Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 theo chủ đề

HOẠT ĐỘNG 1: BẦU CÁN BỘ LỚP.

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.

 - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và ý thức.

 - Tôn trọng và ủng hộ lớp hoạt động.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG (KNS) CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.

- Kỹ năng xác định, tìm kiếm, các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, lựa chọn cán bộ lớp. Động não.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Thảo luận.

- Biểu đạt sáng tạo.

IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1. Phương tiện hoạt động:

 - Phiếu bầu cán bộ lớp: Đề cử 8 HS, bầu 5 HS.

- Đưa ra phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016.

- Các tình huống để cán bộ lớp giải quyết nhiệm vụ.

 - Một số tiết mục văn nghệ.

 2. Về tổ chức:

 GVCN hội ý với cán bộ lớp:

 - Lớp trưởng viết báo cáo, lớp phó văn thể điều khiển.

 

doc 38 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Kính trọng, biết ơn bộ đội Cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1.Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước.
2. Biểu diễn văn nghệ.
3. Thi kể chuyện lịch sử.
4. Hội vui học tập.
HOẠT ĐỘNG 1: THI KỂ TRUYỆN LỊCH SỬ
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Củng cố,mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
- Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
- Bác là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Liên hệ về quá trình tìm đường cứu nước, cuộc sống trong sáng, giản dị của Bác.
 II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia kể chuyện lịch sử 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
 - Thảo luận.
 - Biểu đạt sáng tạo 
 - Kể chuyện.
 IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
 - Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc.
 - Các tiết mục văn nghệ gồm hát, ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và tình cảm thầy trò. 
 - Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm để chơi trò “Hái hoa”
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG .
Tiến trình hoạt động, thời lượng
PP/ Kỹ thuật được áp dụng
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
(ND chi tiết)
1. Khám phá (5’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
- Hát tập thể .
- Người điều khiển tuyên bố lý do,giới thiệu chương trình và cố vấn chương trình, ban giám khảo,...
2. Kết nối (25’)
- Tự tin tham gia thi kể chuyện 
 - Kỹ năng giao tiếp / ứng xử .
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia thi kể chuyện.
* Hoạt động 2: Các tổ thi kể truyện.
+Người điều khiển mời lần lượt học sinh từng tổ lên kể truyện.
- Nội dung: các câu truyện về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê(thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI):
+ Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.
+ Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long.
+ Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt.
+ Về thành tựu văn hoá, giáo giục tiểu biểu.
+ Về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
+ Về cải cách Hồ Quý Ly.
+ Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ?
- Em hãy kể tên và trình bày rõ tấm gương hoạt động cách mạng tiêu biểu mà em biết? (Tên của anh hùng cách mạng đó là gì? Quê ở đâu? Anh hùng đó đã cống hiến cho đất nước như thế nào?...)
- Người điều khiển mời các tổ lên trình bày, học sinh kể chuyện.
+ Ban giám khảo cho điểm từng bạn kể.Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia kể truyện.
=> GV: Giáo dục tấm gương đạo đức HCM cho học sinh.
3.Thực hành (10’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp / ứng xử.
*Hoạt động 3 : Trò chơi dành cho cả lớp:
+ Người điều khiển lần lượt nêu từng ẩn số hoặc ô chữ.
+ Học sinh xung phong trả lời.
+ Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không ai trả lời được thì người điều khiển (hoặc giám khảo) công bố đáp án.
+ Khán giả có thể hỏi thêm điều mình chưa rõ và mời cố vấn chương trình giúp đỡ.
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) 5’
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông , ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, đặc biệt là Bác Hồ kính yêu
* Hoạt động 4:
 GV giao bài tập về nhà cho HS: 
- Để đền đáp công ơn của các vị anh hùng dân tộc, HS cần thực hiện những điều gì? 
- Em học tập được điều gì qua những tấm gương đó?
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân.
* Kết thúc hoạt động:
- Công bố kết quả thi giữa các tổ.
- Mời giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn chương trình phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển tổng kết hoạt động, cám ơn cố vấn chương trình và tuyên bố kết thúc cuộc thi.
HOẠT ĐỘNG 2: HỘI VUI HỌC TẬP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Củng cố, mở rộng kiến thức đã học ở các môn học. 
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao.
 II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia các trò chơi. 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 - Kỹ năng trình bày ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua.
 - Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
 - Thảo luận.
 - Biểu đạt sáng tạo 
 - Tham gia trò chơi.
IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
	1.Nội dung:
- Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.	
	2. Hình thức hoạt động: Thi hỏi- đáp.	
V. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1. Phương tiện hoạt động:
- Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui... của các môn học và đáp án.
- Giấy bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng.
	2. Về tổ chức:
- Lớp thảo luận, thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, Văn, Sử, Ngoại ngử, Giáo dục công dân).
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn để nhờ họ giúp xây dựng câu hỏi và đáp án.
- Mỗi tổ cử một người dự thi một môn.
- Những học sinh khác cũng on tập tốt để dự thi phần cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội.
- Phân công người điều khiển chương trình, ban giám khảo, thư kí, mời đại biểu, tranh trí lớp, chuẩn bị phần thưởng...
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Tiến trình hoạt động, thời lượng
PP/ Kỹ thuật được áp dụng
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
(ND chi tiết)
1. Khám phá (5’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lí do: Trong thời gian học vừa qua, các bạn trong lớp đã rất cố gắng học tập, nhiều bạn học tập tốt làm gương cho các bạn khác noi theo, có nhiều bạn có những tiến bộ đáng kể, nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả. Trong học tập, có nhiều nội dung vừa khó nhưng lại vừa thú vị đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, phối hợp với nhau thì mới giải được với kết quả tốt nhất. Hôm nay lớp ta sẽ tổ chức một cuộc thi để tạo điều kiện cho những con người thông minh đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần nhằm mang lại chiến thắng về cho tổ mình.
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu Ban giám khảo, thư kí.
2. Kết nối (25’)
- Tự tin tham gia cuộc thi.
 - Kỹ năng giao tiếp / ứng xử.
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia cuộc thi.
* Hoạt động 2: Cuộc thi tài trí giữa các tổ
- Nêu thể lệ cuộc thi: Mỗi tổ ba người dự thi. Nội dung thi gồm:
+ Tiếp sức giải toán
+ Ghép từ
+ Lĩnh vực hay môn học ưa thích.
Chỉ có quyền trả lời khi người điều khiển đã nêu xong câu hỏi, nếu đội nào phất cờ trước khi đọc xong câu hỏi sẽ bị tước quyền thi đấu trong câu trả lời ấy. Mỗi câu được quyền suy nghĩ trong 15 giây. Biểu điểm là 10 tùy theo câu trả lời mà cho điểm. Nếu không có đội nào trả lời được thì dành cho khán giả.
- Các đội cử người lên tham gia.
 1. Đố bạn khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút và kim giây quay được bao nhiêu vòng?
TL: Kim phút sẽ quay được 12 vòng
 Kim giây quay được 720 vòng.
2. Ai là nhà Toán học lỗi lạc thời cổ Hi Lạp, sống vào thế kỉ III trước Công nguyên, có câu nói: “Trong hình học không có con đường dành cho vua chúa”?
TL: Nhà Toán học Ơ-clit.
3. Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn giết tên Mac-na-ma-ra tại cầu có tên là gì?
TL: Cầu Công Lý.
4. Phương châm của giáo dục từ xưa đến nay là gì?
TL: Tiên học lễ, hậu học văn.
5. Hãy hát một bài hát bằng tiếng Anh.
6. Tại sao lá cây lại có màu xanh lục?
TL: Vì trong lá cây có chất diệp lục, ánh sáng mặt trời chiếu vào lá cây chất diệp lục hút các tia sáng có màu khác nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này, do đó chúng ta mới thấy lá cây có màu xanh lục.
- Người điều khiển lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời.
- Ban giám khảo cho điểm từng lượt của từng tổ và ghi công khai lên bảng.
- Xen kẽ vào sau mỗi lượt thi của các tổ là phần thi cho cổ động viên.
- Hết thời gian (hoặc số lượt) quy định, tổ nào có tổng số điểm cao là thắng.
3.Thực hành (10’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
*Hoạt động 3: Văn nghệ
- Trình bày các tiết mục đã chuẩn bị
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) 5’
 - Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.
* Hoạt động 4 : Kết thúc
- Tổng kết điểm và phát thưởng.
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh.
- Cảm ơn sự giúp đỡ và tham gia của giáo viên.
- Về nhà cố gắng học tập thật tốt để mở rộng sự hiểu biết của bản thân.
* Kết thúc hoạt động:
- Ban giáo khảo công bố kết quả, sau đó người điều khiển chương trình mời đại biểu danh dự hoặc giáo viên chủ nhiệm lên trao tặng phẩm cho các tổ đạt kết quả theo thứ tự hạng nhất, nhì, ba, và khuyến khích.
- Người điều khiển:
+ Đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của cả lớp; biểu dương các tổ, cá nhân đạt kết quả cao.
+ Tuyên bố kết thúc hội vui học tập, chúc sức khoẻ các đại biểu , chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Học sinh tự đánh giá xếp loại
Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm: Em thu hoặc được những gì?
Câu 2: Tự đánh giá xếp loại kết quả hoạt động của bản thân
Tốt	Khá	Trung bình	Yếu
2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại
Tốt	Khá	Trung bình	Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 VÀ 2: 
TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
GIÚP HỌC SINH:
- Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.
- Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên
HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa của quê hương.
2. Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước.
3. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”.
HOẠT ĐỘNG 1: 
MÙA XUÂN VÀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ 
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU : Sau hoạt động giúp HS: 
- Có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em.
- Tự hào và yêu mến quê hương đất nước.
- Biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống phong tục, tập quán phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỹ năng tự nhận thức về phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. 
 - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG.
 - Kể chuyện, múa hát, đọc thơ... 
 - Biểu đạt sáng tạo.
 - Đóng vai.
 IV. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 A. Nội dung:
- Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng xuân của quê hương, đất nước.
- Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá quê hương.
- Những bài thơ, bài hát, các câu truyện,... về truyền thống văn hoá tốt đẹp đó.
B. Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương, đất nước.
C. Chuẩn bị hoạt động 
* Về phương tiện hoạt động: 
- Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón tết của quê hương, đất nước, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (và của các nước khác nếu có).
- Những bài thơ, bài hát, câu chuyện...liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang chấm điểm cho cuộc thi.
* Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan.
- Hội ý với cán bộ lớp, cán bộ chi đội về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động:
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Cử ban giám khảo.
+ Phân công trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động.
- Dự kiến mời đại biểu.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Tiến trình hoạt động, thời lượng
PP/ Kỹ thuật được áp dụng
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
(ND chi tiết)
1. Khám phá (5’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
- Lớp hát tập thể bài Mùa xuân về của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thệu đại
2. Kết nối (25’)
- Kỹ năng tự nhận thức về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc 
 - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.
 Hoạt động 2: Thi giữa các tổ
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi (ví dụ: Hãy kể về phong tục đón tết của dân tộc mà bạn biết.Hãy trình bày một bài hát về mùa xuân...). Tổ nào chuẩn bị xong trước sẽ giơ tay (hoặc cắm cờ) và cử đại diện lên trả lời câu hỏi.
- Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi.
- Nếu tổ trả lời trước chưa đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm.
 Hoạt động 3: Biểu diễn tiết mục văn nghệ cá nhân (Ca ngợi về quê hương đất nước). 
- Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn, sau đó người đó được quyền mời bạn khác bất kì biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho dến kết thúc hoạt động.
- Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện.
- Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng: nhất, nhì, ba,...
3.Thực hành (10’)
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp / ứng xử.
*Hoạt động 4 : Đóng vai
 - HS phân vai diễn lại hoạt cảnh Thị Màu lên chùa.
 - Một HS đóng vai Thị Màu (có trang phục phù hợp với hoạt cảnh)
 - Một HS đọc tiểu sử và lời bình...
 + Kết thúc hoạt cảnh một HS hát bài hát “Lên chùa vẽ một cành sen”
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) 5’
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
* Hoạt động 5 :
 GV: Giao bài tập về nhà cho HS: Em hãy kể tên và trình bày những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. 
 - Em học tập được điều gì qua những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc 
* Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình:
- Công bố kết quả thi.
- Nhận xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tổ, lớp.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Học xong hoạt động hs cần đạt 
 - Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đât nước do Đảng lảnh đạo.
	- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn.
	- Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày. 
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia các trò chơi. 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
	1. Nội dung:	
	- Những nét chứng của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội... từ 1986 đến nay.
	2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi, thao luận.
- Văn nghệ.	
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
	1. Phương tiện hoạt động:
- Tư liệu, sách báo... liên quan đến sự đổi mơí và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức.
- Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng.
- Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (Xem phầnTư liệu tham khảo).
	2. Về tổ chức:
-Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội..., tìm đọc Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo).
- Mời GV môn GDCD hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận.
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí.	
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Tiến trình hoạt động, thời lượng
PP/ Kỹ thuật được áp dụng
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
(ND chi tiết)
1. Khám phá (5’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
- Hát một bài hát tập thể.
- Tuyên bố lí do
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
2. Kết nối (25’)
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia các trò chơi. 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 Hoạt động 2: Thảo luận/đàm thoại.
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề.
1. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước hiện nay không?
2. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những thông tin của sự đổi mới, phát triển đất nước mà bạn thu nhận được không? Tại sao?
3. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế hiện nay không? Tại sao?
4. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
TL:
1976 - khi đất nước thống nhất
1985 - xoá bỏ thời kì bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường.
5. Kể tên những thành phần kinh tế nước ta hiện nay.
TL: Có 6 thành phần kinh tế:
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế tập thể
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ
+ Kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế tư bản nhà nước
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6. Bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới của đất nước về mặt đời sống văn hoá hiện nay.
7. Kể những biểu hiện đổi mới của quê hương mà bạn biết.
8. Bạn bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những tiêu cực hiện nay.
- Suy nghĩ phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận.
3.Thực hành (10’)
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
-Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp / ứng xử.
*Hoạt động 3 : Văn nghệ
- Người điều khiển giới thiệu các tổ thi hát trình bày các bài hát ca ngợi về sự đổi thay của quê hương đất nước.
 - Các tổ trình bày.
- Tổng kết lại kết quả của các tổ.
4. Vận dụng (Hoạt động nối tiếp) 5’
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
* Hoạt động 4 :
- GV: Giao nhiệm vụ cho hs về nhà tìm hiểu những đổi thay của quê hương đất nước.
- Thấy được trách nhiệm của bản thân trong quá trình góp phần xây dựng quê hương đất nước.
* Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh.
- Phát biểu ý kiến nêu bật trách nhiệm của học sinh trong mọi hoạt động của xã hội.
- Cảm ơn sự tham gia của GV và các bạn.
HOẠT ĐỘNG 3:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
- Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước.
- Rèn luyện Kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia các trò chơi. 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 - Kỹ năng giao tiếp /ứng xử.
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Nội dung:
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương, đất nước.
2. Hình thức hoạt động:
- Trình diễn văn nghệ.
- Trò chơi văn nghệ.	
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm...
- Một số nhạc cụ (nếu có)
2. Về tổ chức:
- Phân công người điều khiển chương trình.
- Mọi HS đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia.	
- Cá nhân, tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như: hát nối, hát có từ, kể tên bài hát...
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Tiến trình hoạt động, thời lượng
PP/ Kỹ thuật được áp dụng
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
(ND chi tiết)
1. Khám phá (5’)
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
* Hoạt động 1: Mở đầu.
- Hát tập thể Mùa xuân và tuổi thơ (Nhạc và lời: Bùi Anh Tú).
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần ban giám khảo.Mời hai đội lên vị trí của mình. 
2. Kết nối (25’)
 - Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
 - Tự tin tham gia các trò chơi. 
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
 Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
 - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu (ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề “ca ngợi Đảng”, “mùa xuân”, “quê hương”..., các đội lần lượt hát một câu (hoặc một đoạn) có từ “quê hương”, từ “đất nước”, từ “Đảng”, từ “mùa xuân”...).
Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà “bị tắc”- coi như thua. Lúc đó ngường dẫn chương trình sẽ hỏi các “cổ động viên”.
Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và biết ngay trên bảng.
- Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm.Ngoài ra cũng cần dành cho “cổ động viên” những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi,phấn khởi cho cuộc chơi. 
3.Thực hành (10’)
 - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
- Kỹ năng trình bày, lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp / ứn

Tài liệu đính kèm:

  • docday hoc theo chu de_12175602.doc