Giáo án Phát triển tình cảm, thẩm mĩ 5 tuổi

CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

KẾ HOẠCH TUẤN 1: GIA ĐÌNH BÉ

Thời gian thực hiện từ ngày 16/10/2017 đến ngày 20/10/2017

I. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

a. Môi trường trong lớp học

- Các loại tranh ảnh; sách truyện về chủ đề gia đình.

- Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình”.

- Tranh minh họa truyện, thơ.

- Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến chủ đề “ Gia đình ”

- Bộ toán của cô.

b. Môi trường ngoài lớp học

- Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp.

- Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát .

2. Đồ dùng của trẻ

- Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình; Tranh các thành viên trong gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu .

- Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn đồ chơi bác sĩ, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép .bằng đồ chơi.

- Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp.

- Bộ toán của trẻ.

- Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước .

 

docx 79 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Phát triển tình cảm, thẩm mĩ 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi.
c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Chậu hoa cúc
- Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nhựa, lá cây, nút ghép
3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe
* Hoạt động 1: Quan sát
- Cho trẻ vừa đi vừa dọc bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” dạo chơi xung quanh trường hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ:
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào?
+ Vì sao con biết trời nắng ( mưa)?
+ Trời nắng ( mưa) thì bầu trời thế nào?
+ Cô và trẻ chơi trò chơi “ Tìm cây”
+ Đây là cây gì?
+ Cây hoa cúc trồng ở đâu?
+ Gốc và thân cây màu gì?
+ Lá cây màu gì?
+ Bông hoa cúc màu gì?
+ Bông hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh?
+ Ngoài cúc có màu vàng con còn biết hoa cúc có màu gì nữa?
+ Chậu hoa cúc có tác dụng gì?
+ Muốn chậu hoa cúc xanh tốt thì hàng ngày phải làm gì?
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại.
- Giáo dục trẻ: Chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không được ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chìm – nổi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép
- Cô giới thiệu các vị trí chơi.
- Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé
- Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng
- Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các kiểu nhà.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi tự do
VI. NHẬT KÍ NGÀY
-
- Tình trạng sức khỏe:.
- Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :	
- Lý do trẻ chưa đạt được: 	
- Những trẻ lưu ý đặc biệt:	
- Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:	
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN.
* Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần
* Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai?
	+ Bố con làm nghề gì ?
	+ Mẹ con làm nghề gì?
+ Ngôi nhà con đang ở thuộc kiểu nhà gì?
II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Nhận biết, so sánh chiều cao của 2 đối tượng
1. Mục đích
a. Kiến thức
- Trẻ nhận biết, so sánh 2 đối tượng về kích thước.
b. Kĩ năng
- Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và sao chép lại.
- Trẻ sử dụng từ bằng nhau, cao hơn, thấp hơn.
c. Thái độ
- Trẻ có ý thức trong giờ học tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: 2 khối hình vuông màu xanh, 1 khối hình vuông màu vàng, 2 hình vuông màu xanh, 1 hình vuông màu vàng, 1 thanh nhựa, mô hình nhà bạn Lan, khối hình nắp ghép nhà, bàn gỗ, rổ nhựa. Tranh hướng dẫn làm quen với toán, sáp màu.
- Đồ dùng của trẻ : 2 khối hình vuông màu xanh, 1 khối hình vuông màu vàng, 2 hình vuông màu xanh, 1 hình vuông màu vàng, 1 thanh nhựa, sách làm quen với toán, sáp màu.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt
động của trẻ
* Hoạt động 1: Nhận biết chiều cao của hai đối tượng:
- Cô và trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi ” đi thăm quan nhà bạn Lan, cô đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ:
+ Hai chị em bạn Lan ai cao hơn? Ai thấp hơn?
+ Đây là kiểu nhà gì?
+ Nhà mái ngói và nhà cao tầng ngôi nhà nào cao hơn ?
+ Ngôi nhà nào thấp hơn ?
+ Cây chuối và cây doi thì cây nào cao hơn?
+ Cây nào thấp hơn ?
- Trẻ trả lời theo ý hiểu, cô khẳng định lại để khắc sâu kiến thức cho trẻ.
* Hoạt động 2: So sánh chiều cao của 2 đối .
Cô và các con cùng nhau xếp nhà nhé: 
- Các con hãy đặt 2 khối hình vuông khác nhau lên trên mặt sàn nhà để xây 2 ngôi nhà 1 tầng.
+ Các con xếp được mấy ngôi nhà?
+ Ngôi nhà có màu gì?
+ Cô cũng xếp được mấy ngôi nhà?
+ Ngôi nhà của cô màu gì?
+ Các con hãy nhìn xem 2 ngôi nhà của cô thế nào?
+ Còn 2 ngôi nhà của các con thế nào?
- Để biết chiều cao của 2 ngôi nhà như thế nào chúng mình cùng đặt thanh nhựa lên kiểm tra nhé, các con đặt thanh nhựa nằm ngang lên 2 mái nhà nhé.
+ Các con thấy 2 ngôi nhà của cô thế nào?
+ Còn 2 ngôi nhà của các con thế nào?
+ Vì sao con biết 2 ngôi nhà này cao bằng nhau?
=> Cô nhấn mạnh: Hai ngôi nhà xây trên cùng 1 mặt phẳng có 2 mái nhà ngang bằng nhau lên 2 ngôi nhà cao bằng nhau.
- Chúng mình cùng xây thêm 1 tầng nữa cho ngôi nhà màu xanh nhé.
+ Các con đếm xem nhà màu xanh có mấy tầng?
+ Nhà màu vàng có mấy tầng?
+ Hai ngôi nhà của cô và các con bây giờ như thế nào?
+ Các con hãy nhìn xem ngôi nhà nào cao hơn?
+ Ngôi nhà nào thấp hơn?
- Muốn biết có phải nhà 2 tầng cao hơn nhà 1 tầng không cô con mình cùng đặt thanh nhựa lên kiểm tra nhé.
+ Con thấy ngôi nhà nào cao hơn?
+ Ngôi nhà nào thấp hơn?
+ Vì sao con biết nhà 2 tầng cao hơn?
=> Cô nhấn mạnh: Hai ngôi nhà xây trên cùng 1 mặt phẳng nhà 2 tầng có phần thừa ra nên cao hơn, nhà 1 tầng thấp hơn.
- Trò chơi: Thi xem ai nhanh các con nghe tinh này
+ Nhà màu xanh
+ Nhà màu vàng
+ Nhà 1 tầng
+ Nhà 2 tầng
* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố: Sách làm quen với toán
- Cô dùng sáp màu làm theo yêu cầu bài tập vừa thực hiện cô vừa hướng dẫn cách làm bài tập trong sách làm quen với toán.
- Cô cho trẻ lấy sáp màu thực hiện theo yêu cầu bài tập, cô hướng dẫn và động viên trẻ hoàn thành bài tập.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học và cùng trẻ hát bài “ Ra vườn hoa em chơi ” ra ngoài ngắm hoa.
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ trả lời câu hỏi
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo cô 
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ theo dõi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe và hát cùng cô.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: Mô hình nhà cao tầng
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép.
1. Mục đích
a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của nhà cao tầng.
b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi.
c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Mô hình nhà cao tầng
- Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, nắp ghép.
3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe
* Hoạt động 1: Quan sát
- Cho trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát 1 bài, hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ:
+ Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào?
+ Vì sao con biết trời nắng ( mưa )?
+ Trời nắng ( mưa ) thì bầu trời thế nào?
+ Đây là cái gì?
+ Ngôi nhà này là kiểu nhà gì?
+ Các con đếm xem ngôi nhà có mấy tầng?
+ Tường nhà màu gì?
+ Cửa ra vào có dạng hình gì?
+ Cửa sổ có dạng hình gì?
+ Ngôi nhà cao tầng có tác dụng gì?
+ Muốn ngôi nhà sạch sẽ thì phải làm gì?
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại.
- Giáo dục trẻ: Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép.
- Cô giới thiệu các vị trí chơi.
- Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé
- Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng
- Góc nghệ thuật: Trẻ tô màu tranh các kiểu nhà
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Ôn bài thơ “ Thương ông ”
1. Mục đích
a. Kiến thức:
- Trẻ nghe, đọc thơ, kể truyện về gia đình, kể về 1 sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả.
b. Kĩ năng:
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của người đối thoại.
c. Thái độ:
- Trẻ tập trung trong giờ học, tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Biết yêu ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô
- Tranh thơ có nội dung chữ viết.
3. Tiến hành hoạt động
- Cô đọc cho trẻ nghe và cho trẻ đoán tên bài thơ.
- Cô và trẻ đọc 2 - 3 lần
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ
- Cô mời 1 - 2 trẻ lên đọc lại bài thơ 1 lần nữa.
- Cô quan sát, chú ý lắng nghe và sửa sai kịp thời, động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ lên thể hiện.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà.
VI. NHẬT KÍ NGÀY
-
- Tình trạng sức khỏe:.
- Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :	
- Lý do trẻ chưa đạt được: 	
- Những trẻ lưu ý đặc biệt:	
- Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:	
.o0o
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN.
* Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần
* Trò chuyện: 	+ Hàng ngày ai đưa con đi học?
	+ Hàng ngày ai nấu cơm cho các con ăn?
	+ Bố, mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì?........
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tạo hình: Vẽ lọ hoa
1.Mục đích- yêu cầu
a.Kiến thức:
Trẻ biết phối hợp vẽ các nét tròn xoay tròn, nét xiên, nét thẳng để tạo thành sản phẩm.
Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
b.Kĩ năng:
Trẻ biết phối hợp các màu cho đẹp và phong phú.
Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
c.Giáo dục:
Trẻ biết giữ gìn màu khi tô.
Tô xong cất đúng nơi cô qui định.
2.Chuẩn bị:
a.Chuẩn bị của cô: tranh mẫu.
b.Chuẩn bị của trẻ: giấy, màu sáp.
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1. Cùng trẻ trò chuyện các đồ dùng trong gia đình
HĐ 2. Trẻ vẽ tranh
Hôm nay cô có một bức tranh tặng các con, các con nhìn thấy trong tranh vẽ gì? 
Đúng rồi các con ạ, cô có bức tranh vẽ lọ hoa, con thấy lọ hoa có những phần nào?
Lọ hoa có hình gì? Được vẽ như thế nào?
Con rất giỏi, các con có muốn vẽ lọ hoa không?
Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con vẽ nhé. 
+ Đầu tiên cô sẽ vẽ thân lọ hoa trước: cô vẽ một nét cong tròn khép kín, hơi thon giống như quả trứng gà
 + Tiếp theo là miệng lọ: cô sẽ vẽ một nét xiên phải và một nét xiên trái nằm trên thân lọ hoa và nối 2 nét xiên bằng nét ngang.
+ với đế của lọ hoa chúng mình cũng vẽ một nét xiên phải, một nét xiên trái nhỏ hơn miệng lọ và cũng nối bắng 1 nét ngang.
Để lọ hoa được đẹp hơn chúng mình có thể trang trí thêm hoa , lá trên thân lọ hoa và tô màu cho đẹp nhé, các con sẽ tô màu theo ý thích của mình.
Giờ các con đã vẽ được chưa?
Cho trẻ vẽ và quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ
HĐ 3. Trưng bày sản phẩm và nhận xét tranh
Cô cho trẻ trưng bày tác phẩm của mình và cho trẻ nhận xét tranh của các bạn. cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ
HĐ 4: Kết thúc giờ học cô cùng trẻ hát bài hát “ nhà của tôi”
Trẻ trò truyện cùng cô
Vẽ lọ hoa ạ
Trẻ trả lời:Phần miệng, phần thân, phần đế
Trẻ trả lời
Có ạ
Trẻ lắng nghe
Rồi ạ
Trẻ vẽ
Trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
Trẻ cùng cô hát
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: Chậu hoa ngọc anh
- Trò chơi vận động: Đi siêu thị
- Trò chơi tự do: Chơi nước, sỏi, xé giấy theo dải.
1. Mục đích
a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của chậu hoa ngọc anh.
b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát.
c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa ngọc anh; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Chậu hoa ngọc anh, đồ chơi nấu ăn, bàn, rổ.
- Đồ dùng của trẻ: Nước đựng trong chậu, thuyền, rổ nhựa, sỏi, giấy.
3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe
* Hoạt động 1: Quan sát
- Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ:
+ Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
+ Vì sao con biết trời nắng ( mưa) ?
+ Đây là cây gì?
+ Cây hoa ngọc anh trông ở đâu?
+ Cây hoa ngọc anh có đặc điểm gì?
+ Gốc, thân cây, cành cây có màu gì?
+ Sờ thân, cành cây con thấy thế nào?
+ Lá cây hoa ngọc anh màu gì?
+ Bông hoa ngọc anh màu gì?
+ Cánh hoa ngọc anh có đặc điểm gì?
+ Chậu hoa ngọc anh có tác dụng gì?
+ Muốn chậu hoa ngọc anh xanh tốt, ra nhiều hoa thì phải làm gì?
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại.
- Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi.
* Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Đi siêu thị
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi thả thuyền, chơi cắp cua, xé giấy theo dải.
- Cô giới thiệu các vị trí chơi.
- Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé
- Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng
- Góc nghệ thuật: Trẻ hát và gõ đệm đơn giản theo nhịp bài hát trong chủ đề gia đình.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Vui chung cuối tuần
Nêu gương bé ngoan
1. Mục đích
- Trẻ biết tấm gương ngoan tiêu biểu của lớp để học tập theo.
- Trẻ biết lắng nghe và vâng lời cô.
- Trẻ thích thú và mong muốn làm nhiều việc tốt và chăm ngoan hơn.
2. Chuẩn bị
- Bảng bé ngoan, cờ nhỏ
3. Tiến hành 
- Cô sẽ nêu gương các bạn ngoan trong tuần.
- Cô tặng cờ và cho các bạn tiêu biểu đó lên cắm vào bình bé ngoan của mình.
- Cô động viên khuyến khích các bạn tuần sau cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời người lớn để được tặng cờ cắm và bẳng bé ngoan.
VI. NHẬT KÍ NGÀY
-
- Tình trạng sức khỏe:.
- Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :	
- Lý do trẻ chưa đạt được: 	
- Những trẻ lưu ý đặc biệt:	
- Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:	
....o0o.
KẾ HOẠCH TUẤN 3: ĐỒ DÙNG THÂN QUEN
Thời gian thực hiện từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2017
I. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
a. Môi trường trong lớp học
- Các loại tranh ảnh; sách truyện về chủ đề gia đình.
- Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình”.
- Tranh minh họa truyện, thơ
- Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến chủ đề “ Gia đình ”
- Bộ toán của cô.
b. Môi trường ngoài lớp học
- Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp.
- Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát.
2. Đồ dùng của trẻ
- Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình; Tranh các thành viên trong gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu.. 
- Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn, đồ chơi bác sĩ, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép..bằng đồ chơi.
- Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp.
- Bộ toán của trẻ.
- Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Thứ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
CÁC 
LĨNH 
VỰC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PHÁT TRIỂN TCKNXH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐÓN TRẺ 
- Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ.
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định.
- Trò truyện với trẻ về bản thân trẻ và cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh, chấm ăn.
THỂ 
DỤC BUỔI SÁNG
- Tập các động tác: Tay 2, chân 2, bụng 1, bật 2. 
Tập kết hợp bài “ Chiếc khăn tay ”
1. Mục đích
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ tập đúng và đều các động tác theo nhịp bài hát.
- Trẻ hứng thú tập, có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ tập.
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát, “ Cả nhà thương nhau”, “ Chiếc khăn tay ”.
- Trò chơi “ Chìm nổi ”
3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe
* Hoạt động 1: Khởi động
- Trẻ làm đoàn tàu đi thường, đi nhanh, lên dốc, xuống dốcđi ra sân, kết thúc về đội hình 3 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động
Cho trẻ tập cùng cô lần lượt mỗi động tác 3 - 4 lần kết hợp bài “ Chiếc khăn tay ”
- ĐT 1 : Tay 2 : Đưa 2 tay lên cao
 CB 2	1	
- ĐT 2: Chân 2: Đứng khuỵu gối.
CB	2 1
- ĐT 3 : Bụng 1: Trẻ cúi người xuống hai tay chạm ngón chân và về tư thế chuẩn bị.
	CB	4	1	3	2
- ĐT 4 : Bật 2: Bật tách chụm chân.
	CB TH
- Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên trẻ tập.
* Hoạt động 3: Trò chơi 
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chìm nổi ” theo hướng dẫn của cô.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ hát theo nhịp bài “ Cả nhà thương nhau ” đi nhẹ nhàng vào lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục
Đi nối bàn chân tiến lùi
Khám phá xã hội
Quan sát và đàm thoại tìm hiểu một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.
Làm quen văn học
Truyện: “Ba cô gái”
Làm quen với toán
Tách gộp trong phạm vi 6
Tạo hình
Nặn cái cốc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: Cái ti vi, cái chổi, chậu hoa ngọc anh, cái rổ, chậu hoa cúc.
- Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ, ô tô và chim sẻ, gieo hạt, về đúng nhà, đi siêu thị.
- Chơi tự do: Thả thuyền, vẽ phấn, xếp hình, chơi với lá cây, chơi với cát, chơi với nước, xâu hạt, chơi với sỏi, chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời..
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc xây dựng: Xây dựng: Ao cá 
- Góc phân vai: Bác sĩ; Bác cấp dưỡng
- Góc học tập: Phân loại lô tô một số đồ dùng gia đình.
- Góc nghệ thuật:
 + Tô màu tranh về các đồ dùng gia đình.
 + Hát, gõ đệm đơn giản theo nhịp một số bài hát trong chủ đề gia đình.
- Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các loại đồ dùng gia đình.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên.
1. Mục đích
- Trẻ biết dùng nắp ghép thành nhà bảo vệ, dùng gạch để xây tường bao, xây cổng ra vào, dùng nút ghép xếp thành cái ao và thả các loại tôm, cua, cá vào ao.
- Trẻ bắt trước những việc làm của người bác sĩ, bắt trước công việc của các bác cấp dưỡng chế biến thực phẩm và nấu các món ăn.
- Trẻ chơi với lô tô các đồ dùng gia đình và phân loại thành từng nhóm.
- Trẻ biết sử dụng bút sáp để tô màu phù hợp cho bức tranh vẽ các loại đồ dùng gia đình.
- Trẻ thuộc các bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm đơn giản theo nhịp các bài hát về chủ đề gia đình
- Trẻ biết cách mở sách, lật trang sách xem nội dung sách, tranh và nhìn vào tranh và kể tên và nêu công dụng các loại đồ dùng gia đình.
- Trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô: tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây, nhặt cỏ, vun sới đất,. 
2. Chuẩn bị
a. Đồ dùng của cô:
- Bàn, ghế.
- Tranh vẽ về các loại đồ dùng gia đình.
b. Đồ dùng của trẻ:
- Nắp ghép, nút nhựa, gạch nhựa, ô tô, giống các loại: tôm, cua, cá... bằng đồ chơi.
- Đồ chơi bác sĩ, bàn, ghế, đồ chơi nấu ăn.
- Lô tô các loại đồ dùng gia đình, rổ nhựa
- Tranh in hình các loại đồ dùng gia đình, sáp màu.
- Trống, phách, xắc xô.
- Tranh ảnh, sách truyện vẽ về các loại đồ dùng gia đình.
- Góc thiên nhiên của lớp, 1 số dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, chép, kéo, bình tưới, sọt rác
3. Dự kiến chơi
- Góc xây dựng: Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người: Người xây nắp nhà bảo vệ, người đi trở nguyên vật liệu về xây tường bao, xây cổng ra vào, ghép nút ghép thành cái ao và thả giống các loại tôm, cua, cá vào ao..
- Góc phân vai: + Một số bạn đóng vai người bác sĩ chào hỏi bệnh nhân xem bệnh nhân bị làm sao, đau ốm ở chỗ nào, khám bệnh và lấy thuốc cho bệnh nhân. Một số bạn đóng vai người bệnh phải biết kể cho bác sĩ xem mình bị đau ốm ở đâu, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ. + Một số bạn đóng vai bác cấp dưỡng phải biết chọn thực phẩm và chế biến các món ăn, đặt tên cho món ăn của mình.
- Góc học tập: Trẻ hỏi nhau về lô tô các đồ dùng gia đình rồi phân loại chúng thành từng nhóm.
- Góc nghệ thuật:+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp một số bài hát về chủ đề gia đình
	 + Tô màu tranh về các loại đồ dùng gia đình.
- Góc sách truyện: Trẻ đàm thoại với nhau về nội dung bức tranh . Cô gợi ý để kết nối các nội dung đó thành truyện.
- Góc thiên nhiên: Trẻ lau lá cây, cắt tỉa lá úa và nhổ cỏ, tưới nước, vun sới đất cho cây
4. Tiến hành 
* Hoạt động 1:Thỏa thuận
- Cô giới thiệu tên chủ đề, tên các góc chơi trong lớp.
- Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi và trò chơi từng góc.
- Trẻ chọn góc chơi và nhận vai chơi.
- Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi quan sát, trò chuyện trong góc chơi có gì?
- Cô gợi ý cho trẻ cách chơi từng góc và cho trẻ ra lấy đồ chơi để chơi.
* Hoạt động 2: Tiến hành chơi và liên kết chơi
- Cô quan sát theo dõi các góc chơi. 
- Trong khi chơi cô đến từng nhóm làm bạn chơi cùng trẻ gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ để trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các góc chơi.
- Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, cẩn thận với đồ chơi.
* Hoạt động 3: Kết thúc 
- Cô nhận xét từng góc chơi. Cô thu hút trẻ ở các góc chơi đến góc xây dựng cho trẻ thăm quan góc xây dựng. 
- Cô cho trẻ chủ trì nhóm ra giới thiệu công trình xây dựng sau đó cô nhận xét góc xây dựng.
- Cô nhận xét kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hướng dẫn trò chơi mới
- Đi siêu thị
Lao động tự phục vụ
- Chăm sóc góc thiên nhiên.
Chơi tự do
Ôn luyện:
Truyện “Ba cô gái”
Vui chung cuối tuần:
- Nêu gương bé ngoan.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017
I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN.
1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần
2. Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai ?
+ Bố mẹ thường đưa con đi học bằng phương tiện gì?
	+ Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì?........
II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thể dục: Đi nối bàn chân tiến lùi
1.Mục đích – yêu cầu
a.Kiến thức
- Trẻ biết đập và bắt bong bằng hai tay của bản thân.
- Trẻ biết tên bài vận động.
- Biết chơi trò chơi
b. Kỹ năng
- Trẻ biết phối hơp nhịp nhàng giữa tay và mắt quan sát.
- rèn kĩ năng ghi nhớ và tố chất nhanh, khéo léo
- Chơi trò chơi đúng luật.
c. Giáo dục 
- Trẻ hứng thú với hoạt động.
2.Chuẩn bị
- Sàn nhà sạch sẽ,không có chướng ngại vật.
- 2 quả bong vừa tay của trẻ
- vạch chuẩn
3.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ ổn định tổ chức.
-Trò chuyện với trẻ về chủ đề.
2/Nội dung chính.
. a.Khởi động
 Cho trẻ đi,chạy theo vòng tròn,đi chạy theo hiệu lệnh của cô:đi kiễng chân,đi thường,đi bằng gót châ

Tài liệu đính kèm:

  • docxphat trien tinh cam tham mi 5 tuoi_12172773.docx