Giáo án Khối 2 - Tuần 13

Tự nhiên và xã hội

ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

I. Mục tiêu:

- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá.

- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.

- HSKG: Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khoẻ mạnh và chóng lớn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Thăm trò chơi.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2013.
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động và tiêu hoá.
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
- HSKG: Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khoẻ mạnh và chóng lớn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Thăm trò chơi.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Nêu nguyên nhân lây nhiễm giun?
- Để đề phòng bệnh giun em cần phải làm gì?
2. Bài mới: 
- Khởi động: Trò chơi xem ai nói nhanh ,nói nhanh,nói đúng tên các bài đã học về chủ đề: Con người và sức khoẻ.
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”
- Hoạt động nhóm: Cho mỗi nhóm tập vài động tác thể dục và nhận xét khi làm động tác đó thì vùng cơ nào, xương nào và khớp xương nào phải cử động.
- Hoạt động chung cả lớp:
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét.
* Hoạt đông 2: Cuộc thi tìm hiểu về con người và sức khoẻ. 
- GV chuẩn bị một số thăm ghi các câu hỏi:
H1: Chúng ta cần ăn uống và vận động như thế nào để khoẻ mạnh và chóng lớn?
H2: Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
H3: Làm thế nào để phòng bệnh giun?
H4: Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể?
H5: Hãy nêu tên các cơ quan tiêu hoá?
H6: Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn .
- Dặn HS ôn lại các bài đã học. Chuẩn bị bài sau: “Gia đình”
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS trả lời.
- HS tham gia trò chơi.
- Tập một số động tác thể dục.
- Lần lượt các nhóm lên tập,các nhóm còn lại quan sát và cử đại diện ghi nhanh các nhóm cơ, xương,khớp xương thực hiện cử động đó vào bảng con rồi giơ lên.
- Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi.
- Mỗi cá nhân tự bốc thăm 1 câu hỏi và trả lời ngay sau 1 phút suy nghĩ
- Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhóm đó sẽ thắng cuộc
- Cả lớp tuyên dương.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
*************************************
Rèn: Tập đọc
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- Hiểu ND: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà. (trả lời được các CH trong SGK).
- KNS: Xác định giá trị; tư duy sáng tạo; thể hiện sự cảm thông; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Khai thác tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
+Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
+ Yêu cầu luyện đọc lại đoạn 1
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2.
* Cho HS đọc thầm theo nhóm 3.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm.
* Hoạt động 2: tìm hiểu bài.
+ Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì? Bé Hà là cô bé như thế nào?
* Hoạt động 3: HD luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. 3 HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- Cho 3 HS thi đọc, mỗi em đọc 1 đoạn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt ND bài.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: “Thương ông”.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một câu.
- 1 học sinh đọc đoạn 1.
- 1 học sinh đọc đọan 2.
- 1 học sinh đọc đoạn 3.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Luyện đọc nhóm 3.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc CN, ĐT theo nhóm.
- Bé Hà là một cô bé ngoan nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Đọc thi nối tiếp 3 đoạn.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
*******************************************
Rèn: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tìm một số hạng trong một tổng.
- Biết viết tiếp câu hỏi và giải bài toán có một phép trừ.
- Làm các bài tập trong vở BTT.
II. Đồ dùng dạy - học:
Vở BTT 2.
III. Các hoạt động dạy - hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập và phát biểu quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng
* Tìm x: x + 5 = 19 ; x + 10 = 38 ; 22 + x = 75
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
-Luyện tập.
* Hoạt động 1: HD luyện tập.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Hỏi: Vì sao x = 10 - 1
- Nhận xét và chấm điểm HS.
Bài 2: HS làm bài miệng cột 1, 2, 3. 
- GV ghi các phép tính lên bảng và lần lượt gọi HS lên bảng thực hiện 3 cột tính.
- Khi đã biết 6 + 4 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả 10 - 6 và 10 - 4 được không? Vì sao?
Bài 3:
Gọi 1 số HS khá giỏi lên làm bảng lớp.
NX, chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- HD HS viết tiếp phần câu hỏi còn thiếu.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì?
- Gọi 1 HS đọc bài của mình.
- GV hỏi và nhận xét đúng sai.
Bài 5:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- NX, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi hệ thống lại nội dung bài.
- Hướng dẫn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho tiết sau: “Số tròn chục trừ đi một số”.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Nhắc lại tựa bài.
- Tìm x.
- HS cả lớp làm bài; 3 HS lên bảng làm.
- Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 1 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng (10) trừ đi số hạng đã biết (1)
- Khi đã biết 6 + 4 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 - 6 là 4 và 10 - 4 là 6. Vì 4 và 6 là hai số hạng trong phép cộng 6 + 4 = 10. Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.
Thực hiện tính lần lượt theo 2 bước.
- HS đọc đề bài.
- Hỏi có bao nhiêu học sinh nam?
- Có tất cả 28 học sinh và có 16 HS gái.
- Hỏi số HS nam.
- Dạng toán tìm số hạng chưa biết.
- HS làm bài, 2 HS ngồi canh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Đoán: x = 0.
- Thử lại để KT.
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2013
Kể chuyện
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục tiêu:
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. 
+Học sinh khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa .
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kể chuyện theo tranh.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
- Trong giờ Kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
* Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn truyện.
- Tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
- Lưu ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
+ Đoạn 1:
- Bé Hà được mọi người coi là gì? Vì sao?
- Lần này bé Hà đưa ra sáng kiến gì?
- Tại sao bé Hà đưa ra sáng kiến ấy?
- Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
+ Đoạn 2:
- Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đã chọn được quà để tặng ông bà chưa?
- Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà?
+ Đoạn 3:
- Đến ngày lập đông những ai đã về thăm ông bà? 
- Bé Hà đã tặng ông bà cái gì? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé ra sao?
* Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại truyện.
+ Kể nối tiếp.
- Yêu cầu Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
- Dặn dò HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: “Bà cháu”.
- Hằng ngày mẹ vẫn đưa Tuấn đi học. Hôm nay, chẳng may mẹ bị ốm phải nằm ở nhà. Tuấn rót nước mời mẹ uống. Tuấn tự đi bộ đến trường.
- Bé Hà được coi là 1 cây sáng kiến vì bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến.
- Bé muốn chọn 1 ngày làm ngày lễ của ông bà.
- Vì bé thấy mọi người trong nhà đều có ngày lễ của mình. Bé thì có ngày 1/6. Bố có ngày 1/5. Mẹ có ngày 8/3. Còn ông bà thì chưa có ngày nào cả.
- 2 bố con bé Hà chọn ngày lập đông. Vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già.
- Bé vẫn chưa chọn được quà tặng ông bà cho dù bé phải suy nghĩ mãi. 
- Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.
- Đến ngày lập đông các cô chú đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà. 
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười. Ơng nói rằng, ông thích nhất món quà của bé.
- Các nhóm, mỗi nhóm 3 em, thi kể nối tiếp. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc.
- Các nhóm mỗi nhóm 5 em, thi kể lại chuyện.
- Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).
- Thể hiện lòng kính yêu, quan tâm tới ông bà.
- Lắng nghe và thực hiện.
************************************
Rèn: Toán
MƯỜI MỘT TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5, thuộc được bảng 11 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 11 - 5.
- Làm các bài tập trong VBT Toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở BTT 2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tên bài lên bảng.
Luyện tập thực hành.
+ Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- khi biết 7 + 4 = 11 có cần tính 4 + 7 không?Vì sao?
- Khi đã biết 7 + 4 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 - 7 và 11 - 4 không? Vì sao?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
- Các em báo cáo 2 kết quả ở 2 phép tính:
 11 - 1 - 6 và 11 - 7 như thế nào?
+ Kết luận: Vì 1 + 6 = 7
nên 11- 1- 6 bằng 11- 7
- Nhận xét và cho điểm hoc sinh.
+ Bài2: 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con, gọi 1 HS lên bảng làm.
- Sau khi HS làm xong yêu cầu nêu cách thực hiện tính 11 - 9 ; 11 – 6, ...
+ Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Cho đi nghĩa là sao?
- Các em suy nghĩ và làm bài giải vào vở. 
+Bài 4: - Yc HS tự làm bài vào vở BT.
- 2 em lên làm bảng lớp.
- NX, ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nêu câu hỏi hệ thống lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: “31 - 5”.
- HS nghe, nhắc lại tên bài.
- Tính nhẩm.
- Không cần, vì khi ta thay đổi vị trí các số hạng trong 1 tổng thì tổng không thay đổi.
- Có thể ghi ngay 11 - 7 = 4 và11 - 4 = 7. Vì 7 và 4 là các số hạng trong phép cộng. 7 + 4 = 11.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
- Có cùng kết quả là 4.
- Đặt tính rồi tính.
- Làm bài vào bảng con và trả lời câu hỏi.
- Cho đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải. 
+, - .
- Làm vào vở. 2 em lên bảng làm.
- HS trả lời và thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi nhớ thực hiện.
****************************************
Rèn: Tập đọc
Thương ông.
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, chú ý phát âm những tiếng khó: lon ton, vịn vai, thủ thỉ, thích chí, thương ông.
- Biết ngắt nhịp câu thơ. Phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài thơ: Khen ngợi bé Việt tuy còn nhỏ nhưng đã biết thương ông và biết giúp đỡ, an ủi ông lúc đau ốm.
II. Đồ dùng dạy - học:
-SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: 
- YC HS đọc bài Sang kiến của bé Hà. + TLCH.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- GV đọc mẫu.
+Yêu cầu đọc nối tiếp dòng.
+ Yêu cầu luyện đọc lại khổ 1
- Yêu cầu đọc khổ 2+ 3.
- Yêu cầu đọc khổ 4.
- Yêu cầu đọc nối tiếp 4 khổ lần 2.
* Cho HS đọc thầm theo nhóm 2.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm.
* Hoạt động 2: tìm hiểu bài.
- chân ông đau như thế nào?
-Bé Việt đã làm gì để giúp và an ủi ông?
- Tìm những câu thơ cho thấy nhờ bé Việt mà ông quên cả đau?
* Hoạt động 3: HD luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng khổ. 4 HS nối tiếp đọc theo khổ.
- Cho 4 HS thi đọc, mỗi em đọc 1 khổ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt ND bài.
- Về nhà đọc lại bài và HTL khổ thơ mà em thích.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một dòng.
- 1 học sinh đọc khổ 1.
- 1 học sinh đọc khổ 2 +3.
- 1 học sinh đọc khổ 4.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 4 khổ.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh đọc CN, ĐT theo nhóm.
-HSTL.
-HSTL.
-HSTL.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Đọc thi nối tiếp 4 khổ.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và thực hiện.
********************************
Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013
Rèn: Toán
Luyện tập
I/Mục tiêu:
- Thực hiện tính các phép tính dạng 11 trừ đi một số 11 – 5,số tròn chục trừ đi một số, 31 – 5.
- Tìm một số hạng trong một tổng.
- Giải bài toán có một phép tính trừ dạng 31 – 5. 
- GD HS tính caån thaän , chính xaùc 
II/Chuẩn bị: Phiếu các bài tập cần cho HS làm.
III/Các hoạt đông dạy học:
Phát PHT, YC HS làm bài vào PHT của mình trong khoảng 30’
Bài 1: Đặt tính rồi tính
11 – 5 11 – 6 11 – 3 11 – 9 40 – 8 60 – 15 90 – 43 41 – 24
81 – 28 51 – 16 31 – 7 71 - 28
Bài 2:Tìm x
 X + 2 = 7 x + 21 = 37 15 + x = 46
Bài 3: Ba tuần lễ có 21 ngày, trong đó có 6 ngày em nghỉ học. Hỏi trong ba tuần lễ đó em nghỉ học bao nhiêu ngày?
- YC HS tự làm bài.
Thu PHT. Chấm. NX.
Chữa bài.(khoảng 10’).
Tổng kết tiết học. - Chốt lại ND bài học.
Dặn HS về nhà xem lại bài.
************************************
Chính tả (Tập chép)
Thương ông.
I. Mục tiêu: 
-Tập chép chính xác bài CT, trình bày đúng 4 khổ thơ.
- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
II. Đồ ung dạy – học:
- Bảng phụ chép sẵn bài chính tả sẽ cho hs tập chép.
- Bảng con, vở ghi
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
* Hoạt động 1: HD tập chép
- GV Đọc bài viết.
- Bài thơ khen ngợi ai và khen ngợi điều gì?
- Có những dấu câu nào?
- Có những chữ nào cần viết hoa?
* HD viết từ khó:
- Yêu cầu HS viết từ khó, dễ lẫn: Sưng, lon ton, vịn, thủ thỉ, có nghiệm, thích chí.
- Nhận xét – sửa sai.
* HD chép bài:
- Đọc bài viết.
- Lưu ý cách trình bày, quy tắc viết hoa.
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của HS.
* Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Yêu cầu 2 HS nhắc lại qui tắc chính tả.
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về nhà viết lại .- Nhận xét tiết học.
- Nhắc lại: Thương ông.
- Lắng nghe -1 học sinh đọc lại.
- HS nêu:
- HSTL.
- HSTL.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nhìn bảng chép bài.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Soát lỗi ung bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Lắng nghe và thực hiện.
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 13 Lop 2_12192352.doc