Giáo án Khối 4 - Tuần 22

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI

I.MỤC TIÊU: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây(BT1).

- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định(BT2).

- Yêu quý cây cối, bảo vệ và trồng thêm cây cối để cải thiện môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: -Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1d, c,e.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5'): Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị quan sát của HS.

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.

HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập:

 a) Bài1:

 - 2HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng YC bài tập, cả lớp đọc thầm.

 - HS hoạt động nhóm 4, trao đổi thực hiện yc bài tập.

 - Đại diện nhóm trình bày kq, GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có kq đúng (a) trình tự quan sát: Sầu riêng :Tả từng bộ phận của cây ; Bãi ngô: tả theo từng thời kì phát triển của cây; cây gạo : tả theo từng thời kì phát triển của cây .)

 - GVtreo bảng phụ giải thích cho hs hiểu kĩ về trình tự qs, cách kết hợp các giác quan khi qs.

 + Bài văn nào cho ta thấy qs từng bộ phận của cây để tả ? (hs trả lời :.bài sầu riêng )

 + Bài bãi ngô, cây gạo tác giả qs theo trình tự nào ?

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây(BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định(BT2).
- Yêu quý cây cối, bảo vệ và trồng thêm cây cối để cải thiện môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 GV: -Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 1d, c,e...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị quan sát của HS. 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập: 
 a) Bài1:
 - 2HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng YC bài tập, cả lớp đọc thầm. 
 - HS hoạt động nhóm 4, trao đổi thực hiện yc bài tập. 
 - Đại diện nhóm trình bày kq, GV cùng HS nhận xét, bổ sung để có kq đúng (a) trình tự quan sát: Sầu riêng :Tả từng bộ phận của cây ; Bãi ngô: tả theo từng thời kì phát triển của cây; cây gạo : tả theo từng thời kì phát triển của cây ....)
 - GVtreo bảng phụ giải thích cho hs hiểu kĩ về trình tự qs, cách kết hợp các giác quan khi qs.
 + Bài văn nào cho ta thấy qs từng bộ phận của cây để tả ? (hs trả lời :....bài sầu riêng )
 + Bài bãi ngô, cây gạo tác giả qs theo trình tự nào ?
KL: Khi qs một cái cây để tả, ta có thể qs từng bộ phận cảu cây, hoặc qs từng thời kì phát triển của cây. Tác giả qs bằng những giác quan: mắt, tai ....
 - 2hs nhắc lại kl.
 - YC HS tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa?( mỗi hs chỉ nói về 1 bài .)
 - Cả lớp và gv nhận xét. GV kl ý đúng.
 - Theo em trong bài văn miêu tả dùng các hình ảnh so sánh và nhân hóa có tác dụng gì ? (hs trả lời )
 - Theo em miêu tả một loài cây có điểm gì giống và khác với miêu tả một cái cây cụ thể ?( hs : giống:...đều phải qs kĩ và sử dụng mọi giác quan; khác: tả một cái cây cụ thể phải chú ý đặc điểm riêng của cây đó ....)
 b) Bài 2: 2 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng yc bài tập, cả lớp đọc thầm. hs tự làm bài 
 - GV hướng dẫn hs cách làm.
 - 5 hs đọc bài làm của mình, hs nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV nhận xét, chữa những hình ảnh chưa đúng cho từng HS
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. 
 - Dặn hs lập dàn ý chi tiết miêu tả một cái cây cụ thể và qs thật kĩ một bộ phận của cây.
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2016
TOÁN
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ
I.MỤC TIÊU: - Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.
 - Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: 2 băng giấy biểu thị phân số và phân số 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1 HS lên bảng nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(12'): Hướng dẫn so sánh hai phân số khác mẫu số:
 - GV đưa ra 2 phân số và và hỏi : ? em có nhận xét gì về MS của hai phân số này ?
 - Hãy suy nghĩ để tìm cách so sánh hai phân số này với nhau ? (hs: có 2 cách ...)
 - GV hướng dẫn hs thực hiện 2 cách so sánh, như đã nêu trong sgk. 
 - Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào ? ( hs : ...ta có thể QĐMS hai phân số đó rồi so sánh các tử số của phân số mới)
KL: như sgk . (2 HS nhắc lại kl)
HĐ4(18'): Luyện tập:
a) Bài 1: Luyện k/n so sánh hai phân số khác mẫu số.
 - YC HS đọc thầm yc của bài và bài mẫu.
 - Bài 1 YC chúng ta làm gì ? 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
b) Bài 2a: Củng cố k/n rút gọn và so sánh phân số. 
 - Bài 2 YC chúng ta làm gì ? 
 - YC HS làm bài, 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 - Cả lớp và GV nhận xét .
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP
(Phương thức tích hợp giáo dụcBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I.MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ gữ nói về vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học(BT1,2,3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (BT4).
- Giáo dục HS biết yêu và qúi trọng cái đẹp trong cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giấy khổ to và bút dạ, bảng phụ viết sẵn BT4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1HS lên bảng đặt câu theo kiểu câu ai thế nào? và tìm CN,VN trong câu đó. 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập: 
 a) Bài 1: 1 hs đọc TT YC và ND bài tập. 
 - HS hoạt động nhóm 4, tìm các từ ngữ theo yêu cầu.
 - YC các nhóm viết từ tìm được vào giấy nháp, 2 nhóm viết vào giấy khổ to .
 - Đại diện nhóm làm giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và đọc các từ tìm được. 
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
 - GV KL các từ đúng. 2hs đọc lại các từ trên bảng.
b) Bài 2: Củng cố kĩ năng tìm từ.
 - 1 hs đọc thành tiếng yêu và ND bài tập. 
 - HS suy nghĩ, tìm từ cá nhân. 
 - GV tổ chức cho hs thi tìm từ nối tiếp theo tổ (3 tổ
 - Đại điện tổ đọc các từ tổ mình tìm được.
 - Nhận xét các từ đúng (Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật: tươi đẹp, huy hoàng, hừng vĩ, mĩ lệ, ...)
KL: Củng cố kĩ năng tìm từ .
c) Bài 3: Củng cố kĩ năng đặt câu
- 1hs đọc yc, cả lớp đọc thầm.
 - 1 đến 5 hs tiếp nối nhau đặt câu văn mình đặt trước lớp .
 - GV sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho hs.
KL: củng cố kĩ năng đặt câu .
d) Bài 4 : Luyện k/n xác định nghĩa các câu thành ngữ .
 - GV gắn bảng phụ lên bảng, 1 HS đọc yc trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS tự làm bài. 
 -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở, GV giúp đỡ HS TB, yếu)
 - HS và GV nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
 - GV kết luận lời giải đúng, 2 HS đọc thành tiếng các câu hoàn chỉnh.
 - Hỏi hs về nghĩa các câu thành ngữ .
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: HS, GV hệ thống bài. GV nhận xét chung tiết học . 
 - YC HS tiếp tục học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. 
KHOA HỌC
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( TIẾP )
(Mức độ tích hợp giáo dục BVMT: Bộ phận)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể: - Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập; 
 + Một số biện pháp chống tiếng ồn.
 - Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
 - Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn, 
 - Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?
HĐ2(1'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ3(8'): -Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn 
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số loại tiếng ồn .. 
b) Cách tiến hành: HS hđ nhóm4: YC HS quan sát các hình minh họa trong SGK và trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi : - Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
- Nơi em ở còn có có những loại tiếng ồn nào ? (hs ....loa phóng thanh, tiếng ô tô, ...)
- Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do TN hay con người gây ra?(...do con người gây ra)
KL :Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra, (2 hs nhắc lại)
HĐ4(9'): Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống 
a) M ục tiêu : Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
b) Cách tiến hành:
 -YC HS quan sát tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn, trả lời câu hỏi:
 + Tiếng ồn có tác hại gì ? (gây chói tai, nhức đầu ....)
 + Cần có những biện pháp nào để phòng chóng tiếng ồn ? (HS trả lời)
KL: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu ...) (2 HS nhắc lại )
HĐ5(9'): Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn 
a) Mục tiêu : Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
b)Cách tiến hành: - YC HS quan sát, TL nhóm đôi ND sau :
 + Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho người thân và những người xung quanh ? 
 - HS trình bày kq, cả lớp nhận xét, góp ý. - GV kết luận lời giải đúng. 
KL: Những việc nên làm : trồng nhiều cây xanh, ...
 - Những việc không nên làm: Nói to, cười đùa ở nơi cần yên tĩnh,...)
 - Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì?
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Liên hệ. Dặn dò.
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2016
CHÍNH TẢ
TUẦN 22
I.MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích.
 - Làm đúng BT3(Kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh), hoặc BT(2)a/b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng lớp viết sẵn các dòng thơ của BT 1 b, 3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 2 hs lên bảng viết các từ : ra vào, gia đình, rao vặt ...
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(23'): Hướng dẫn h/s viết chính tả: 
 a) trao đổi về nội dung đoạn thơ: 
 - 2 HS đọc thành tiếng đoạn văn trong SGK.
 ?Đoạn văn miêu tả gì? (hs: ...miêu tả hoa sầu riêng )
 ?Những từ ngữ nào cho ta biết hoa sầu riêng rất đặc sắc ?
b) Hướng dẫn viết từ khó: 
 - YC HS tìm viết các từ khó dễ lẫn .
 - YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c)Viết chính tả: HS nghe- viết chính tả. 
 - GV đọc bài cho HS viết theo qui định .
 - GVthu 7 bài chấm, HS còn lại đổi chéo vở soát lỗi.
- g/v nêu nhận xét chung. 
HĐ4(7’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
a)Bài tập 2b 
 - YC 1 HS đọc thành tiếng YC và ND trong SGK
 - HS tự làm bài, 1 HS K lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.
 - Đoạn thơ cho ta biết điều gì ? ( ...sự tài hoa của các nghệ nhân vẽ hoa văn trên đồ sành sứ. 
 - Hồ Tây là cảnh đẹp ở đâu ? (hs : ..là cảnh đẹp ở thủ đô Hà Nội )
b) Bài 3: 
 - 1 HS đọc thành tiếng yc trong sgk. GV chia lớp thành 3 nhóm. 
 - GV dán tờ phiếu ghi BT lên bảng, 3 nhóm thi làm bài tiếp sức.
 - Đại diện nhóm đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh, các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
GV kết luận lời giải đúng. 
HĐ5(3'): Củng cố – dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Nhắc HS ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Biết so sánh hai phân số.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : 1hs lên bảng so sánh các phân số : và 
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn luyện tập: 
a) Bài 1a,b: Củng cố kĩ năng so sánh các phân số. 
 - Bài 1 YC chúng ta làm gì ? ( ..so sánh hai phân số)
 - HS tự làm, 4 HS lên bảng làm bài, mỗi hs thực hiện so sánh 1 cặp phân số, HS cả lớp làm vào VBT.
 - Cả lớp và gv nhận xét, GV chốt kq đúng.
b) Bài 2a,b: Củng cố kĩ năng so sánh các phân số bằng hai cách. 
 - HS đọc thầm yc của bài.
 - GV hướng dẫn hs cách làm.2 HS K, G lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
 - HS nhận xét bài làm trên bảng, GV kết luận lời giải đúng .
c) Bài3: Luyện k/n so sánh hai phân số cùng tử số.
 - Cả lớp đọc thầm yc bài tập. 
 - Bài tập chúng ta làm gì ? (hs: ...so sánh hai phân số có cùng tử số)
 - GV yêu cầu hS QĐMS rồi so sánh hai phân số. 
 - Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên ? (hs trả lời)
 - So sánh MS của hai phân số này? 
 - Phân số nào là phân số lớn hơn ? (hs trả lời)
 - Khi so sánh hai phân số cùng tử số ta làm thế nào ? (hs trả lời)
KL: Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có MS lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại. (2 HS nhắc lại)
 - HS tự làm bài tập a, b vào vở, HS trình bày miệng kq. GV nhận xét.
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: HS, GV hệ thống kiến thức. Nhận xét chung tiết học. 
 - Dặn hs chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu(BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích(BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh ảnh về một số cây ăn quả, bảng phụ viết sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của tác giả ở từng đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : Quan sát cây cối bằng những giác quan nào? Lấy ví dụ?
 - HS TL miệng, GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập:
a) Bài 1: 2 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi, cả lớp đọc thầm. 
 - HS hoạt động theo bàn, thảo luận theo yêu cầu.
 - YC HS đọc kĩ lại đoạn văn, phân tích để thấy được: Tác giả miêu tả cái gì ?, Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ? lấy VD để minh họa ?
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét kq làm việc của từng nhóm. 
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của mỗi đoạn văn, 2 hs tiếp nối nhau đọc. 
b) Bài 2: 1 HS đọc YC, cả lớp đọc thầm. 
 - YC HS làm việc cá nhân. GV phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây, cả lớp làm vào vở.
 - YC 3 HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và đọc đoạn văn của mình.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi cho hs.
 - 4 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét .
KL : Củng cố kiến thức về miêu tả các bộ phận của cây cối .
HĐ4(3'): Củng cố – dặn dò: HS nhắc lại tên bài. Nhận xét tiết học.
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: 
- HS được đánh giá nhận xét hoạt động của tuần 22.
- Nghe GV phổ biến kế hoạch tuần 23 và biện pháp thực hiện 
- HS biết sưu tầm tranh ảnh về ATGT
- Tham gia VS MT và phòng chống dịch .
II. NỘI DUNG SINH HOẠT : 
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần 22:12’
- Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của tổ mình, của từng cá nhân trong tổ.
- Tổ khác nhận xét, bổ sung.
+ Nề nếp xếp hàng. 
+ Nề nếp thể dục giữa giờ.
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học. 
+ Thân thiện với môi trường. 
 + Nói lời hay, làm việc tốt. 
+ Mặc đồng phục. 
- GV đánh giá, nhận xét, xếp loại.
- Lồng ghép cho HS sinh hoạt Đội, nhận xét nền nếp của chi đội.
HĐ2: Phổ biến kế hoạch tuần 23; 15’
- GV phổ biến kế hoạch tuần 23: Tiếp tục thực hiện các nề nếp 
+ Nền nếp xếp hàng 
+ Nền nếp học bài và làm bài về Nhà 
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học 
+ Thân thiện với môi trường 
 + Nói lời hay, làm việc tốt 
+ mặc đồng phục các ngày 2, 4,6
- GV nêu các biện pháp thực hiện.
 Thường xuyên kiểm tra và tự quản tốt theo tổ, nhóm học tập, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. 
- HS đóng góp ý kiến. GV kết luận chung.
- Duy trì và thực hiện tốt vệ sinh trường - Thực hiện và tham gia chống dịch trong gia đình và nhà trường.
HĐ3: (3’)Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung.
THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT
Bài 19
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp bài thực hành luyện viết: bài 14 
- Học sinh luyện viết đúng mẫu chữ đứng nét thanh nét đậm và luyện viết thêm mẫu chữ nghiêng .
- Giáo dục học sinh ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hs : Vở thực hành luyện viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ 1: (1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
-YC 1 HS đọc bài viết.Cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét .
HĐ 2 : (22 phút) HD HS luyện viết :
a-Trao đổi về nội dung bài viết.
- GV nêu câu hỏi- HS trả lời 
- Tổ chức nhận xét
b-Luyện viết chữ hoa :
- GV cho HS tìm và nêu các chữ cần viết hoa.
- HS viết bảng con. Tổ chức nhận xét.
c-Thực hành luyện viết :
- HS luyện viết theo mẫu chữ đứng
- GV theo dõi, uốn nắn nhở học sinh
- GV chấm bài, nhận xét.
(Nếu còn thời gian cho học sinh luyện viết mẫu chữ nghiêng)
HĐ 5: (2 phút) Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết mẫu chữ nghiêng
THỰC HÀNH TẬP LÀM VĂN:
ÔN : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I.MỤC TIÊU: - Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu; viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBTTV tập 2
Tranh ảnh về một số cây ăn quả, bảng phụ viết sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của tác giả ở từng đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HĐ1(5'): Bài cũ : Quan sát cây cối bằng những giác quan nào? Lấy ví dụ?
 - HS TL miệng, GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 
HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập:
a) Bài 1: 2 hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn lá bàng và cây sồi, cả lớp đọc thầm. 
 - HS hoạt động theo bàn, thảo luận theo yêu cầu.
 - YC HS đọc kĩ lại đoạn văn, phân tích để thấy được: Tác giả miêu tả cái gì ?, Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ? lấy VD để minh họa ?
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét kq làm việc của từng nhóm. 
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn những điểm dáng chú ý trong cách tả của mỗi đoạn văn, 2 hs tiếp nối nhau đọc. 
b) Bài 2: 1 HS đọc YC, cả lớp đọc thầm. 
 - YC HS làm việc cá nhân. GV phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây, cả lớp làm vào vở.
 - YC 3 HS làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng lớp và đọc đoạn văn của mình.
 - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi cho hs.
 - 4 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. Cả lớp và GV nhận xét .
KL : Củng cố kiến thức về miêu tả các bộ phận của cây cối .
HĐ4(3'): Củng cố – dặn dò: HS nhắc lại tên bài. Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo tuần 22.doc