Giáo án Khối 4 - Tuần 19

THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kĩ năng :

 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

HS: Vở bài tập Toán 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(1'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học

HĐ3(37'): Hướng dẫn luyện tập.

 Bài 1 : YC 1 HS đọc thầm đề bài, HS tự làm bài. 3 HS TB lên bảng làm .

 -Y/C HS làm trên bảng nêu cách đổi đơn vị đo của mình .

 - Dưới lớp HS K, G nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng.

 +KL : Củng cố kiến thức đổi đơn vị đo diện tích .

 Bài 2 :

- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.

TC lớp NX. GV chốt kết quả đúng.

 Bài 3 : GV treo bảng phụ, YC 1HS đọc thầm yêu cầu bài 3

 - HS tự làm bài, sau đó YC HS K hoặc G trình bày lời giải .

 -HS khác nhận xét GV nhận xét và kết luận .

Bài 4 : Tiến hành tương tự

 Bài 5: - GV treo bảng phụ đã vẽ biểu đồ lên bảng.

 - Gọi 1 HSđọc biểu đồ, cả lớp theo dõi .

 

doc 7 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều thứ 3 ngày 5 tháng 1 năm 2016
THỰC HÀNH TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kĩ năng :
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
HS: Vở bài tập Toán 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(1'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
HĐ3(37'): Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1 : YC 1 HS đọc thầm đề bài, HS tự làm bài. 3 HS TB lên bảng làm .
 -Y/C HS làm trên bảng nêu cách đổi đơn vị đo của mình .
 - Dưới lớp HS K, G nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng.
 +KL : Củng cố kiến thức đổi đơn vị đo diện tích .
 Bài 2 :
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
TC lớp NX. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3 : GV treo bảng phụ, YC 1HS đọc thầm yêu cầu bài 3
 - HS tự làm bài, sau đó YC HS K hoặc G trình bày lời giải .
 -HS khác nhận xét GV nhận xét và kết luận .
Bài 4 : Tiến hành tương tự
 Bài 5: - GV treo bảng phụ đã vẽ biểu đồ lên bảng.
 - Gọi 1 HSđọc biểu đồ, cả lớp theo dõi .
 - Biểu đồ thể hiện gì ? Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố ?
 - HS tự trả lời 2 câu hỏi của bài vào vở bài tập .
 - Câu a, HS trả lời, Câu b HS K, G trả lời.
 +KL:Củng cố kiến thức xử lí thông tin trên biểu đồ.
HĐ4(2'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
 I. MỤC TIÊU :
 - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể ai làm gì?
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1, mục III); Biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
HS : Vở bài tập Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
HĐ2(12'): Hình thành kiến thức mới về :Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì ?
 a)Phần nhận xét 
 1HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm đoạn văn, HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi vào vở.
 HS trả lời miệng câu hỏi 3, 4 cả lớp và GVnhận xét, GVchốt lời giải.
HĐ3(23'): Luyện tập .
 a) Bài tập 1:
 LK: Củng cố kĩ năng xác định câu kể ai làm gì? Kĩ năng xác định CN.
 b) Bài 2: 1HS đọc TT yêu cầu bài tập 2. Mỗi HS tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ 
 - Từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
 - HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt. Cả lớp và GVnhận xét. 
KL:Củng cố kiến thức đặt câu. 
 c) Bài tập 3: 1 HS đọc YC bài tập 3 cả lớp theo dõi.
 - YC HS quan sát tranh minh họa bài tập .
 - Gọi 1 HS K hoặc G làm mẫu: Nói 2-3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh. Cả lớp suy nghĩ làm việc cá nhân.
 -HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn.Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò : - YC 1HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ
 - GV nhận xét chung tiết học 
THỂ DỤC
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬY THẤP
TC: THĂNG BẰNG
I. MỤC TIÊU:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật. Thực hiện ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi "Thăng bằng". Yêu cầu hs biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện.Dọn vệ sinh sân tập.
III. Nội dung và phương pháp.
HĐ1(8') Phần mở đầu:
Gv: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Hs: Chạy chậm thành một hàng dọc theo nhịp hô của gv xung quanh sân tập.
Hs: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Khởi động các khớp.
HĐ2(20') Phần cơ bản:
a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng: 12 - 14 phút.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay sau.
Cán sự lớp điều khiển lớp tập, mỗi động tác 2 - 3 lần.
Gv: Theo dõi, sửa sai và nhắc nhở hs tập luyện.
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
Gv: Nhắc lại cách thực hiện - Cho hs ôn lại cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
Hs: thực hiện theo đội hình 2 hàng dọc (em nọ cách em kia 2m).
b) Trò chơi vận động: 5 - 6 phút.
Trò chơi "Thăng bằng".
Gv: Nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
Hs: Chơi thử 1 - 2 lần. Sau đó chơi chính thức có thi đua giữa các tổ.
Gv: Tuyên dương tổ chơi xuất sắc.
HĐ3(7') Phần kết thúc: GV cùng HS hệ thống lại bài học.
Hs: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Gv: Cùng hs hệ thống bài.
Gv: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
THỰC HÀNH :TẬP LÀM VĂN
ÔN : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN 
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I-MỤC TIÊU:
- Nắm vững hai cách mở bài (gián tiếp, trực tiếp) trong bài văn tả đồ vật(BT1).
- Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học(BT2).
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: Trong bài văn miêu tả đồ vật có mấy cách mở bài ?
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS luyện tập 
2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập (cả lớp đọc thầm )
 HS thảo luận nhóm đôi tìm điểm giống nhau và điểm khác nhau của các đoạn mở bài.
KL:Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp.
 Điểm khác nhau: Đoạn a,b (mở bài trực tiếp):giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
 Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
1 HS TB nhắc lại.
KL:Củng cố kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Bài 2: 1 HS đọc thông tin yêu cầu của bài tập ( cả lớp đọc thầm )
 -GV nhắc HS: bài này YC các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn.
 -HS làm cá nhân vào vở bài tập. HS tiếp nối nhau đọc bài viết ( mỗi HS đọc cả 2 kiểu mở bài )
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học .
 YC những HS viết bài chưa đạt tiếp tục hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết lại vào vở.
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
 - HS khá giỏi: Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1 - GV: SGK, SGV, sưu tầm tranh Dân gian Việt Nam
 2 - HS: SGK, tranh Dân gian Việt Nam nếu có
III. CÁC HĐ DẠY- HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ2(5'): Giới thiệu vài nét về nội dung và xuất sứ của tranh Dân gian Việt nam
 - GV giới thiệu, học sinh cả lớp quan sát lắng nghe
HĐ3(20'): Xem tranh Lí ngư vọng nguyệt ( HàngTrống) và Cá chép ( Đông hồ) 
 - YC HS quan sát SGK.
 - GV đặt câu hỏi về hình ảnh, Màu sắc và nội dung thể hiện. 
 +Học sinh K - G nhận xét, học sinh TB,Y nhắc lại( hình ảnh cá chép, đàn cá con,ông trăng, rong rêu và hoa sen. Hình ảnh chính là cá chép....)
- GV bổ sung và tổng hợp ý kiến
HĐ4(5'): Nhận xét đánh giá (4phút) 
 - HS Giỏi nêu cảm nhận bài học.
 - GV nhận xét chung tiết học
 - Khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực, phát biểu ý kiến xây dựng bài
HĐ5(3'): Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
Bài 14 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I.MỤC TIÊU:
 - HS biết một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 - Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Sưu tầm tranh, ảnh một số loại rau, hoa.
 - Tranh minh họa lợi ích trồng rau, hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(5'): Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vật dụng
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(17'): làm việc cá nhân
 *Mục tiêu:Huớng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau,hoa
 *Cách tiến hành:
 - Gv treo tranh ( h.1/sgk) và hướng dẫn hs quan sát .
 - yêu cầu hs trả lời:
 + Nêu lợi ích của việc trồng rau ?
 + Gia đình em thường dùng những loại rau nào làm thức ăn?
 + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
 +Rau còn được sử dụnh để làm gì?
 - Gv hướng dẫn hs quan sát hình2/sgk và đặt câu hỏi tương tự như trên đẻ hs nssu tác dụng và lợi ích của việc trồng rau.
 - Gv nhận xét và kết luận câu trả lời của hs
*Kết luận: ghi nhớ sgk/45
HĐ4(18'): làm việc cá nhân
 *Mục tiêu:Hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
 *Cách tiến hành:
 - Hỏi: nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
 - Gv nhận xét và bổ sung
 -Gv liên hệ nhệm vụ của hs phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng,cham sóc rau, hoa.
*Kết luận:
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Chuẩn bị bài sau:đọc trước bài tiếp theo và chuẩn bị dụng cụ như sgk
THỰC HÀNH TOÁN:
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Củng cố cách tính chu vi hình bình hành .
 -Vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
2 - Bài mới : Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài
 *HĐ1: Hướng dẫn luyện tập 
 a) Bài 1: Củng cố k/n tính và so sánh diện tích các hình đã học
-HS nêu y/c sau đó tính và so sánh diện tích các hình rồi khoanh vào chữ trước tên hình có diện tích lớn nhất. HS nêu kết quả. GV nhận xét.
 +Bài 2: Củng cố k/n tính diện tích hình bình hành
-Hs nêu y/c và làm bài vào vở bài tập
+KL:Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành .
 c) Bài 3: HS nêu y/c và làm bài. GV treo bảng phụ, 1 số em lên bảng làm bài,nxét.
 +Bài 4: 1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
 -1HS K - G lên bảng làm , HS cả lớp làm vào vở ( GV giúp đỡ HS yếu )
+KL: Củng cố cách tính diện tích hình bình hành
3 - Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học 
 Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009
TOÁN: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I - Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách tính diện tích của hình bình hành.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1 - GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong sgk.
 2 - HS: Giấy kẻ ô - vuông, thước kẻ, ê-ke và kéo.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 - Bài cũ : 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:Hình bình hành có đặc điểm gì?
2 - Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1 : Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
 - GVvẽ trên bảng hình bình hànhABCD; vẽ AH vuông góc vớiDC và giới thiệuDC là đáy của hình bình hành; độ dài AHlà chiều cao của hình bình hành.
+Hãy tính diện tích hình bình hành ABCDđã cho.
 - GV YC HS kẻ đường caoAH của hình bình hành sau đó cắt phần tam giácADH và ghép lại như hình vẽ trong sgk để được hình chữ nhậtABIH
 - YC HS nhận xét diện tích hình chữ nhật và hình bình hành vừa tạo thành 
 - HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình 
 - HS giỏi rút ra công thức tính diện tích hình bình hành. HS TB nhắc lại.
S= a x h
*HĐ2: Luyện tập,Thực hành .
 a) Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS tự làm bài.( GVgiúp HS yếu)
 - 3 HS báo cáo KQ của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
KL: Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành 
b) Bài3a: HS đọc YC của bài trước lớp ( cả lớp đọc thầm) 
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập ( GV giúp đỡ HS yếu)
3 - Củng cố, dặn dò .
- 1HS nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành.
- Nhận xét chung tiết học, dặn về nhà làm bài tập trong vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tuần 19.doc