Giáo án Khối 2 - Tuần 19

Tiết 1+2: Tập đọc

CHUYỆN BỐN MÙA

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 - Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. ( trả lời được CH 1, 2, 4). HS có năng khiếu trả lời được CH3

 *GDBVMT ( Khai thác trực tiếp): Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đếu có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ năng giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 1: Tìm x
a. x + 17 = 45 b. x - 26 = 34
- Yêu cầu hs nêu cách tìm x trong 2 phép tính trên.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài
a. x + 17 = 45 b. x - 26 = 34
 x = 45 - 17 x = 34 + 26
 x = 28 x = 60
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
- 1 em đọc yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài vào bảng con
- H/S làm 3 phép tính đầu
Bài 4: Nêu yêu cầu của bài
- Nêu dạng toán, cách giải.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải
Thùng sơn cân nặng số ki- lô- gam là :
50 - 28 = 22 ( kg )
 Đáp số : 22 kg
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh 
Tiết 6: Toán (ôn)
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố về giải các bài toán bằng một phép cộng hoặc trừ, trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
* Cho HS làm và chữa các bài tập sau:
 Bài 1: Một cửa hàng buổi sáng bán được 58 lít dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 19 lít dầu. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu?
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán là:
58 + 19 = 77 ( l )
Đáp số: 77 lít dầu
Bài 2: Bình cân nặng 32 kg, An nhẹ hơn Bình 5 kg. Hỏi An cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam?
Bài giải
An cân nặng là:
 32 - 5 = 27 ( kg )
 Đáp số: 27 kg
Bài 3: Mỹ hái được 24 quả cam, Hoa hái được 28 quả cam. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu quả cam?
Bài giải
Hai bạn hái được số cam là:
24 + 28 = 52 ( quả )
 Đáp số: 52 quả cam
* Nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và dặn dò.
Tiết 7 : Tiếng việt (ôn )
LUYỆN VIẾT: CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh viết được đoạn trong bài '' Chuyện bốn mùa .''
 - Rèn cho các em kỹ năng viết đúng độ cao, khoảng cách các con chữ ,đều và đẹp, viết đúng chính tả.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi viết .
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên nhận xét .
2. Bài viết:
a. Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học 
b.Viét bài. 
 - Giáo viên đọc bài viết .
 - Giáo viên nêu yêu cầu
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết
 + GV quan sát uốn nắn giúp đỡ học sinh
 + GV đọc từng tiếng cho học sinh viết chậm viết bài.
 - Soát lỗi.
 + Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi
 - Nhận xét, chữa bài
 + GVnhận xét 4- 5 bài
 - Trả bài nhận xét
 + Khen những học sinh có tiến bộ .
 + Nhắc nhở học sinh viết xấu cần rèn luyện thêm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
Thứ tư ngày 10 tháng 01 năm 2018
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội
Bài 19 : ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU.
 - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
 - Nhận biết được một số biển báo giao thông.
 II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.
 - Kỹ năng kiên định: từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.
 - KN ra quyết định : Nên và 0 nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông.
 - Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.
- SGK, xem trước bài.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khởi động.
2. Bài cũ: Giữ gìn trường học sạch đẹp.
+ Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
+ Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
a. Khám phá 
- Giới thiệu bài – ghi tựa : 
b. Kết nối
v Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông
 * ĐDDH: Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41.
Bước 1:
Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Bức tranh thứ 3 vẽ gì?
Bức tranh thứ 4 vẽ gì?
Bức tranh thứ 5 vẽ gì?
Bước 2:
- Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 3:
- Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
v Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông. ĐDDH: Tranh. 
Làm việc theo cặp.
Bước 1:
- Treo ảnh trang 40 H1, H2
- HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?
+Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào?
+Bức ảnh 2: Hình gì?
+Phương tiện nào đi trên đường sắt?
Mở rộng:
+ Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.
+ Phương tiện đi trên đường không?
+ Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết?
- Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
- Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô,  Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy Đường hàng không dành cho máy bay.
v Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông. ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
- Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
- Yêu cầu HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:
+ Biển báo này có hình gì? Màu gì?
+ Loại biển báo nào thường có màu xanh?
+ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?
Bước 2: Liên hệ thực tế:
+ Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
+ Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
- Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
c. thưc hành
Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh
- GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau).
- HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng.
- Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS nhắc lại
- Quan sát kĩ 5 bức tranh.
- Trả lời câu hỏi:
- Cảnh bầu trời trong xanh.
- Vẽ 1 con sông.
- Vẽ biển.
- Vẽ đường ray.
- Một ngã tư đường phố.
- Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
- Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
- HS lắng nghe.
- Quan sát ảnh.
- Trả lời câu hỏi.
- Ô tô.
- Đường bộ.
- Hình đường sắt.
- Tàu hỏa.
- Trao đổi theo cặp.
- Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, đi bộ, xích lô, 
- Máy bay, dù (nhảy dù), tên lửa, tàu vũ trụ.
- Tàu ngầm, tàu thủy, thuyền thúng, thuyền có mui, thuyền không mui, 
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời.
- HS tự liên hệ thực tế trả lời
- HS thứ nhất ở tổ 1 nói tên phương tiện giao thông. HS thứ nhất ở tổ 2 nói tên đường giao thông và ngược lại. HS đứng thứ 2 ở tổ 2 nói trước và HS ở tổ 1 nói sau cho phù hợp. GV cũng có thể cho HS giơ hình vẽ các loại biển báo giới thiệu trong SGK và yêu cầu HS nói tên các loại biển báo đó.
Tiết 2: Toán
THỪA SỐ – TÍCH
I. MỤC TIÊU 
 - Biết thừa số, tích.
 - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. 
 - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 - Các BT cần làm: BT1 (b, c), BT2 (b), BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Viết sẵn một số tổng, tích trong các bài tập 1, lên bảng. Các tấm bìa ghi sẵn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ 
- Chuyển thành phép nhân
 4 + 4 = 6 + 6 = 
 3 + 3 + 3 = 5 + 5 + 5 + 5 =
- Nhận xét HS.
B. Bài mới 
1. Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
- GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng.
 gọi HS đọc: Hai nhân năm bằng mười. 
- GV nêu: Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười, (chỉ vào 2) gọi là thừa số ( gắn tấm bìa “thừa số” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới, 5 cũng gọi là thừa số (làm tương tự như với 2), 10 gọi là tích (gắn tấm bìa 
“ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK ) .
 - Chỉ vào từng số 2, 5, 10.
- Gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính 
- Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 
10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có : 
Thừa số thừa số 
 2 x 5 = 10 
 Tích Tích 
2. Thực hành.
Bài 1 (b,c):
- GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng
- GV viết lên bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = , cho HS đọc rồi viết thành tích (3 được lấy 5 lần nên viết 3 x 5 sau dấu =) . 
- GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 ; - (Phần a , b , c làm tương tự) 
Bài 2 (b): GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 
6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 
Bài 3: - Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài . 
- Nhận xét – Tuyên dương.
C. Củng cố – Dặn dò 
- GV tổng kết bài, giaos dục học sinh.
- Chuẩn bị: Bảng nhân 2.
- Nhận xét tiết học.
- 
- 2 Học sinh thực hiện. 
- Nhận xét. 
- Học sinh quan sát. Học sinh đọc. 
- Học sinh nêu
2: Thừa số 
5: Thừa số 
10: Tích
- HS tự tính tích 3 x 5. Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 
- HS làm bài. Sửa bài 
- HS đọc yêu cầu. 
 - HS làm bài. 
b) 5 x 2 =5+5 = 10 vậy 5 x 2 = 10 2 x 5 = 2+2+2+2+2 = 10 vậy 2x5=10
- Chia 2 dãy thi đua.
b) 4 x 3 = 12, c) 10 x 2 = 20 ...
- HS nghe.
Tiết 3: Tập đọc
THƯ TRUNG THU
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
 - Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bac Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam ( trả lời được các CH và học thuộc đoạn thơ trong bài)
* GDTGĐĐ HCM (bộ phận): Giúp HS hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của BH với TN và của NT với BH. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
*GDKNS: KN Tự nhận thức, KN lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ: Chuyện bốn mùa 
- GV kiểm tra 2 HS 
- GV nhận xét.
B. Bài mới 
1. Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài văn:
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. - Luyện đọc từ khó
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV có thể chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
? Em hiểu hòa bình là gì?
? Đăt câu có từ ngoan ngoan
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài)
- GV nxét, bình chọn.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? 
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? 
- GV giới thiệu tranh Bác Hồ với thiếu nhi 
- Bác khuyên các em làm những điều gì? 
+ Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào?
- GV kết luận, giaos dục học sinh.
3. Học thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng lời thơ theo các phương pháp đã nêu trong học kì I. 
*GDKNS: Em đã làm được gì để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác?
4. Củng cố – Dặn dò 
- HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục HTL.
- HS đọc và TLCH.
- HS nxét.
- HS nghe.
- HS đọc.
- HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ.
- Luyện đọc cá nhân, đọc đồng thanh
- HS đọc từng đoạn.
-“Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh./
- HS đọc lại từ
- HS trả lời
- HS đọc trong nhóm.
- HS thi đua đọc giữa các nhóm.
- HS nhận xét, bình chọn
Thảo luận nhóm
- Bác nhớ tới các cháu nhi đồng.
- HS trả lời
- HS quan sát
- Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến và giữ gìn hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác
- “Hôn các cháu/ Hồ Chí Minh”
- HS học thuộc lòng
- HS thi đua cá nhân.
- Trình bày ý kiến cá nhân
- 1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu.
Tiết 4: Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
I. MỤC TIÊU
 - Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2) 
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3) 
 - HS năng khiếu làm được hết các BT. 
 - Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ : Ôn tập học kì I.
B. Bài mới 
Bài tập 1.
- GV hd HS làm bài
- Sau ý kiến của mỗi em, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên tháng trên bảng lớp theo 4 cột dọc.
Tháng giêng Tháng 4 Tháng 7 Tháng 10
Tháng 2 Tháng 5 Tháng 8 Tháng 11
Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12
*Chú ý: Không gọi tháng giêng là tháng 1 vì tháng 1 là tháng 11 âm lịch. Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng 12 còn gọi là tháng chạp. GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng.
- GV che bảng, HS đọc lại.
- GV nhận xét, sửa bài
Bài tập 2:
- GV nhắc HS: Mỗi ý a, b, c, d, e nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất.
- GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết nội dung bài tập cho 3, 4 HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả lời.
- GV khuyến khích HS trả lời chính xác, theo nhiều cách khác nhau.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Gv tổng kết bài, HS liên hệ thực tế.
- Chuẩn bị: từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu các bài đã học.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập.
- Đại diện các nhóm nói trước lớp tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. 
- Đại diện các nhóm nói trước lớp tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm, lần lượt đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
- 1,2 HS nhìn bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa.
- HS xung phong nói lại.
- 1 HS đọc thành tiếng bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên giấy khổ to dán kết qủa lên bảng lớp
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS 1: Khi nào HS được nghỉ hè?
- HS2: Đầu tháng sáu, HS được nghỉ hè.
- HS nghe.
Thứ năm ngày 11 tháng 01 năm 2018
Tiết 1: Thể dục
Bài 37: TRÒ CHƠI:“BỊT MẮT BẮT DÊ
VÀ NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn 2 trò chơi : Bịt mắt bắt dê và Nhanh lên bạn ơi. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 - Địa điểm: Sân trường. 1 còi, dụng cụ trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp lên lớp
A. Mở đầu: (5’)
- GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động
- Tập bài TD phát triển chung
- Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
- Kiểm tra bài cũ : 4 HS
- Nhận xét
B. Cơ bản: { 24’}
a.Trò chơi : Bịt mắt bắt dê.
- G.viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét
b.Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi
- G.viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét
C. Kết thúc: (6’)
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Thả lỏng :Cúi người nhảy thả lỏng
- Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà ôn 8 động tác TD đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tiết 2: Toán
BẢNG NHÂN 2
I. MỤC TIÊU: 
 - Lập được bảng nhân 2.
 - Nhớ được bảng nhân 2
 - Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2)
 - Biết đếm thêm 2.
 - Các BT cần làm: BT1, BT2, BT3. 
II. CHUẨN BỊ: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ: Thừa số – Tích.
- Ghi bảng: 2 x 1 = 2
- Yêu cầu HS nêu thành phần của từng số trong phép tính 
- Nhận xét HS.
B. Bài mới 
1. Lập bảng nhân 2 
- GV giới thiệu các tấm bìa viết: 2 x 1 = 2 ( đọc là Hai nhân một bằng hai ) 
- Viết 2 x 1 = 2 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp 2 x 2 = 4; 2 x 3 = 6... thành bảng nhân 2 . 
- GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần , và viết 
2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4 rồi viết tiếp 2 x 2 = 4 ngay dưới 2 x 1 = 2 
- Cho HS đọc : 2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4 
- Tương tự 2 x 2 = 4. GV hướng dẫn lập tiếp 
2 x 3 = 6  ; 2 x 10 = 20 
2. Học thuộc lòng bảng nhân 2
3. Thực hành 
 Bài 1: Tính nhẩm
- GV cho HS đố nhau nêu kết quả
- GV nxét, sửa
Bài 2: Y/c HS làm vở
- GV hướng dẫn tóm tắt và làm bài vào vở
- Nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: 
- GV cho HS điền số thích hợp vào ô trống để có 2 , 4 , 6 ,8, 10 , 12 ,14 , 16 , 18 , 20 .
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc lại bảng nhân 2
- Chuẩn bị: Luyện tập. 
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện. 
- Bạn nhận xét.
- HS đọc: Hai nhân một bằng hai.
- HS đọc hai nhân hai bằng bốn 
- HS đọc.
 2 x 1 = 2 2 x 6 = 12
 2 x 2 = 4 2 x 7 = 14
 2 x 3 = 6 2 x 8 = 16
 2 x 4 = 8 2 x 9 = 18
 2 x 5 = 10 2 x 10 = 20
- HS đọc thuộc lòng bảng nhân
- HS nêu miệng
2 x 2 = 4 2 x 8 = 16
2 x 4 = 8 2 x 10 = 20....
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- 1 em làm trên bảng
- Nhận xét chữa bài.
 Bài giải
 6 con gà có số chân là
 2 x 6 = 12(chân)
 Đáp số: 12 chân
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bài điền số vào ô trống
- HS đọc dãy số từ 2 đến 20 
- HS đọc bảng nhân 2
Tiết 3:Tập viết
CHỮ HOA: P
I. MỤC TIÊU: 
 - Viết đúng chữ hoa P ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng : Phong ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn ( 3 lần).
 - Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: Chữ mẫu P. 
 - Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài cũ 
- Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: Ô , Ơ
- Viết: Ơn sâu nghĩa nặng. 
- GV nhận xét bài viết của hs.
B. Bài mới 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ P
- Chữ P cao mấy li? 
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ P và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết: 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Quan sát và nhận xét:
- GV viết mẫu chữ: Phong lưu ý nối nét Ph và ong.
2. HS viết bảng con
* Viết: : Phong 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết còn chậm.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò 
- GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- Chuẩn bị: Chữ hoa Q 
- GV nhận xét tiết học
- HS viết bảng con.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu ứng dụng
- HS viết bảng con
- Vở Tập viết
- HS viết vở
- HS nghe.
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
- HS nhận xét tiết học.
Tiết 4: Thủ công
CẮT TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Học sinh gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
 2. Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
 3. GD h/s có hứng thú làm thiếp chúc mừng để dùng.
II. ĐỒ DÙNG:
 - GV: Bài mẫu, quy trình gấp.
 - HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, thước.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài: 
b. Hướng dẫn quan sát nhận xét:
- GT bài mẫu.
- YC hs quan sát nêu nhận xét mẫu.
Hỏi: Thiếp chúc mừng có hình gì.
Hỏi: Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngàygì.
Hỏi: Hãy kể tên những loại thiếp chúc mừng mà em biết 
- Thiếp chúc mừng giử tới người nhận bao giờ cũng đặt trong phong bì. Thiếp chúc mừng được ghi những lời chúc tốt đẹp. 
c. Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Gấp, cắt cắt thiếp chúc mừng.
- Gấp, cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công, HCN có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có chiều dìa 15 ô, kích thước 10 ô.
* Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau.
+ Thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, mai hoặc con vật tượng trưng của năm đó, như: con gà, chó, ngựa,
+ Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí những bông hoa.
- Để trang trí thiếp có thể vẽ hình hoặc cắt, dán, xé dán lên mặt ngoài của thiếp và lời chúc mừng bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. 
 d. Cho HS thực hành gấp, cắt, hình trên giấy nháp.
- Quan sát giúp những em còn lúng túng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Để gấp, cắt được thiếp chúc mừng ta cần thực hiện qua những bước nào.
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Nhắc lại.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Có hình chữ nhật.
- Trang trí bông hoa và ghi nội dung chúc mừng ngày 20 – 11.
- Thiếp chúc mừng năm mới, sinh nhật, 8 – 3, 20 – 11,
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Nhắc lại các bước gấp.
- Thực hành gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng.
Tiết 5: Thể dục: 
Bài 38: TRÒ CHƠI:“BỊT MẮT BẮT DÊ 
VÀ NHÓM BA NHÓM BẨY”
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn 2 trò chơi : Bịt mắt bắt dê và Nhóm 3 nhóm 7. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường. 1 còi, dụng cụ trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp lên lớp
A. Mở đầu: (5’)
- GV Nhận lớp phổ biến nội dung y

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 19 Lop 2_12259989.doc