Giáo án Khám phá Khoa học 5 tuổi - Các giác quan của bé

GIÁO ÁN DẠY CHÀO MỪNG NGÀY 20/10

Chủ điển: Bản thân

Khám phá khoa học.

Các giác quan của bé

Độ tuổi 5-6 tuổi

Người dạy: Võ Thị Dung

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức

- Trẻ biết được tên gọi, tác dụng của những bộ phận và các giác quan trên cơ thể( mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, để thở, lưỡi để nếm, tay(da) để cảm nhận (sờ)

2. Kỹ năng

- Trẻ biết quan sát, nếm, ngửi, sờ, cảm nhận thực hiện theo yêu cầu của cô.

- Trẻ có khả năng chú ý, ghi nhớ phối hợp hoạt động nhóm ở trẻ

- Biết phối hợp với bạn khi chơi trò chơi

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc kể lại hành động, gọi tên các bộ phận, các giác quan: Tay, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác

3. Thái độ

- Biết các giữ gìn cơ thể khẻo mạnh, biết chăm sóc bảo vệ các giác quan.

- Trẻ yêu thích các hoạt động khám phá, tích cực tham gia các hoạt động

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 26973Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khám phá Khoa học 5 tuổi - Các giác quan của bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY CHÀO MỪNG NGÀY 20/10
Chủ điển: Bản thân
Khám phá khoa học.
Các giác quan của bé
Độ tuổi 5-6 tuổi
Người dạy: Võ Thị Dung
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi, tác dụng của những bộ phận và các giác quan trên cơ thể( mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, để thở, lưỡi để nếm, tay(da) để cảm nhận (sờ)
2. Kỹ năng
- Trẻ biết quan sát, nếm, ngửi, sờ, cảm nhận thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ có khả năng chú ý, ghi nhớ phối hợp hoạt động nhóm ở trẻ
- Biết phối hợp với bạn khi chơi trò chơi
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc kể lại hành động, gọi tên các bộ phận, các giác quan: Tay, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác
3. Thái độ
- Biết các giữ gìn cơ thể khẻo mạnh, biết chăm sóc bảo vệ các giác quan.
- Trẻ yêu thích các hoạt động khám phá, tích cực tham gia các hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án điện tử về các giác quan:bàn tay, bàn chân, mắt, mũi, tai, miệng
- Một số đồ dùng đồ chơi: khối gỗ, quả gấc, bút, chai nước lạnh, quả chanh, khăn mặt ướt.đựng trong túi kín
- Một số cái kẹo, đường, muối, nước chanh
- Một số tranh ảnh, đồ chơi..
- Một số thanh gõ, xắc xô, trống
- Hai bảng từ, nước hoa.
- Tranh vẽ khuôn mặt còn thiếu các bộ phận: mắt, mũi, miệng, tai cho trẻ vẽ, bút màu..
- 15 tờ tranh thể hiện hành vi tốt, không tốt với các giác quan, súc khỏe của trẻ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài “ Ồ sao bé không lắc”. Cô kết hợp nói tên các bộ phận, trẻ hát và làm theo cô.
- Cho trẻ về các nhóm cùng nhau khám phá
2. Khám phá về các giác quan
Cô tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm để phát hiện ra tên gọi, vị trí các giác quan trong cơ thể và vai trò, tầm quan trọng của các giác quan.
a, Khám phá về thị giác
- Cô cho trẻ nhắm mắt lại và hỏi trẻ có nhìn thấy gì không? Sau đó cô trò chuyện cùng trẻ.
+ Mắt dùng để làm gì?
+ Chúng mình có mấy cái mắt?
+ Mắt nằm ở vị trí nào?
+ Mắt còn gọi là giác quan gì?
+ Trên mắt còn có gì?
+ Nếu không có mắt thì sẽ như thế nào? Mắt có quan trọng không nhỉ?
+ Chúng mình phải làm gì để bảo vệ đôi mắt?
- Cô khái quát, mở rộng thêm để trẻ hiểu mắt không chỉ để nhìn mà còn để thể hiện cảm xúc. Giáo dục trẻ bảo vệ chăm sóc giữ gìn đôi mắt .
b, Khám phá về thính giác
- Cô cho trẻ bịt tai lại lắng ghe tiếng nhạc to nhỏ khác nhau và hỏi trẻ.
+ Tai dùng để làm gì?
+ Chúng ta có mấy tai?
+ Tai nằm ở đâu?
+ Tai còn gọi là giác quan gì?
+ Nếu không có tai thì chúng ta như thế nào?
+ Chúng mình phải làm gì để bảo vệ đôi tai?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ bảo vệ giữ gìn đôi tai.
c, Khám phá về vị giác
- Cô cho trẻ trải nghiệm các vị thức ăn như kẹo, muối, chanh, đường và hỏi cảm nhận của trẻ .
+ Con thấy có vị gì?
+ Vì sao con biết ?
+ Nhờ cái gì mà con biết đấy là vụ ngọt?
+ Lưỡi nằm ở đâu?
+ Lưỡi còn gọi là giác quan gì?
+ Con sẽ làm gì để bảo vệ chăm sóc răng miệng, lưỡi?
- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ chăm sóc răng miệng
d, Khám phá về xúc giác
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”. Túi kín trong để một số đồ dùng đồ chơi mềm, cứng, nhẵn, sần sùi, lạnh.
- Cho trẻ trải nghiệm, sờ các vật trong túi và đoán xem đó là vật gì. Cho trẻ mô tả về cảm nhận của mình khi sờ các vật đó
- Tương tự cho trẻ khám phá các giác quan như: Con cầm được đồ vật đấy là nhờ gì?
- Ngoài đôi bàn tay, da giúp chúng ta cảm nhận được độ nóng, lạnh, khô, cứng, ướtDa bao bọc trên cơ thể, bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Đôi bàn tay còn có khả năng cảm nhận tốt nhất nên có thể nói đôi bàn tay đại diện cho cơ quan xúc giác.
- Cô cho trẻ nhắc lại từ “ Xúc giác”
e, Khám phá về khứu giác
- Cô xịt nước hoa vào không khí và hỏi trẻ
+ Các con có thấy mùi gì không?
+ Các con thử bịt chặt mũi lại xem còn ngửi thấy mùi thơm của nước hoa nữa không?
+ Nhờ bộ phận nào của cơ thể mà chúng mình ngửi được?
+ Vậy mũi có quan trong không?
- Cô khái quát lại: Mỗi cơ thể con người ai cũng cần có đủ các bộ phận và các giác quan. Nếu cơ thể thiếu hoặc bị yếu bất kỳ một giác quan nào cũng gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy mà bộ phận, giác quan nào cũng cực kỳ quan trọng. Vì vậy chúng ta phải chăm sóc vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hằng hằng để cơ thể chúng ta phát triển khỏe mạnh.
3. Củng cố
a, Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
- Cô mở các ô lần lượt từ số 1 đến số 5. Cô đọc câu đố trong các ô số, trẻ sẽ giải các câu đố. Đáp án là các giác quan của cơ thể.
- Một số câu đố như:
“ Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh”
( Đôi mắt)
“ Nhô cao giũa mặt một mình
Hít thở không khí lại tinh ngửi mùi”
( Cái mũi)
“ Cái gì tài giỏi lắm thay
Quét nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ tranh”
( Đôi tay)
“ Lắng nghe tiếng mẹ tiếng cô
Âm thanh, tiếng động nhỏ to quanh mình”
( Đôi tai)
Cái gì chúm chím đáng yêu
Thốt lời chào hỏi nói điều hay ho”
( Cái miệng)
b, Trò chơi “ Bé chọn hình nào?
- Cách chơi: Cho hai đội chơi lần lượt bật qua các vòng chọn hình vẽ có hành vi tốt cho sức khỏe, các giác quan
- Luật chơi: Mỗi trẻ chỉ được chọn một hình. Thời gian là một bản nhạc đội nào chọn được nhiều hình và đúng là đội thắng cuộc.
- Cô nhận xét kết quả chơi
- Cho cả lớp vận động lại bài “Ồ sao bé không lắc”

Tài liệu đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_12172224.docx