mới và phát triển của đất nước
- Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1. Chào xuân mới
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh hiểu những nét cơ bản về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
 	- Tự hào về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
 	 - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới, đấu tranh và cảnh giác với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày.
II. QUY MÔ.
Hoạt động “Chào xuân mới” được tổ chức ở quy mô lớp
III. NỘI DUNG.
- Những nét cơ bản về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
	- Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Quay xổ số đầu xuân
	- Trò chơi
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên.
	- Phổ biến đến học sinh trong lớp về nội dung, hình thức và thời gian thực hiện hoạt động
	- Cùng ban cán bộ lớp chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu cần thiết như vòng quay xổ số, các câu hỏi, phần thưởng, ... 
	- Thành lập Ban cố vấn
2. Học sinh
	- Sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước .....
	- Chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề nêu ra để cùng trao đổi thảo luận.
	- Mời giáo viên hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động quay xổ số đầu xuân.
	- Cử người điều khiển chương trình hoạt động.
	- Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
	- Phân công chuẩn bị, trang trí lớp.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
Khởi động: Trò chơi “Tung bóng vào rổ”
a. Mục đích
	Rèn luyện sự khéo léo chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận.
b. Chuẩn bị
	- 2 - 4 chiếc rổ hoặc xô đựng nước hay hộp các tông làm đích và 10 - 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa làm vật ném đích.
	- Kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn cách nhau tối thiểu 1,5m cách vạch giới hạn 3 - 7m đặt vật đích. 
	- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng (3 - 5 quả) tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném bóng vào đích. 
c. Cách chơi
	Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném bóng (3 - 5 quả theo quy định) vào đích, sau đó chạy lên nhặt bóng về trao cho số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Khi số 1 lên nhặt bóng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn để chuẩn bị đón bóng do số 1 mang về. Sau khi nhận bóng, lần lượt ném bóng vào đích, rồi lên nhặt bóng về trao cho số 3. Số 3 tiếp tục thực hiện động tác như số 2, trò chơi tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều bóng trúng đích (vào rổ) và xong trước, đội đó thắng. 
1. Hoạt động 1: Mở đầu
DCT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
DCT Giới thiệu mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động
Phổ biến luật chơi đến các bạn học sinh trong lớp: Trên bảng để một vòng quay xổ số, bất cứ bạn học sinh nào trong lớp đều có quyền được lên quay xổ số bằng cách tự tay mình đẩy một vòng quay , nếu kim của vòng quay đứng lại ở số nào thì bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi của số đó. Nếu trả lời đúng câu hỏi, sẽ nhận được một phần thưởng. Lưu ý, nội dung các câu hỏi liên quan đến sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước và vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương, đất nước.
Mời Ban cố vấn lên làm việc
2. Hoạt động 2: Quay xổ số
Lần lượt các học sinh trong lớp sẽ lên quay xổ số và trả lời câu hỏi
Ban cố vấn sẽ thẩm định câu trả lời của các bạn học sinh và trao quà cho những bạn trả lời đúng.
Xen kẽ giữa những lần quay xổ số là các tiết mục văn nghệ có nội dung về vẻ đẹp của quê hương đất nước
Kết thúc hoạt động, DCT tổng kết lại những nội dung đã thực hiện.
3. Hoạt động 3: Tổng kết
4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
Chủ điểm tháng 1 – 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tuần: 22
Ngày: 18/01/2018
Hoạt động 2: Trồng cây lưu miệm ở trường
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh cuối cấp ở trường.
- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường trong lòng mỗi học sinh.
- Biết cách rèn luyện kỹ năng sống. Kỹ năng lựa chọn loại cây thích hợp trồng trong trường học.
- Rèn luyện tình yêu thiên nhiên và ý thức trồng cây, bảo vệ màu xanh cho trái đất.
II. QUY MÔ.
Hoạt động theo cá nhân và tổ
III. NỘI DUNG.
- Ý nghĩa của việc trồng cây.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Trồng cây
	- Trò chơi
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên
	- Chuẩn bị nội dung tuyên truyền ý nghĩa của việc trồng cây.
	- Phân công địa điểm trồng cây.
	- Quy định cây trồng.
2. Học sinh
	- 1 cây non	
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng 
- Que rào 
- Bàn bạc cùng cán bộ lớp về việc chọn cây gì để trồng và vị trí trồng cây thích hợp.
 Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về cây lưu niệm cho nhà trường
- Kĩ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm.
Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng: Động não, thảo luận, hoàn thành một nhiệm vụ.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
* Khám phá
- Trồng cây lưu niệm cho trường có ý nghĩa như thế nào? Em sẻ lựa chọn loại cây nào để trồng cho phù hợp.
* Kết nối 
1. Hoạt động 1. Nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm - Văn nghệ
- DCT: Kể một câu chuyện về kỉ niệm của HS khi quay trở về trường cũ
- HS thảo luận ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm đối với HS cuối cấp.
- HS trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Kỷ nguyên xanh” của nhạc sĩ: Ngô Khải.
2. Hoạt động 2. Trồng cây- Phát biểu cảm tưởng
- Đưa cây ra vị trí cần trồng.
- Giới thiệu các bạn tham gia trồng cây: Diệu, Hợp, Vắt, Nhớ
- Bạn Diệu phát biểu cảm tưởng của mình khi tham gia công việc trồng cây lưu niệm.
- Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
3. Hoạt động 3. Thực hành
- Đội trồng cây thực hiện việc trồng cây, tưới nước cho cây non...
4. Hoạt động 4. Vận dụng.
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh. 
- Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Chuẩn bị câu hỏi, bài hát để giao lưu với Đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
 	Phân công chuẩn bị cho hoạt động.
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Diệu 
Bản chương trình
2
Dụng cụ trồng cây
Tổ trực 
Cuốc, thuổng, bình phun nước, cây non
3
Văn nghệ
Phượng
Bài hát
4
Phát biểu cảm tưởng
Nhớ
Bài viết
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
Chủ điểm tháng 1 – 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc.
- HS được rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ; tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
- Học sinh ngày càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước mình
II. QUY MÔ.
Hoạt động được tổ chức ở quy mô lớp
III. NỘI DUNG.
- Những bài hát hay và ý nghĩa mừng đảng, mừng xuân.
	- Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Thi hát
	- Trò chơi
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên
	- Phổ biến đến học sinh trong lớp về nội dung, hình thức và thời gian thực hiện hoạt động
	- Cùng ban cán bộ lớp chuẩn bị các bài hát đúng với chủ đề, chủ điểm.
	- Thành lập Ban cố vấn.
2. Học sinh
	- Sưu tầm, tìm hiểu các bài hát trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương, đất nước .....
	- Chuẩn bị các câu hỏi, các vấn đề nêu ra để cùng trao đổi thảo luận.
	- Cử người điều khiển chương trình hoạt động.
	- Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
	- Phân công chuẩn bị, trang trí lớp.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
* Khám phá.
- DCT nêu lí do hoạt động
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên
* Kết nối.
- DCT lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
1. Hoạt động 1. Thực hành.
- DCT tổ chức trò chơi tìm lời của bài hát.
- HS tham gia hoạt động tích cực.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
2. Hoạt động 2. Vận dụng.
. Nhận xét giờ học.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
- Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Tìm hiểu về vai trò của Đoàn viên thanh niên
 	Phân công chuẩn bị và trang trí cho hoạt động.
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Diệu
Bản chương trình
2
Thư kí 
Gái 
Bút, giấy
3
Văn nghệ 
Phượng 
Bài hát, câu chuyện
4
Trang trí
Tổ trực
Phấn màu
5
Tặng quà
HS
Hoa
3. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
-----------------------------------˜ ™-----------------------------------
Chủ điểm tháng 1 – 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Hoạt động 4: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh hiểu được những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương, về phẩm chất, thành tích của các Đảng viên tiêu biểu ở các địa phương.
 	- Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương.
 	- Học tập, rèn luyện tốt theo gương của Đảng viên tiêu biểu.
II. QUY MÔ.
Hoạt động được tổ chức ở quy mô lớp
III. NỘI DUNG.
- Những nét cơ bản về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
	- Vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Giao lưu
	- Trò chơi, văn nghệ.
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên
	- Bản báo cáo tóm tắc về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương, về các Đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
- Câu hỏi giao lưu.
- Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương.
- GVCN liên hệ với địa phương, mời một số đảng viên tiêu biểu tham gia giao lưu với lớp.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu các phong trào ở địa phương, tình hình kinh tế, văn hoá, một số nét đổi mới. những gương Đảng viên tiêu biểu.
2. Học sinh
	- Chuẩn bị câu hỏi để giao lưu
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, hoa, tặng quà (nếu có)
- Lớp phó học tập, mời đại biểu(TPT hoặc đại diện BGH)
- Lớp trưởng là người điều khiển chương trình, các tổ phó + PLĐ trang trí để sinh hoạt.
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
1. Hoạt động 1. Khởi động. 
- Lớp phó VTM bắt bài hát tập thể
Giao lưu văn nghệ
ĐKCT tuyên bố lý do
Giới thiệu đại biểu
* Mời GVCN báo cáo những nét cơ bản tình hình của lớp
2. Hoạt động 2. Đại diện Đảng viên tiêu biểu báo cáo tóm tắc tình hình địa phương, về công tác Đảng và các Đảng viên tiêu biểu.
- Đại diện các tổ nêu câu hỏi với đảng viên tiêu biểu
- Vai trò của mỗi Đảng viên ở địa phương.
- Nêu gương Đảng viên tiêu biểu ở địa phương
- Đảng viên tiêu biểu trả lời những câu hỏi học sinh đặt ra
3. Hoạt động 3. ĐKCT cho xen kẽ văn nghệ khi giao lưu, tạo không khí vui tươi nhưng nghiêm túc.
4. Hoạt động 4. Kết thúc hoạt động: ĐKCT mời đại biểu ý kiến. Dặn dò chuẩn bị hoạt động lần sau.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
Chủ điểm tháng 3. TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.
- Hiểu được vai trò của Đoàn, nhiệm vụ và lý tưởng của thanh niên hiện nay.
- Tự hào về tổ chức Đoàn, có ý thức tôn trọng và bảo vệ, danh dự của Đoàn.
- Phấn đấu vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.
	- Những đoàn viên tương lai
	- Món quà tình bạn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
Hoạt động 1. Những đoàn viên tương lai
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
- Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản HCM
- Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn
- Có ý thức vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người đoàn viên.
II. QUY MÔ.
Hoạt động “Những đoàn viên tương lai” được tổ chức ở quy mô khối lớp
III. NỘI DUNG.
- Vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
- Lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.
	- Diễn đàn 
	- Xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện
V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên
- Định hướng nội dung diễn đàn cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh tìm tài liệu tham khảo
- Họp các cán bộ lớp phân công trách nhiệm và công việc cụ thể trong tổ chức diễn đàn
2. Học sinh
- Cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, chương trình tổng thể cho diễn đàn
- Phân công các lớp chuẩn bị theo từng nội dung cụ thể: trang trí, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn, cử người dẫn chương trình, mời đại biểu
- Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi, có chất lượng tốt
- Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung, mục đích của diễn đàn để định hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính
VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
Khởi động: Trò chơi “Tình bạn”
a. Mục đích:
 	Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân.
b. Chuẩn bị:
	- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc cắm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn.
	- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó
	- Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên.
c. Cách chơi:
	Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
	Các trường hợp phạm quy:
	- Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước.
	- Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân.
	- Không nhảy lò cò theo cặp như quy định.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- DCT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- DCT đọc lời dẫn về vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
2. Hoạt động 2: Tham gia diễn đàn
- DCT nêu mục đích, yêu cầu của diễn đàn
- DCT giới thiệu các thầy cô giáo là cố vấn
- Lần lượt mời đại diện các lớp lên diễn đàn phát biểu ý kiến, nêu quan điểm của mình về vấn đề đặt ra
- Sau mỗi ý kiến trên diễn đàn, DCT cho các bạn thaotr luận, tranh luận để làm sáng tỏ, khắc sâu vấn đề. Đồng thời DCT có thể nêu các câu hỏi liên quan tới vấn đề để tất cả các bạn cùng trao đổi. Có thể hỏi ý kiến cố vấn về các vấn đề mà học sinh cảm thấy chưa thỏa đáng
- Quá trình diễn đàn nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ
- Cuối cùng, DCT tóm tắt lại và kết luận, có thể , mời ban cố vấn giúp đỡ để có những kết luận thỏa đáng sau diễn đàn
3. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ..
..
Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931)
	Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống lịch sử rất vẻ vang.
	Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản ngày 26 - 3 - 1931. Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần.
	- Từ 1931 đến 1937 là Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam rồi Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương.
	- Từ 1937 đến 1939 là Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.
	- Từ tháng 11 - 1939 đến 1941 là Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương.
	- Từ tháng 5 - 1941 đến 1956 là Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
	- Từ 25 - 10 - 1956 đến 1970 là Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam.
	- Từ 3 - 2 - 1970 đến 1976 là Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí M

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12262570.docx